Tại sao đặt vòng lại không có thai

Hiện nay, đặt vòng tránh thai là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất vì có tác dụng ngừa thai rất hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn còn e ngại, thắc mắc đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không? Thấu hiểu được những quan tâm lo lắng của chị em, trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Khi đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không?

Khi sử dụng phương pháp này, chiếc vòng tránh thai sẽ được đặt vào tử cung của chị em với nhiệm vụ không cho trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung và khiến cho quá trình thụ tinh không được diễn ra và ngừa thai hiệu quả.

Phương pháp tránh thai này mang đến hiệu quả cao, không quá nguy hiểm nhưng cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe người phụ nữ. Cụ thể như sau:

Vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai hiệu quả

Trong tuần đầu tiên khi đặt vòng tránh thai, chị em có thể thấy xuất hiện một lượng máu nhỏ tiết ra từ âm đạo [không phải khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt], kèm theo đó là tình trạng đau tức phần bụng dưới, mỏi vùng thắt lưng,… Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì những hiện tượng này sẽ có thể giảm dần, không cần xử lý và có thể tự khỏi.

Một số rất ít trường hợp phụ nữ có biểu hiện da tái xanh, đau đầu, kèm theo tức ngực, có thể nôn hoặc buồn nôn, toát nhiều mồ hôi và hạ huyết áp,… Nguyên nhân có thể do họ quá căng thẳng hoặc chỗ đặt vòng bị kích thích quá mạnh khi cổ tử cung mở rộng.

Vòng tránh thai hình chữ T

Bên cạnh đó, một số trường hợp hiếm gặp khác, sẽ có thể gặp phải một số biểu hiện đặc biệt như lượng kinh quá nhiều, đôi khi kinh nguyệt sẽ thay đổi thất thường, kỳ kinh có thể ngắn hơn bình thường và có thể gây viêm nhiễm âm đạo.

2. Một số lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai có những công dụng không ai có thể phủ nhận, tuy nhiên loại vòng đặc biệt này cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người phụ nữ như đã nói ở phía trên và không phải chị em nào cũng phù hợp với phương pháp này. Chính vì thế, khi sử dụng vòng tránh thai, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Tình trạng đau lưng, đau bụng hoặc ra máu kinh quá nhiều và kéo dài có thể gây ra tình trạng thiếu máu ở phụ nữ.

Trong các trường hợp bị viêm nhiễm đường sinh dục khi mang thai thì tình trạng viêm cũng rất có thể lan rộng và trường hợp xấu nhất là có thể gây chửa ngoài tử cung. Do đó trước khi đặt vòng, chị em cần phải khám phụ khoa để điều trị khỏi hoàn toàn tình trạng viêm nhiễm.

Nếu có những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa chẳng hạn như mùi hôi khó chịu, dịch âm đạo có mùi vàng xanh, âm hộ ngứa ngáy,… trong thời gian đặt vòng thì cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

2.1. Nên đặt vòng tránh thai khi nào

Không phải bất cứ thời điểm nào cũng có thể đặt vòng tránh thai. Chị em cần tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn thời điểm đặt vòng tránh thai phù hợp. Thông thường, vòng tránh thai nên được đặt ngay sau khi sạch kinh, đây được cho là thời điểm hợp lý nhất. Nhưng đối với từng trường hợp cụ thể, chị em cần lưu ý những điều sau đây:

Đối với phụ nữ sau sinh [trường hợp sinh thường], vòng tránh thai nên đặt vào thời điểm 6 tuần sau sinh.

Đối với thai phụ sinh mổ thì thời gian đặt vòng sẽ muộn hơn, có thể khoảng sau hơn 3 tháng. Lý do là sau khi trải qua sinh mổ, tử cung cần thời gian để lành lại và phục hồi bình thường.

Sau khi đặt vòng phụ nữ có thể cảm thấy khó chịu, đau tức vùng bụng dưới

Những phụ nữ sau khi nạo hút thai, nên đợi cho chu kỳ kinh đều đặn trở lại mới cân nhắc đến việc đặt vòng tránh thai.

2.2. Vòng tránh thai không nên đặt đối với ai?

Vòng tránh thai có nhiều ưu điểm nhưng không phải ai cũng phù hợp và dưới đây là những trường hợp không nên sử dụng phương pháp tránh thai này.

  • Trường hợp phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai.

  • Các trường hợp đang mắc hoặc trước đó [khoảng 3 tháng] đã từng mắc một trong những bệnh bệnh lây truyền qua đường tình dục.

  • Bệnh nhân bị viêm vùng chậu.

  • Phụ nữ mắc các bệnh lý ác tính đường sinh dục.

  • Các trường hợp bị dị tật bẩm sinh ở tử cung.

  • Phụ nữ mắc u xơ khiến lòng tử cung bị biến dạng.

  • Trường hợp gặp phải tình trạng xuất huyết đường sinh dục bất thường nhưng chưa được chẩn đoán và điều trị.

  • Trường hợp thiếu máu cấp tính, vừa nạo hút thai hoặc gặp phải những tổn thương nặng chưa lành, chưa kiểm soát được băng huyết.

3. Quy trình đặt vòng tránh thai ra sao

Để vòng tránh thai phát huy được hiệu quả tối đa, chị em cần thực hiện theo đúng quy trình sau:

3.1. Trước khi đặt vòng tránh thai

Mỗi phụ nữ cần tìm hiểu thật kỹ về vòng tránh thai, đặc biệt là ưu nhược điểm của nó, sau đó xem nó có phù hợp với bản thân mình hay không. Có sự tìm hiểu thật kỹ lưỡng rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng.

Thời điểm đặt vòng tránh thai :

- Thường sau sạch kinh 2 - 3 ngày chưa quan hệ tình dục.

- Trường hợp phụ nữ sau sinh chưa có kinh cần đến khám trước khi có quyết định có đặt được vòng hay không.

3.2. Đặt vòng tránh thai

Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra lời khuyên hợp lý cho bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện bước đặt vòng tránh thai như sau:

Vòng được gấp nhỏ lại và đặt vào trong một cái ống có piston bằng chất dẻo rất nhỏ, có đường kính bằng que diêm, đưa vào cổ tử cung của người phụ nữ.

Quá trình đặt sẽ diễn ra chỉ khoảng vài phút. Chị em có thể thấy hơi khó chịu một chút nhưng sau đó hoàn toàn thoải mái và có thể tiếp tục hoạt động bình thường. Vì có thể gặp phải tình trạng chảy máu sau khi đặt vòng nên chị em có thể chuẩn bị trước và sử dụng băng vệ sinh để khắc phục.

Đặt vòng tránh thai có thể gây ra một số tác dụng phụ như tình trạng rong kinh, đau bụng kinh, co thắt tử cung, một số trường hợp có thể bị giảm cân do không phù hợp với vòng tránh thai.

Ưu điểm của vòng tránh thai:

  • Hiệu quả ngừa thai cao và lâu dài

  • Không gây ảnh hưởng đến chuyện chăn gối và sinh hoạt trong cuộc sống

  • Không gây khó chịu

  • Không tốn kém.

  • Nếu muốn có thai trở lại, chị em chỉ cần tới các cơ sở y tế để tháo vòng tránh thai.

  • An toàn tuyệt đối khi cho con bú.

Chị em phụ nữ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện

3.3. Sau khi đặt vòng tránh thai

Sau khi đặt vòng tránh thai, chị em cần chú ý theo dõi cơ thể. Nếu thấy những biểu hiện như sốt cao, đau khi quan hệ, rong kinh, chậm kinh, hay nghi ngờ vòng tuột thì cần đi khám sớm

Nên thường xuyên kiểm tra để đảm bảo vòng tránh thai vẫn được đặt đúng chỗ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không và đưa ra quyết định cho mình. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy gọi đến số 1900565656, chuyên gia sản khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Vòng tránh thai có tác dụng ngăn chạn tinh trùng gặp trứng, đồng thời ngăn không cho trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai. Sử dụng đặt vòng tránh thai mang có những lợi ích không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nhiều chị em lại gặp một số vấn đề sau khi tháo vòng. Một trong số đó là việc khó có thai sau khi tháo vòng. Tại sao lại như thế? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung về vòng tránh thai

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai

Vòng tránh thai [IUD] là một hình thức kiểm soát sinh đẻ hiệu quả lâu dài từ 5 đến 10 năm. Là hình thức tránh thai được khá nhiều chị em tin tưởng áp dụng.

Vòng tránh thai là dụng cụ thường có hình chữ T, được đặt vòng tử cung của nữ giới để ngăn cản quá trình làm tổ của trứng, có hiệu quả tránh thai cao.

Hiện nay, có khá nhiều loại vòng tránh thai khác nhau được sử dụng phổ biến tại cơ sở y tế như: vòng tránh thai chữ T chất đồng, vòng tránh thai nhiều phụ tải có chất đồng, chữ V bằng silastic có chất đồng. Khác với các biện pháp tránh thai khác như: bao cao su hay sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, đặt vòng tránh thai mang đến nhiều ưu điểm cho chị em như:

  • Hiệu quả tránh thai tác dụng tức thì và kéo dài lâu, tỷ lệ thành công cao [lên đến 98%].
  • Không làm giảm khoái cảm khi yêu nên không gây ảnh hưởng tới đời sống quan hệ của các căp đôi.
  • Chi phí khá thấp mà hiệu quả lâu dài [lên đến 5 – 10 năm].
  • Sau khi tháo vòng tránh thai, chị em phụ nữ vẫn có thể có con bình thường.

Những trường hợp nào cần tháo vòng tránh thai

1- Tháo vòng tránh thai khi vòng hết hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng mỗi một vòng tránh thai là nhất định nên việc tháo vòng tránh thai khi hết hạn sử dụng là vô cùng cần thiết. Vì khi hết hạn mà không tháo ra, vòng tránh thai có thể bám chặt vào tử cung hoặc bị gãy gây tình trạng viêm nhiễm, nghiêm trọng hơn, nó có thể bị tuột và trôi đến bất kỳ vị trí nào trong ổ bụng gây nguy hiểm cho chị em.

2- Tháo khi vòng tránh thai gây ra sự cố

Khi thao tác đặt vòng tránh thai không đạt yêu cầu hay do một số tác nhân khiến cho vòng bị tuột, nới lỏng hoặc rơi khỏi vị trí ban đầu trong buồng tử cung thì chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tháo vòng và đặt lại vòng sớm nhất hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai khác theo tư vấn của các bác sĩ.

Nhiều trường hợp chị em có thành tử cung quá mỏng, khi đặt vòng tránh thai có thể gây thủng tử cung, chị em cần tháo vòng ngay trước khi vòng di chuyển đến các vị trí khác trong khoang bụng.

3- Tháo vòng tránh thai khi muốn sinh con

Nếu chị em muốn sinh con mà vòng tránh thai chưa hết hạn, cũng như không có sự cố gì xảy ra, chị em hoàn toàn có thể tháo vòng tránh thai. Khi tháo vòng tránh thai, mọi cơ chế tránh thai sẽ không còn, do đó, chị em có thể mang thai bình thường.

4- Tháo khi đang đặt vòng mà vẫn mang thai

Trong trường hợp này chị em cần nhanh chóng đi tháo vòng tránh thai để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, chị em cần siêu âm xác định chính xác túi thai đang ở đâu bởi nguy cơ mang thai ngoài tử cung là khá cao.

5- Tháo vòng tránh thai khi đã mãn kinh

Nếu chị em đã mãn kinh được hơn nửa năm thì chị em nên tháo vòng tránh thai, bởi khi đã mãn kinh, chị em đã không còn khả năng mang thai. Lúc này, tháo vòng tránh thai để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em.

Ngoài ra, nếu chị em bị một số trường hợp khác như: mắc một số bệnh lý như u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… cũng cần tháo vòng để thuận lợi cho quá trình chị em trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Chưa hết hẳn kinh mà quan hệ liệu có thai không?

Thời điểm có thai sau khi tháo vòng

Trước khi giải đáp thắc mắc tháo tại sao sau khi tháo vòng lại khó có thai, hãy cùng chúng tôi tham khảo một số thông tin về thời điểm chị em nên mang thai sau khi tháo vòng.

Đặt vòng tránh thai được biết đến là phương pháp ngừa thai hữu hiệu được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn từ trước đến nay. Ngay sau khi tháo vòng, các chị em có khả năng có thai trở lại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc mang thai ngay khi vừa tháo vòng xong là điều không nên. Nguyên nhân bởi vì, việc đặt vòng tránh thai trong cơ thể chị em một thời gian dài, đã ảnh hưởng ít nhiều đến tử cung của chị em. Chính vì thế, sau khi tháo vòng tránh thai, các chị em nên chờ một khoảng thời gian để các bộ phận hồi phục như bình thường. Khoảng thời gian này từ 2 – 3 tháng, sau đó chị em mới nên thụ thai lại.

Ngoài ra, để cho thai kỳ thuận lợi, không gặp điều gì bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé thì khoảng 3 tháng trước khi mang thai, các chị em nên đi tiêm phòng những bệnh như cúm, rubella… Mặt khác, các chị em cũng nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát và tẩy giun để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong thai kỳ.

Sau khi tháo vòng tránh thai, nếu chị em nữ cảm thấy có điều bất ổn như: đau khó chịu, máu ra quá nhiều thì nên chủ động đi thăm khám, siêu âm vùng bụng xem có xảy ra điều gì không còn được kịp thời xử lý.

Nguyên nhân gây khó có thai sau khi tháo vòng

Thông thường sau khi tháo vòng sau 6 tháng mà không thấy có thai, chị em nên đi kiểm tra các vấn đề về đường sinh sản. Những nguyên nhân gây khó có thai sau khi tháo vòng tránh thai như sau:

Đầu tiên, ở những chị em đặt vòng dễ bị tình trạng viêm nhiễm hơn những chị em không đặt vòng. Bởi vì, vòng trong tử cung bao giờ cũng được nối với 2 dây và thuồn vào trong âm đạo qua cổ tử cung. Nếu chị em giữ vệ sinh không tốt, vi khuẩn theo đường này đi ngược lên trên gây tình trạng viêm nhiễm sâu. Và cũng có thể là nguyên nhân làm cho chị em khó có thai sau khi tháo vòng.

Đặc biệt, với những chị em đã từng bị viêm vùng âm đạo, hoặc “yêu” sớm sau khi đặt vòng tránh thai, cũng có nhiều nguy cơ viêm nhiễm gây khó có thai. Vì vậy, chị em nên điều trị bằng kháng sinh khống chế nhiễm khuẩn hiệu quả trước khi mang thai trở lại.

Thứ hai, nhiều chị em sau khi tháo vòng thì dùng thuốc tránh thai khẩn cấp. Đây là một điều sai lầm, bởi vì, trong thuốc tránh thai khẩn cấp có hàm lượng nội tiết rất lớn chỉ dùng cho các trường hợp khẩn cấp. Thuốc này ức chế rụng trứng nên khi chị em dùng nhiều, có khả năng làm ức chế luôn buồng trứng khiến cho buồng trứng khó có trứng rụng, gây nên tình trạng khó có thai sau khi tháo vòng.

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh thứ phát.

Những lưu ý sau khi tháo vòng tránh thai

Khi tháo vòng tránh thai, chị em phụ nữ cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

1- Kiêng cữ thời gian mang thai

Chị em không nên mang thai ngay sau khi vừa tháo vòng tránh thai, việc này để đảm bảo cho sức khỏe cũng như chức năng sinh sản của chị em. Vì đặt vòng tránh thai có thể gây ảnh hưởng đến tử cung dù cho thời gian ngắn hay dài.

Do đó, chị em sau khi tháo vòng tránh thai, hãy để tử cung của mình có thời gian hồi phục. Chị em nên chờ khoảng thời gian ít nhất từ 2 – 3 tháng rồi hãy có em bé.

2- Tránh vận động mạnh

Sau khi tháo vòng tránh thai ít nhất 1 tiếng, chị emi không nên đi lại nhiều, tránh leo lên xuống cầu thanh. Ngoài ra, chị em không vận động quá sức hay làm việc nặng trong khoảng 1 tuần, tránh những hoạt động thể thao như leo núi, bơi lội.

Trong trường hợp, chị em tháo vòng tránh thai do vòng lạc vào bụng và phải tiến hành phẫu thuật nội soi để lấy, thì chị em nên nghỉ ngơi ít nhất từ 2 – 3 tuần để sức khỏe mình không bị ảnh hưởng.

3- Tránh ngâm nước quá lâu

Sau khi tháo vòng tránh thai, chị em nên tránh việc thụt rửa vùng kín hay ngâm mình trong bồn nước quá lâu. Bởi vì, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập, tấn công gây tình trạng viêm nhiễm vùng kín.

Do đó, sau khi tháo vòng tránh thai, chị em cần chú ý vệ sinh “cô bé” đúng cách, không nên lạm dụng vệ sinh quá nhiều lần, không nên thụt rửa hay ngâm mình trong bồn nước để tránh bị viêm nhiễm phụ khoa.

4- Một số vấn đề cần kiêng khác

Nếu trường hợp chị em không đủ điều kiện sức khỏe hay mắc phải các bệnh lý cấp tính, tạm thời chị em chưa nên tháo vòng tránh thai, nên chờ cho tới khi cơ thể khỏe mạnh ổn định trở lại hãy tháo vòng. Trường hợp chị em bị viêm nhiễm vùng kín, cần phải điều trị dứt điểm rồi mới tiến hành tháo vòng tránh thai.

Sau khi tháo vòng tránh thai, chị em cần tuân thủ thực hiện theo đúng sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về các vấn đề như: sử dụng thuốc kháng sinh để chống viêm nhiễm, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học, hợp lý, hay việc hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức,.. để cơ thể có thể hồi phục nhanh chóng.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: tại sao tháo vòng xong lại khó có thai, cùng với 1 số kiến thức hữu ích khác liên quan đến nó. Hi vọng những điều này sẽ hữu ích đối với các chị em, có thể cung cấp thêm cho chị em những kiến thức hữu ích về sức khỏe sinh sản.

Video liên quan

Chủ Đề