Tại sao sinh non nguyên nhân

Việc bé chào đời quá sớm khi chưa đủ tuần tuổi được gọi là sinh non. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu 6 nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non ở mẹ.

Sinh non là tình trạng người mẹ chuyển dạ trước 3 tuần so với thời gian dự kiến sinh [trước 37 tuần]. Nếu sớm hơn vài ngày hoặc vài tuần thường không có vấn đề gì. Nhưng nếu chuyển dạ ở tháng thứ 7 hoặc 8 thì cả mẹ và bé đều sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Các trường hợp sinh non

Trường hợp 1: Sinh cực non [thai dưới 28 tuần tuổi]

Trường hợp 2: Sinh rất non [thai từ 28 – 32 tuần tuổi]

Trường hợp 3: Sinh non muộn [thai từ 33 – 36 tuần tuổi]

Sinh non là tình trạng sinh nở khi trẻ sơ sinh chưa đủ 37 tuần thai kỳ

6 nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non ở mẹ

Tình trạng tâm lý và điều kiện sống của bà bầu

Mang thai là khoảng thời gian mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm với mọi thứ. Nếu thường xuyên phải chịu áp lực trong công việc và cuộc sống, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều hormone tuyến thượng thận tác động lên tử cung. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng sinh non. Theo một nghiên cứu, những mẹ bầu bị stress trong 6 tháng trước khi mang thai sẽ có khả năng sinh non lên tới 50% khi thai chưa đến 33 tuần tuổi.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia, quan hệ tình dục không đúng cách, định kỳ không khám thai sẽ dễ tiềm ẩn nguy cơ sinh thiếu tháng.

Nếu chịu nhiều áp lực mẹ có nhiều khả năng phải sinh con thiếu tháng

Nhiễm trùng vùng kín

Do các vi khuẩn trong cơ thể phát triển làm lớp màng bao bọc thai nhi yếu đi. Từ đó gây ảnh hưởng đến nước ối. Màng ối là môi trường sống bao quanh thai nhi, giúp bé hấp thụ oxy mà không cần phải thở. Khi màng ối xuất hiện tình trạng bất thường tức là môi trường sống của thai nhi bị đe dọa. Từ đó làm tăng khả năng sinh non.

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh về nhiễm trùng, bệnh phụ khoa, đặc biệt viêm cổ tử cung hoặc viêm âm đạo thì nên thăm khám bác sĩ thường xuyên, lắng nghe và làm theo những chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu tình trạng bệnh một cách tối đa. Nếu không bệnh sẽ tác động xấu tới thai nhi, gây ra sảy thai hoặc sinh non.

Mắc các bệnh viêm gan B, tiểu đường, bệnh tim

Mẹ bầu sức khỏe không ổn định [do mắc các bệnh viêm gan B, viêm thận, bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp] có khả năng sinh non cao. Nguyên nhân là do tử cung bị kích thích bởi cơ quan xung quanh dẫn đến sự phóng thích độc tố của vi trùng gây bệnh, gây sự gia tăng nhiệt độ trong ổ bụng. Nếu có biến chứng về sức khỏe, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu sinh mổ.

>>> Xem thêm: Lịch khám thai định kỳ chuẩn – Mẹ bầu nên biết!

Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá ngắn

Nếu thụ thai trong vòng 6-9 tháng sau lần sinh trước, mẹ có thể bị sinh non lần sau. Sau khi sinh, phụ nữ cần nghỉ ngơi ít nhất từ 11-12 tháng trước khi mang thai tiếp. Việc này giúp phòng tránh nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh, nhẹ cân.

Các biến chứng về nhau thai

Nhau thai được coi là “trạm trung chuyển” chất dinh dưỡng từ mẹ qua dây rốn chuyển đến thai nhi. Khi mẹ mắc các biến chứng về bánh nhau: nhau bong non, nhau tiền đạo , thiểu năng nhau. Nguồn dưỡng chất cung cấp cho thai nhi sẽ bị đe dọa khiến em bé sinh sớm hơn dự kiến.

Tiền sử sinh non ở mẹ

Nếu mẹ bầu có tiền sử sinh con thiếu tháng sẽ có nguy cơ tái phát từ 25 - 50%. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc bổ và yêu cầu mẹ nghỉ ngơi nhiều để giảm nguy cơ. Nếu mẹ nào đã từng sinh non, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn thêm một bé nữa.

XEM THÊM:

 Viêm phụ khoa khi mang thai - nỗi ám ảnh của mẹ bầu

 Tăng huyết áp thai kỳ và những điều mẹ bầu cần biết

Sinh con và nuôi con là cả một hành trình đầy ý nghĩa với các bậc làm cha làm mẹ. Không ai mong muốn con mình sinh ra gặp vấn đề gì cả. Chính vì vậy ngay khi từ trong bụng, mẹ hãy chăm sóc sức khỏe cho con yêu và cả chính mình để hạnh phúc gia đình luôn được viên mãn. Hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông nếu mẹ có thắc mắc cần tư vấn 19001806.

Sinh non đều có thể gây biến chứng và gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ. So với trẻ đủ tháng, trẻ sinh càng ít tuần tuổi càng có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý phức tạp. Chính vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân sinh non có thể giúp chúng ta phòng tránh tốt hơn.

Sinh non tức là em bé chào đời quá sớm, trong khoảng thời gian từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non dễ dẫn đến bị suy hô hấp, chậm phát triển thần kinh, mắc nhiều bệnh lý mạn tính, cũng là nguyên nhân hàng đầu dễ gây tử vong.

Có ba trường hợp xảy ra như sau:

– Sinh cực non lúc thai dưới 28 tuần.

– Sinh rất non là sinh khi thai từ 28 đến 33 tuần 6 ngày.

– Sinh non muộn là sinh khi thai từ 34 đến 36 tuần 6 ngày.

Trẻ sinh non thường dễ mắc các bệnh như suy hô hấp, các bệnh về thần kinh,…

2. Nguyên nhân sinh non từ phía mẹ

2.1. Do tiểu sử sinh non, sẩy thai

– Với những mẹ đã từng sinh non thì có tới 30%-50% nguy cơ tái phát sinh non thêm lần nữa. Càng có nhiều lần sinh non trước đó, khả năng mẹ phải đối mặt với vấn đề này càng cao. Đặc biệt các mẹ sinh lần thứ 3 thì nguy cơ sinh non đặc biệt cao.

– Các mẹ có tiểu sử sẩy thai hay nạo phá thai có khả năng ảnh hưởng đến các lần mang thai tiếp theo, và sinh non là một trong những tình trạng thường gặp.

2.2. Do các dị tật ở tử cung

Một số dị tật phổ biến như hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, cổ tử cung hé mở,… gây bất lợi cho quá trình sinh sản của phụ nữ. Tùy theo mức độ và phân loại, một số dị dạng tử cung có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai từ tuần thứ 6 – tuần thứ 8 và nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển.

– Mẹ lớn tuổi mới bắt đầu mang thai hoặc người mẹ quá nhỏ dưới 17 tuổi đều có nguy cơ sinh non cao.

– Mẹ mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm ruột thừa,… khiến sức khỏe không đảm bảo và tăng các nguy cơ sinh non.

– Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình mang thai của mẹ bầu. Khi căng thẳng kéo dài, cơ thể mẹ sẽ tiết ra cortisol và epinephrine – chất làm giải phóng hormone corticotropin trong cơ thể kích thích quá trình chuyển dạ sinh sớm hơn dự kiến.

– Khoảng cách giữa các thời gian mang bầu cách nhau quá ngắn khiến cơ thể chưa kịp phục hồi. Người mẹ nên chờ ít nhất 18 tháng để phục hồi. Thời gian có em bé lần sau nên đảm bảo cơ thể được bổ sung dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là các mẹ sinh mổ.

– Thực tế chỉ ra rằng, trong thời kỳ mang thai phụ nữ dùng đồ có cồn và chất kích thích làm tăng nguy cơ sinh non và thai chết lưu tương đối cao. Phụ nữ có bầu cũng không nên hút thuốc hay tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, các chất phóng xạ, gây nguy hiểm đến thai nhi

– Mẹ làm việc quá sức, công việc lao động nặng nhọc và phải đứng quá nhiều trên 6 giờ/ngày kèm theo việc thiếu dinh dưỡng khi mang bầu cũng tác động lớn đến thai nhi.

Người mẹ tâm lý căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân sinh non phổ biến.

3. Nguyên nhân sinh non bắt nguồn từ thai nhi

– Mang song thai hoặc đa thai: Thông thường có khoảng 60% trẻ sinh đôi và 90% trẻ sinh ba sẽ có nguy cơ sinh non. Các trường hợp này thường sẽ được bác sĩ chẩn đoán và định hướng xử lý ngay từ khi khám thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

– Đa ối và dư ối: Tình trạng nước ối bao bọc xung quanh thai nhi vượt ngưỡng tiêu chuẩn thai kỳ. Đa ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng, trong đó sinh non là một trong những rủi ro mẹ có thể mắc phải.

– Vỡ ối non: Đây là trường hợp bị vỡ ối khi em bé dưới 37 tuần. Trong tình huống này bác sĩ sẽ phán đoán và đưa ra hướng xử lý phù hợp.

– Trường hợp thai dị dạng: Kết hợp với trường hợp đa ối càng làm tăng nguy cơ sinh non và đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

4. Do nhau thai

– Trường hợp nhau bong non: Xảy ra khi tình trạng bánh nhau bong khỏi thành tử cung toàn bộ hay một phần trước khi nhai nhi sinh ra. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu nhau bong non vào gần ngày dự sinh, có thể buộc phải sinh non.

– Nhau tiền đạo: Trường hợp mẹ bị xuất huyết quá nhiều khi gặp biến chứng của nhau tiền đạo, mặc dù thai nhi chưa đủ tháng nhưng có thể bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai gấp. Trẻ sinh non trong trường hợp này có nguy cơ bị suy hô hấp.

Khám thai định kỳ giúp bác sĩ theo dõi sát sao sức khỏe của mẹ và bé

5. Một số lưu ý và phòng tránh sinh non

– Mẹ bầu nên chăm sóc bản thân trong quá trình mang thai thông qua chế độ dinh dưỡng đầy đủ cả protein, vitamin, chất đạm, uống nhiều nước. Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ góp phần giúp chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.

– Vận động và tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh làm việc quá sức hoặc làm việc trong thời gian quá lâu.

– Khám thai định kỳ để bác sĩ có những phán đoán chính xác các nguy cơ biến chứng thai kỳ có thể xuất hiện.

– Chăm sóc răng miệng cũng là một phần quan trọng mẹ bầu cần để ý. Vì prostaglandins sinh ra khi viêm nướu sẽ kích thích việc sinh non. Vệ sinh sức khỏe răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày và khám nha khoa nếu có bất kỳ vấn đề bất thường.

Trên đây là một số nguyên nhân có thể dẫn tới sinh non. Những chị em có các yếu tố nguy cơ như nêu trên, trước khi mang thai cần thông báo cho bác sĩ biết để được tư vấn mang thai an toàn; Trong quá trình mang thai, cần thăm khám thường xuyên hơn để bác sĩ kịp thời phát hiện và can thiệp sớm. Chúc các mẹ sẽ có một thai kỳ an toàn và vượt cạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề