Tại sao dùng cốc nguyệt san vẫn bị ra ngoài

Cốc nguyệt san đã có từ lâu, trước khi cả băng vệ sinh ra đời. Tuy nhiên, gần đây cốc nguyệt san mới phổ biến như một cách để bổ sung cho việc chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Những người đã sử dụng cốc nguyệt san cảm thấy thực sự mạnh mẽ, quyết định “thay đổi cuộc sống” của bản thân trong khi một số chị em còn lúng túng cách sử dụng cốc nguyệt san như thế nào. Theo đó, khi nắm vững những hướng dẫn cách dùng cốc nguyệt san dưới đây, sản phẩm này sẽ trở nên thân thiện hơn.

Cốc nguyệt san là một chiếc cốc được làm bằng silicone chuyên dùng trong y tế cao cấp, được thiết kế đặc biệt để vừa vặn với âm đạo của phụ nữ. Bằng cách chèn cốc nguyệt san trong kỳ kinh nguyệt, dụng cụ này có thể thu thập thay vì hấp thụ máu kinh. Hơn nữa, các cạnh của cốc nguyệt san đã được thiết kế phù hợp với âm đạo, tránh gây tràn ra ngoài trong những ngày hành kinh.

Sau một khoảng thời gian nhất định trong ngày, sau khi lấy cốc nguyệt san ra, người dùng có thể đổ máu đó ra ngoài, rửa sạch cốc bằng xà phòng và nước rồi đặt lại cốc hay cất giữ dùng trong một vòng chu kỳ khác. Toàn bộ quá trình này sẽ không gây đau đớn và chất liệu silicone giúp có thể tái sử dụng hàng tháng trong tối đa 1 năm. Như vậy, sự ra đời của cốc nguyệt san trong đời sống của người phụ nữ đã đem lại một bước tiến mới.

Cốc nguyệt san có một số lợi ích nổi bật. Đầu tiên là cốc nguyệt san có thể tái sử dụng, không chỉ giúp phụ nữ tiết kiệm một khoản chi phí kha khá về lâu dài mà cũng không cần vay mượn băng vệ sinh của bạn bè nếu không đem theo. Thay vào đó, người dùng có thể chỉ cần xả, rửa và sử dụng lại. Hơn nữa, thời gian có thể an toàn đeo cốc nguyệt san trong tối đa là 12 giờ, mặc dù có thể muốn thay cốc nguyệt san sớm hơn. Không giống như dùng băng vệ sinh, cốc nguyệt san có thể trở nên vô hình và thường không có cảm giác gì nếu đã lắp đúng cách.

Một hạn chế là đòi hỏi người dùng phải biết cách sử dụng cốc nguyệt san. Dụng cụ này có thể khó chèn đúng cách, đặc biệt nếu chưa bao giờ sử dụng trước đây. Thao tác đưa cốc nguyệt san đi vào âm đạo phải dựa trên sự hiểu biết của bản thân đối với cấu trúc giải phẫu của mình, đôi khi phải mất vài chu kỳ. Bên cạnh đó, nếu lắp không đúng cách, cốc nguyệt san vẫn có thể gây rò rỉ. Mặt khác, sử dụng cốc nguyệt san đôi khi cũng phức tạp, không thể vứt bỏ ngay sau sử dụng như khi dùng miếng băng vệ sinh, người dùng phải làm sạch và bảo quản đúng cách mới có thể dùng lâu dài.

Cần có sự hiểu biết để đưa cốc nguyệt san vào âm đạo

Lựa chọn cốc nguyệt san phù hợp là bước đầu tiên trong hướng dẫn cách dùng cốc nguyệt san.

Mọi phụ nữ đều có thể tìm thấy cốc nguyệt san tại hiệu thuốc gần nhà hoặc trên mạng. Hầu hết nhà sản xuất cốc nguyệt san đều có hai kích cỡ khác nhau.

Chọn loại thường nếu:

  • Thường sử dụng băng vệ sinh hoặc miếng lót thông thường
  • Có lượng máu kinh thường ít đến trung bình
  • Dưới 30 tuổi
  • Chưa sinh con qua đường âm đạo trước đây
  • Có một sàn chậu khỏe mạnh

Chọn loại lớn hơn nếu:

  • Thường sử dụng băng vệ sinh hoặc miếng lót siêu dày, loại dùng ban đêm
  • Có lượng máu kinh thường nhiều
  • Trên 30 tuổi
  • Đã từng sinh con qua đường âm đạo
  • Có một sàn chậu kém vững chắc

Cả hai loại cốc nêu trên đều chứa được khoảng 2,5 băng vệ sinh và có cùng chiều dài [70mm bao gồm cả thân]. Điểm khác biệt là loại lớn hơn sẽ có đường kính rộng hơn. Ngoài ra, người phụ nữ có cổ tử cung đặc biệt thấp hay chưa từng quan hệ tình dục, cốc nguyệt san có thể không là lựa chọn phù hợp.

Bước 1: Gấp lại

Bắt đầu bằng cách hít thở sâu.

Sau đó, gấp cốc nguyệt san lại. Có một số cách để làm điều này và tất cả phụ thuộc vào cách người dùng cảm thấy thoải mái nhất. Cách dễ nhất - và do đó nên áp dụng cho người mới bắt đầu - là tạo nếp gấp chữ C, trong đó ấn phẳng chiếc cốc, kẹp nó vào giữa và gấp nó lại để tạo thành hình chữ C.

Bước 2: Chèn cốc

Tiếp theo, đưa cốc đã gấp vào âm đạo như khi làm với tampon. Sau khi thả tay ra, cốc sẽ mở ra.

Để đảm bảo cốc đã dính chặt vào thành âm đạo, hãy giật nhẹ phần cuống vài lần và xoay nó theo hình tròn. Thông thường, người phụ nữ sẽ không thể cảm thấy cốc nguyệt san khi nó đã vào đúng vị trí.

Nếu chưa ổn, có thể lấy ra và lắp lại.

Bước 3: Tháo cốc

Nên bắt đầu ở tư thế ngồi xổm và dang rộng hai chân. Tìm phần đế của cốc nằm trong âm đạo và kéo ra ngoài. Bước này cần cẩn thận để tránh làm đổ máu ra ngoài, dây dính vào quần áo.

Có thể đổ dịch kinh nguyệt vào bồn cầu và rửa lại dưới vòi nước hoặc vòi hoa sen và xà phòng trước khi lắp lại, cũng có thể dùng khăn lau nếu không có bồn rửa. Sau khi hết kinh hoàn toàn, hãy rửa cốc sạch hơn bằng cách thả cốc vào một nồi nước sôi trong ít nhất từ năm đến bảy phút, lau khô hoàn toàn và lưu trữ vào hộp đựng chuyên biệt của nó cho đến chu kỳ sau.

Mặc dù có thể sử dụng lâu dài, tốt nhất là nên thay cốc nguyệt san hằng năm.

Rửa sạch cốc nguyệt san bằng nồi nước sôi

Đặt vào

Thư giãn và dành thời gian cho mình: Chọn thời gian ở một mình khi hoàn toàn có thể tập trung mà không bị phân tâm hoặc gián đoạn. Có lẽ sau khi tắm nước ấm và cảm thấy thư giãn. Nếu quá lo lắng, các cơ âm đạo sẽ co thắt lại, gây khó chịu, nếu không muốn nói là không thể đưa cốc nguyệt san vào một cách thành công dễ dàng.

Làm quen với bản thân: Nên dành chút thời gian để xác định vị trí cửa âm đạo và thậm chí đưa ngón tay vào để xác định vị trí cổ tử cung với cảm giác giống hệt như đầu mũi. Biết được vị trí cổ tử cung sẽ giúp việc đặt cốc đúng cách và không đưa cốc vào quá cao.

Thực hành trong kỳ kinh nguyệt: Âm đạo linh hoạt hơn và máu sẽ giống như một chất bôi trơn. Hoặc...

Tập dùng trước kỳ kinh: Một số phụ nữ có thể thoải mái hơn khi luyện tập trước kỳ kinh nếu cảm thấy khó chịu khi chạm vào máu. Trong trường hợp này, hãy sử dụng nước làm chất bôi trơn.

Thử các nếp gấp khác nhau để đặt: Hầu hết sử dụng nếp gấp chữ C điển hình. Tuy nhiên, có nhiều cách để gấp cốc và chọn cách phù hợp với mình.

Hướng chèn đúng: Lưu ý rằng hướng chèn cần phải hướng theo trục âm đạo mà không đơn giản là đẩy thẳng lên trên.

Hãy kiên nhẫn: Cần biết rằng có thể mất vài lần trước khi thành công. Nếu bắt đầu mà không có kỳ vọng sẽ có được kết quả hoàn hảo, người dùng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi thao tác và ngạc nhiên khi thành công xảy ra.

Tháo ra

Cần nhẹ nhàng: Khi tháo cốc ra có thể dễ bị đau và cốc sẽ không được hỗ trợ tốt sẽ gây dây dính.

Bóp đáy cốc để xả lực hút: Đây là chìa khóa thành công - đáy cốc có các đường gờ để gắp lại. Nắm chặt đáy và chỉnh cốc sang một bên. Lý tưởng là kéo một mép ra khỏi thành âm đạo để nhả lực hút, sẽ tạo thành tiếng khi điều này xảy ra.

Lắc nhẹ: Khi lực hút nhả ra, hãy lắc nhẹ cốc từ bên này sang bên kia khi kéo nó ra. Kỹ thuật này có thể không cần thiết, nhưng sẽ giúp lấy ra dễ hơn.

Tóm lại, mọi sự khởi đầu đều có thể khó khăn, kể cả việc thử dùng cốc nguyệt san lần đầu tiên. Tuy nhiên, với những hướng dẫn cách dùng cốc nguyệt san trên đây, người phụ nữ có thể tự tin hơn. Rất nhiều trường hợp có thể mất một vài ngày hoặc một vài kỳ kinh để trở nên thoải mái hơn với cốc nguyệt san nhưng tất cả đều sẽ xứng đáng. Một khi đã nắm vững cách sử dụng cốc nguyệt san, tận hưởng những lợi ích mà nó đem lại, người phụ nữ sẽ cảm nhận đây là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Cốc nguyệt san bị rò rỉ có thể phổ biến khi bạn sử dụng lần đầu, sẽ phải mất từ 1-3 chu kỳ để làm quen với sản phẩm mới toanh này. Vậy có những lý do gì dẫn đến hiện tượng rò rỉ đáng ghét khi sử dụng cốc nguyệt san và cách khắc phục nào hiệu quả nhất? Hãy kéo xuống phía dưới để cùng Mycup.vn tìm ngay câu trả lời cho bản thân nhé!

6 lý do điển hình khiến cốc nguyệt san của bạn bị rò rỉ

Ngoài tiết kiệm, tiện lợi thì việc sử dụng cốc kinh nguyệt tránh được tình trạng tràn băng cũng là yếu tố quan trọng để chị em quyết định lựa chọn cho mình sản phẩm này. Thế nhưng khi đặt cốc nguyệt san vẫn bị ra ngoài là sao? 700-800 ngàn đâu phải là rẻ, chẳng lẽ không dùng được thì vứt đi??? Ấy, đừng manh động nha, trước hết hãy xem nguyên nhân là gì đã:

Lý do 1: Cốc của bạn không được đặt đúng cách

Đây là lý do thường gặp nhất với người mới sử dụng. Việc đặt cốc kinh nguyệt đòi hỏi sự tinh tế và cẩn thận hơn nhiều. Nếu được đặt đúng cách nó sẽ mở hết cỡ để tạo lực hút vào thành âm đạo, khiến không khí không thể tràn vào, điều này cũng có nghĩa là không một giọt máu nào có thể vượt qua bức tường thành này.

Nhưng nếu cốc không mở rộng hoàn toàn, sẽ có một nếp nhăn khiến nó bị rò rỉ. Để kiểm tra điều này, bạn có thể cảm nhận xung quanh đế của cốc bằng ngón tay để xem có nếp gấp nào không – nếu có, đây có thể là một nguyên nhân! Rất nhiều chị em nhận thấy cách đặt CNS vào với ‘Nếp gấp xuống” hoạt động tốt hơn “Nếp gấp chữ C [ U]”.  Hãy thử sử dụng phương pháp gấp xuống vào lần sau khi bạn đặt cốc của mình để xem nó có hiệu quả hơn với bạn không!

Lý do 2: Các lỗ khí bị tắc

Một lý do khác khiến cốc của bạn có thể bị rò rỉ là do các lỗ xung quanh vành cốc bị tắc. Các lỗ này hoạt động với nguyên lý: Khi cốc đầy máu, áp suất không khí bên trong cốc tăng lên sẽ được giải phóng qua các lỗ.

Nếu các lỗ bị bít, áp lực không thể được giải phóng và máu sẽ phải tìm cách thoát ra từ các vị trí khác là xung quanh cốc để thoát ra. Hãy luôn đảm bảo cốc của bạn được làm sạch đúng cách thường xuyên để ngăn chặn những lỗ nhỏ “thần thánh” này bị tắc.

Lý do 3: Cốc bị đầy

Có thể cốc nguyệt san bị rò rỉ là do nó đã đầy và đến lúc cần được vệ sinh. Lưu lượng máu kinh của mọi người sẽ khác nhau – nếu bạn thấy rằng dòng chảy của mình siêu nặng trong vài ngày đầu tiên, bạn có thể vệ sinh cốc nhiều hơn bình thường thay vì 12 tiếng như được khuyên.

Lý do 4: Vị trí sai trong âm đạo

Vị trí đặt cốc của bạn trong âm đạo là một nguyên nhân phổ biến khác, nếu cốc kinh nguyệt được đặt quá thấp trong ống âm đạo, điều này ảnh hưởng đến khả năng hút đúng cách của nó. Đôi khi, bạn cần một chút thử nghiệm và sai sót để tìm cách chèn nó phù hợp nhất với cơ thể của mình, vì vậy hãy kiên nhẫn hơn một chút nếu bạn không thực hiện hoàn hảo ngay lập tức.

Lý do 5: Cơ sàn chậu rất khỏe

Có thể là cơ sàn chậu của bạn siêu khỏe và điều này cũng khá quan trọng đấy. Nếu chúng quá mạnh, chúng có thể làm lệch hay bóp méo hình dạng ban đầu của cốc kinh nguyệt khiến nó không ôm khít được vào thành âm đạo, nhất là với loại cốc siêu mềm, êm ái. Lúc này hãy thử mua cho mình một chiếc cốc cứng cáp hơn nhé!

Lý do 6: Chọn cốc sai kích thước

Lý do cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, lần đầu tiên thì không thiếu những sai số. Thông thường cốc nguyệt san có 2 kích thước lớn và nhỏ, nếu loại bnaj sử dụng không tạo cảm giác thoải mái khi dùng,  cũng như hiện tượng rò rỉ thường xuyên thì rất có thể lần sau bạn phải thay cho mình một chiếc cốc có kích cỡ khác.

Chia sẻ bí kíp cách dùng cốc nguyệt san an toàn cho chị em

Ngăn chặn hiện tượng rò rỉ khi sử dụng cốc nguyệt san

Nghe có vẻ rắc rối, khi đặt cốc nguyệt san vẫn bị ra ngoài, rồi cốc nguyệt san không mở, gây đau,….nhưng đừng bỏ cuộc, vẫn còn vài mẹo khá hay ho mà bạn có thể tham khảo để khắc phục những hiện tượng này:

Giải pháp 1: Đảm bảo cốc kinh nguyệt bạn sử dụng đúng kích cỡ

Lý do chính khiến chị em dùng CNS bị rò rỉ là do cốc có kích thước không chính xác, thường là nhỏ hơn. Nếu bạn trên 30 tuổi hoặc đã có con, hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên chọn loại lớn hơn. Khi chúng ta già đi, sàn chậu và cơ âm đạo của chúng ta yếu đi, có nghĩa là chúng ta cần một cốc rộng hơn để đảm bảo tạo ra một “con dấu” thích hợp.

Còn nếu bạn chưa từng quan hệ, cũng như mới sử dụng cốc lần đầu tiên thì nên chọn loại kích thước nhỏ, chất liệu mềm sẽ tạo cảm giác thoải mái, vừa vặn hơn.

Giải pháp 2: Đảm bảo cốc đã mở hoàn toàn

Rò rỉ kinh nguyệt khi đặt chưa đúng cách

Sau khi cốc được đưa vào, hãy nắm lấy đế của cốc và vặn nó 360 độ, đồng thời thực hiện một vài bài squats để đảm bảo nó đã mở hoàn toàn và không bị nếp gấp ở bất kỳ điểm nào.

Giải pháp 3: Vệ sinh cốc đúng nơi, đúng thời điểm

Có thể những ngày đầu chu kỳ bạn sẽ phải chịu khó vệ sinh cốc của mình hơn một chút, cứ sau 6-8 tiếng nên tháo cốc ra để làm sạch một lần. Sử dụng một mảnh giấy vệ sinh để làm khô cốc cả trong lẫn ngoài. Một chiếc cốc khô có thể đảm bảo được lực hút tốt nhất, giảm khả năng rò rỉ. Đừng quên vệ sinh các lỗ khí trên mép cốc bằng bàn chải lông mềm.

Giải pháp 4: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Có nên dùng cốc nguyệt san hay không? Nghe đồn lợi bất cập hại

Đôi khi bạn có thể nhận thấy rò rỉ rõ ràng do máu dư ngay bên trong âm đạo của chính mình. Vì thế trước khi đặt cốc vào cơ thể ngoài vệ sinh cốc hãy lau sạch “khu vực bí mật” của mình nữa nhé!

Tất nhiên, không có gì trên Trái Đất này là hoàn hảo, có thể hiện tượng cốc nguyệt san bị rò rỉ mang đến cho bạn cảm giác vô cùng khó chịu, nhưng cái gì cũng có nguyên nhân của nó, chỉ là bạn chưa tìm được cách sử dụng phù hợp mà thôi.

Hy vọng những chia sẻ trên của MyCup.vn có thể giúp các bạn giải quyết được nỗi lo đặt cốc nguyệt san vẫn bị ra ngoài cũng như chọn cho mình chiếc cup hoàn hảo. Hãy ấn like và share để ra dấu cho chúng mình biết là bạn thích bài viết này nhé!

  • Tư vấn giá cốc nguyệt san, mua ở đâu và câu chuyện đắt, rẻ

Video liên quan

Chủ Đề