Tại sao đến kỳ kinh nguyệt lại đau lưng

Ngoài sự mệt mỏi ê nhức cơ thể, đau bụng dưới khi có kinh thì đau lưng cũng là một dấu hiệu đi kèm thường gặp ở chị em phụ nữ khi đến tháng. Để “giải quyết” hiện tượng này, chuyeneva.vn xin giới thiệu đến bạn một số tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng hiệu quả.

Cơn đau lưng xuất hiện ở thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt?

Đau lưng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh. Bên cạnh đau bụng kinh, đau lưng cũng là một hiện tượng sinh lý đi kèm thường gặp ở phụ nữ tới tháng. Và tùy thuộc vào từng người mà cơn đau lưng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn với các mức độ đau khác nhau.

Đau lưng trước kỳ kinh [Tiền kinh nguyệt]

Thời điểm tiền kinh nguyệt ngoài những cơn đau bụng trước kỳ kinh âm ỉ nhẹ thì cũng có  thể kèm theo đau lưng với mức độ ít. Chị em có thể có cảm giác lưng hơi mỏi, bị ê vị trí 2 bên thắt eo. Tuy nhiên các triệu chứng này chỉ ở dạng nhẹ không làm ảnh hưởng nhiều đến các chị em

Đau lưng trong chu kỳ kinh

Đây là thời điểm hay gặp đau lưng ở phụ nữ đến tháng nhất. Cơn đau lưng trong chu kỳ kinh có thể xuất hiện đồng thời hoặc sau khi có kinh nguyệt 1 – 2 tiếng.

Đau lưng có thể xảy ra ở nhiều thời điểm trong kỳ kinh nguyệt

Khác với cơn đau lưng trước kỳ kinh, đau lưng trong kỳ kinh có mức độ đau nhiều khiến phụ nữ dễ bị đau mỏi lưng, đau nhức 2 bên thắt eo, khi ngồi lâu cảm thấy rất mỏi và chỉ muốn đi nằm để giãn lưng hơn.

Trong những ngày đầu nguyệt san, tử cung hoạt động co thắt nhiều nhằm tống máu kinh ra bên ngoài, từ đó tác động khiến con gái bị đau bụng kinh và đau lưng. Tuy nhiên khi vào những ngày cuối kỳ kinh, lượng máu kinh giảm dần và tử cung cũng giảm co thắt thì hiện tượng đau lưng và đau bụng kinh cũng dịu dần sau đó tự hết.

Đau lưng sau khi đã sạch kinh

Những người sau khi hết kinh vẫn bị đau lưng thì có thể đang gặp phải các vấn đề về xương khớp; hoặc do trong những ngày hành kinh nằm ngủ ở một tư thế quá lâu [thường nhằm mục đích “chống tràn”] làm cột sống bị chèn ép gây ra những cơn đau lưng “hậu kinh nguyệt”.

Hướng dẫn tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng

Tư thế nằm đúng cách trong những ngày “Đèn đỏ” không chỉ giúp chị em giảm đau lưng, giảm đau bụng kinh mà còn giúp cơ thể đỡ mệt mỏi, ê nhức trong những “ngày ấy”. Dưới đây là một số tư thế nằm giúp giảm đau lưng khi tới tháng hiệu quả. Mời chị em cùng tìm hiểu:

Tư thế nằm ngửa

Nếu bạn thích nằm ngửa cũng như phù hợp với tư thế này thì trong những ngày nguyệt san nhớ kê một chiếc gối có độ cao vừa phải vào vùng thắt lưng để cột sống được nâng đỡ, đồng thời giảm áp lực của cơ thể lên cột sống.

Con gái nhớ “kết thân” với gối ôm, gối ngủ để giảm đau lưng trong những “ngày ấy” nhé

Kê một chiếc gối mềm vào vùng cổ, gáy khi ngủ. Nó không chỉ giúp giữ định hình cột sống vùng cổ, nâng đỡ các đốt sống cổ mà còn giúp massage nhẹ nhàng phía sau não bộ.

Việc sử dụng đồng thời 2 chiếc gối khi bước vào tư thế nằm ngửa giúp làm ổn định độ cong cột sống một cách tự nhiên, giảm được áp lực chung của toàn bộ cơ thể với phần lưng giúp chị em đỡ đau mỏi lưng vào mỗi buổi sáng trong kỳ nguyệt san.

Tư thế nằm sấp

Nằm sấp khi đến tháng là lựa chọn của nhiều chị em ngày nguyệt san nhằm “chống tràn” vào buổi đêm. Tuy nhiên, tư thế nằm sấp khi ngủ lại dồn áp lực nhiều tới các cơ quan nội tạng có thể khiến chị em bị đau bụng, tức ngực, khó thở khiến giấc ngủ không sâu, bị tỉnh giấc nửa đêm.

Vậy nên, biện pháp cho trường hợp này là dùng chiếc gối mềm mỏng lót dưới phần bụng và ngực để giảm bớt áp lực cho các cơ quan nội tạng, giúp cột sống bên trên không bị uốn cong quá mức.

Tư thế nằm nghiêng

Làm sao để có thể nằm nghiêng nhưng không bị đau lưng khi thức dậy? Rất đơn giản, bạn hãy làm bạn cùng một chiếc ôm trong quá trình ngủ, và nhớ nằm nghiêng xen kẽ cả bên trái và bên phải để cơ thể được phân chia đều lực, không bị dồn lực vào một phía bạn nhé.

☛ Xem thêm: Đau bụng kinh ở vị trí nào?

Kết hợp một số cách khác giúp giảm đau lưng khi tháng

Bên cạnh tư thế nằm, bạn có thể kết hợp thêm một số cách làm khác giúp giảm đau lưng như:

Massage nhẹ nhàng phần lưng

Đây là cách massage, đấm hoặc ấn ray nhẹ nhàng phần lưng để làm giãn cơ lưng giúp giảm đau hiệu quả. Khi thực hiện bạn có thể kết hợp thêm các loại dầu nóng, rượu gừng… để giúp đạt hiệu quả cao hơn.

Ngồi thẳng lưng và hít thở sâu

Trước khi đi ngủ hãy tập ngồi thẳng lưng và hít thở sâu khoảng 15 phút để phần lưng được căng giãn giúp bước vào giấc ngủ ngon hơn cũng như giảm đau lưng, giảm đau bụng kinh khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau.

Hoặc bạn có thể kết hợp việc ngồi thẳng lưng và hít thở sâu hoặc Thiền định trước khi đi ngủ để làm giảm đau lưng.

Chườm nóng lưng

Chườm nóng lưng để giảm đau lưng thực hiện trên nguyên tắc dùng nguồn nhiệt nóng tác động vào phần lưng giúp các cơ lưng được giãn mở, cột sống được thư giản để làm giảm cơn đau lưng khi đến tháng.

Cách thực hiện khá đơn giản, chị em chỉ cần nằm sấp [nhớ kê một chiếc gối mỏng cho phần bụng nhé], sau đó dùng túi sưởi, túi chườm bụng đặt nên phần lưng đến khi có cảm giác nóng và giãn lưng, đỡ đau thì ngừng.

Đối với những người có vấn đề về xương khớp như bệnh đau lưng thì có thể chườm nóng bằng các cây thuốc Nam như cây cúc tần, ngải cứu để làm giảm đau bụng kinh bằng cách: lấy một viên gạch sạch đem đun nóng trên bếp lửa. Sau đó đặt viên gạch nên vị trí nằm đã được xếp sẵn. Dùng cây thuốc nam đặt lên trên viên gạch với một lớp vừa phải [đảm bảo không bị quá nóng lưng]. Sau đó nằm lên phía trên sao cho vị trí bị đau tiếp giáp đúng với thuốc Nam.  Mỗi ngày nằm từ 25 – 30 phút.

Tập các động tác duỗi lưng

Các động tác duỗi lưng nhằm mục đích duỗi cơ lưng giúp giảm bớt cơn đau mỏi lưng. Bạn có thể tìm tập nhiều động tác duỗi lưng trong các bài tập Yoga, Zumpa…

Không chỉ gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi, thời kỳ kinh nguyệt còn có thể khiến chị em phụ nữ gặp phải những cơn đau lưng dai dẳng.

  • 3 dấu hiệu trong “ngày đèn đỏ” cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung đang ngầm phát triển, mọi phụ nữ đều nên biết để phòng tránh
  • Đến kỳ "đèn đỏ", hãy trang bị đầy đủ những thực phẩm này trong nhà nếu bạn muốn da lúc nào cũng láng mịn, mặt lúc nào cũng hồng xinh
  • Trong ngày "đèn đỏ", chị em cần nhớ quy tắc "3 rửa, 2 không rửa" ở những vị trí này, tử cung sẽ luôn khỏe mạnh

Theo ước tính có khoảng 40-50% phụ nữ phải đối mặt với những cơn đau lưng trong ngày "đèn đỏ". Stacey Missmer, bác sĩ kiêm giáo sư sản phụ khoa và sinh học tại Đại học Y Michigan cho biết, tỷ lệ này trên thực tế có thể cao hơn rất nhiều. Tuy đây là hiện tượng khá bình thường mỗi tháng, đau lưng trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có khả năng liên quan đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung.

Nếu bạn gặp phải những cơn đau lưng dai dẳng, khó chịu và bất thường, đừng ngại ngần đến gặp các chuyên gia phụ khoa để được tư vấn điều trị.

Đau lưng trong ngày "đèn đỏ" do đâu?

Thông thường, theo bác sĩ Missmer, những cơn đau này thường xuất hiện trong vòng 6 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Đau lưng có liên quan đến đau bụng kinh nguyên phát, một thuật ngữ y học dùng để mô tả chứng đau bụng hoặc đau vùng chậu trong ngày "đèn đỏ" mỗi tháng. Trên thực tế, hơn 80% phụ nữ có khả năng phải đối mặt với những cơn đau bụng kinh nguyên phát.

Đau lưng và đau bụng kinh nói chung có thể liên quan đến những thay đổi của prostaglandin, loại hormone khiến tử cung co thắt nhằm làm giảm lớp lót trong khu vực này. Lisa Masterson, chuyên gia y khoa, bác sĩ phụ khoa kiêm người sáng lập Trung tâm Ocean Oasis Day Spa ở Santa Monica, California đã chỉ ra, đau bụng kinh có thể được giải quyết bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn.

Thông thường, theo bác sĩ Missmer, những cơn đau này thường xuất hiện trong vòng 6 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, đau lưng sẽ xảy ra trước thời kỳ kinh nguyệt. Điều này cũng đi kèm với nhiều dấu hiệu khác như đau vú, đầy hơi, khó chịu và đau đầu. Bác sĩ Masterson giải thích, các triệu chứng rối loạn hoảng loạn tiền kinh nguyệt [PMDD] khiến cơ thể mệt mỏi, gây chuột rút và đau lưng. Nếu xảy ra thường xuyên, tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tâm lý, dẫn tới trầm cảm, thay đổi tâm trạng và hội chứng sương mù não.

Nguyên nhân khác gây đau lưng trong chu kỳ là gì?

Một nguyên nhân tiềm năng khác dẫn tới đau lưng trong ngày "đèn đỏ" là đau bụng kinh thứ phát, những cơn đau liên quan đến các vấn đề sức khỏe, trong đó có lạc nội mạc tử cung. Bệnh này khiến các mô từ niêm mạc tử cung xuất hiện ngoài tử cung, từ đó tạo điều kiện cho u nang phát triển ở trên hoặc xung quanh buồng trứng. Theo bác sĩ Masterson, cấy ghép mô nội mạc tử cung trong khung chậu cũng có thể gây đau vùng chậu và đau lưng.

Một nguyên nhân tiềm năng khác dẫn tới đau lưng trong ngày "đèn đỏ" là đau bụng kinh thứ phát, những cơn đau liên quan đến các vấn đề sức khỏe, trong đó có lạc nội mạc tử cung.

Đối với những người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, cơn đau có thể xuất hiện liên tục, không chỉ trong những ngày đầu của chu kỳ. Bác sĩ Missmer đã chỉ ra, lạc nội mạc trong tử cung, bệnh khiến mô nội mạc tử cung phát triển trong cơ tử cung, cũng góp phần khiến cơn đau lưng và vùng chậu trở nên trầm trọng hơn.

Nhìn chung, mọi vấn đề sức khỏe gây viêm đau mãn tính cho vùng xương chậu đều có thể dẫn tới đau thắt lưng. Nhiễm trùng ống dẫn trứng hoặc áp xe buồng trứng cũng có khả năng gây nên tình trạng này.

Ngoài ra, u xơ tử cung là một nguyên nhân phổ biến khác gây đau lưng và đau bụng. Về cơ bản, sự xuất hiện của một khối u trong tử cung, dù lành tính hay không đều ảnh hưởng tới khu vực này. Bác sĩ Masterson giải thích, nhiều người mắc hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS] thường phải đối mặt với những cơn đau thắt lưng, đau bụng trong chu kỳ vì tắc nghẽn máu.

  • Ăn kiêng và tập thể dục có thể cải thiện hội chứng buồng trứng đa nang không?Đọc ngay

  • Có thể bạn đã mắc hội chứng buồng trứng đa nang nếu gặp phải 5 dấu hiệu nàyĐọc ngay

Phương pháp điều trị đau lưng

Nếu bị đau bụng kinh nguyên phát và prostaglandin tăng đột biến trong đầu chu kỳ, bạn có thể dùng thuốc như ibuprofen. Trong trường hợp mắc lạc nội mạc tử cung, PCOS hay rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ sẽ kê thuốc ức chế nội tiết tố hoặc đề nghị người bệnh tiêm thuốc chứa hormone progesterone. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản các chuyên gia khuyến nghị nhằm làm dịu cơn đau lưng trong ngày "đèn đỏ" hàng tháng:

Nếu bị đau bụng kinh nguyên phát và prostaglandin tăng đột biến trong đầu chu kỳ, bạn có thể dùng thuốc như ibuprofen.

Chườm nóng: Tắm nước nóng và dùng đệm sưởi có thể giúp giảm đau, thư giãn các cơ bắp.

Tập luyện: Yoga có hiệu quả cao trong việc kiểm soát các cơn đau lưng mãn tính do chu kỳ kinh nguyệt gây ra.

Áp dụng chế độ ăn phù hợp: Ăn uống lành mạnh bao giờ cũng tốt cho sức khỏe. Một chế độ ăn giàu protein, ít đường có thể góp phần giảm viêm gây đau vùng chậu và thắt lưng. Mọi người nên bổ sung vitamin, axit folic, vitamin B, vitamin E và canxi để bù lại lượng máu bị mất đi trong ngày "đèn đỏ".

[Nguồn: Womenshealthmag]

Giảm đau lưng một cách hiệu quả nhờ tập yoga và thái cực quyền

Video liên quan

Chủ Đề