Tại sao khi đến tháng lại không đau bụng

Đau bụng kinh

Đối với trẻ em gái và phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là quá trình tự nhiên xảy ra hàng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho thai kỳ. Trong suốt thời gian này khi lớp niêm mạc của tử cung đang bong ra, sự xuất hiện của một số cơn đau quặn ở bụng dưới là hoàn toàn bình thường. Thỉnh thoảng có thể có một số cơn đau ở phần lưng dưới hoặc phần trên của chân.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là quá trình tự nhiên xảy ra định kỳ hằng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho việc thụ thai. Vào lúc bắt đầu mỗi chu kỳ, tử cung hình thành một lớp niêm mạc mô máu để chuẩn bị cho trứng rụng từ buồng trứng [hay còn gọi là sự rụng trứng].1

Nếu được thụ tinh, trứng sẽ phát triển thành em bé. Nếu thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc máu của tử cung sẽ bong ra vì nó không còn cần thiết nữa – tạo  nên chu kỳ, hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt.1

 Vì sao bị đau bụng khi hành kinh

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơn đau thường xuất hiện ở bụng dưới, lưng dưới và phía trên đùi.2 Người ta gọi đó là đau bụng hành kinh.

Cơn đau xảy ra khi tử cung co lại [chèn ép] để loại bỏ lớp niêm mạc không còn cần thiết. Chất hóa học prostaglandin gây ra cơn đau và giúp tử cung co lại. 2

Một số phụ nữ và trẻ em gái sẽ bị cơn đau bụng kinh nhẹ, nhưng một số người khác thì có thể nặng hơn. Nguyên do thực sự thì chưa ai biết rõ, nhưng cũng có thể là vì một số phụ nữ tiết ra quá nhiều prostaglandin hoặc quá nhạy cảm với cơn đau . Điều này có thể khiến cho tử cung co bóp quá mạnh, làm giảm lượng máu cung cấp đến tử cung nên làm đau nhiều hơn. 2,3

Không cần phải lo lắng về đau bụng hành kinh mà cần phải tìm hiểu làm thế nào để kiểm soát cơn đau, có thể dùng thuốc giảm đau,4,5 hoặc dùng phương pháp thử nghiệm khác như tập thể dục hoặc chườm nóng2,6

CHVN/CHPAN/0015/16t

Tài liệu tham khảo

1.    American Congress of Obstetricians and Gynecologists Especially for Teens: Menstruation. Available at: //www.acog.org/publications/patient_education/bp049.cfm. Accessed August 2010.

2.    Patient UK. Period pain [dysmenorrhoea]. Available at //www.patient.co.uk/health/Period-Pain-[Dysmenorrhoea].htm. Accessed July 2010.

3.    UK NHS Choices. Periods – painful. Available at //www.nhs.uk/Conditions/Periods-painful/Pages/Introduction.aspx. Accessed July 2010

4.    Milsom I, et al.  Comparison of the efficacy and safety of nonprescription doses of naproxen and naproxen sodium with ibuprofen, acetaminophen, and placebo in the treatment of primary dysmenorrhea: a pooled analysis of five studies. Clin Ther. 2002; 24:1384–1400.

5.    Ali Z, et al. Efficacy of a paracetamol and caffeine combination in the treatment of the key symptoms of primary dysmenorrhoea. Curr Med Res Opin. 2007; 23: 841–851.

6.    UK Clinical Knowledge Summaries. Dysmenorrhoea. Available at: //www.cks.nhs.uk/dysmenorrhoea. Accessed July 2010.

LờI khuyên để kiểm soát đau bụng hành kinh

Cứ mỗi 10 phụ nữ lại có 9 người bị đau bụng khi hành kinh, và cũng có nhiều cách giảm đau khác nhau mà ta có thể áp dụng.

Xem thêm

Mọi chị em đều biết, trong thời gian kinh nguyệt có rất nhiều điều cần được quan tâm. Nhưng những hiểu biết trong thời kỳ này cái gì là đúng, cái gì là sai thì không nhiều người biết. Bài viết này sẽ giúp bạn hóa giải được một vài ngộ nhận. Hy vọng rằng bạn có thể ghi nhớ và cố gắng tránh những tin đồn không đúng.

Trên thực tế thì kinh nguyệt bình thường bao gồm 3 yếu tố: chu kỳ khoảng từ 21-35 ngày, thời gian kéo dài từ 2-7 ngày; và lượng máu trong kỳ khoảng 30-50 ml máu. Miễn là chu kỳ của bạn nằm trong giới hạn dao động trên thì sức khỏe kinh nguyệt của bạn là bình thường.

Bạn vẫn có thể đi bộ, thể dục nhẹ nhàng và các chuyển động không quá sức khác. Như giải thích trong ngộ nhận thứ 7, nó còn giúp máu nhanh chóng được đào thải, không sinh ra những cục máu đông hay máu đen.

Lập luận này không có cơ sở khoa học, ăn đồ ngọt quá nhiều không những không thể loại trừ hội chứng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt mà còn có thể làm lượng đường trong máu không ổn định, làm tăng sự khó chịu.

Sau khi mang thai một số triệu chứng đau bụng kinh có thể giảm, nguyên nhân chủ yếu là do mang thai gây ra những thay đổi của một số giao cảm. Nhưng không phải tất cả phụ nữ đều có may mắn đó nên bạn đừng quá kỳ vọng.

Tình dục chỉ làm trầm trọng thêm xung huyết vùng chậu và đau bụng kinh, kinh nguyệt và nội mạc tử cung. Chưa nói đến việc quan hệ trong thời điểm này rất dễ gây viêm nhiễm hay tổn thương hệ thống sinh sản.

Thông thường, miễn là chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng 2 – 7 ngày thì nó phản ánh tình trạng sức khỏe bình thường. Miễn là các chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra đều đặn thì nó không hề ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của chị em.

Tuổi có kinh nguyệt có thể được di truyền, nhưng không phải triệu chứng đau bụng kinh cũng di truyền.

Cục máu đông xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt có thể là do ít vận động. Máu không thể thoát ra ngay lập tức, bị cô đọng lại một thời gian mới được tống ra, do đó có màu sắc tối hơn.

Vai trò của tăng thân nhiệt là tăng lưu thông máu đồng thời giảm sưng, phồng tại vùng được làm nóng. Tuy nhiên nó không phải có tác dụng cho tất cả phụ nữ.

Việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe, chưa nói đến sinh lý cơ thể. Trừ trường hợp đau bụng kinh thứ cấp, đau vùng chậu quá khó chịu thì bạn hãy tìm đến giải pháp này nhé!

Để được tư vấn khám phụ khoa tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ýNhững thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Video liên quan

Chủ Đề