Tại sao trẻ ăn vào lại nôn ra

Nôn ói ở trẻ sau khi ăn là hiện tượng khá phổ biến của trẻ bắt đầu từ giai đoạn ăn dặm. Trong đó vấn đề trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn có nguy hiểm không đang rất được các bậc phụ huynh quan tâm. Bên cạnh biểu hiện sinh lý thì tình trạng này cũng là dấu hiệu liên quan đến bệnh lý. Cùng Monkey tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị nôn khi ăn qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn

Khi trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn có thể do con ăn quá no, chạy nhảy ngay sau khi ăn, tư thế ngồi ăn không đúng cách… Tuy nhiên nếu tình trạng nôn xảy ra liên tục và không cải thiện thì đây lại là biểu hiện liên quan đến bệnh lý. Một số bệnh lý có thể nghi ngờ trẻ mắc phải khi nôn ngay sau khi ăn đó là:

Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột

Virus và vi khuẩn có hại khi tấn công vào đường ruột sẽ gây tổn thương dạ dày và gây viêm nhiễm. Từ đó khiến dạ dày bị kích thích, bị co thắt dẫn đến tình trạng nôn ói.

Bé bị ngộ độc thực phẩm

Nếu trẻ bị nôn liên tục nhưng không bị sốt, không mệt mỏi thì khả năng cao con bị ngộ độc thực phẩm. Sau khi nôn hết toàn bộ thực phẩm bẩn ăn phải, tình trạng nôn ói sẽ giảm dần.

Nhiễm trùng tiêu hoá

Tác nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn từ thức ăn không hợp vệ sinh hoặc do vi khuẩn từ bên ngoài gây nên. Chúng khiến trẻ ăn không tiêu gây cảm giác buồn nôn và nôn.

Gặp vấn đề đường hô hấp

Chủ yếu do thời tiết thay đổi hoặc do các thói quen không tốt hàng ngày gây ra mà bé gặp các vấn đề hô hấp. Cụ thể như khó thở, nghẹt thở,... 

Cách xử lý trẻ 7 tuổi ăn vào là nôn nhanh 

Vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo cho con

Sau khi con nôn xong, cha mẹ hãy lau người cho con bằng nước ấm và khăn mềm. Có thể thay quần áo khác để làm mất mùi khó chịu, giảm bớt kích thích muốn nôn của con.

Quàng khăn vào cổ tránh gió 

Việc quàng khăn vào cổ cho bé là cách để giúp làm ấm cơ thể của trẻ. Giúp tránh tình trạng trẻ bị cảm lạnh, ốm sốt sau khi nôn xong. Đồng thời cũng hạn chế việc trẻ có thể nôn tiếp làm bẩn quần áo và cơ thể.

Không xốc trẻ lên khi mới nôn 

Trẻ có thể nôn liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó tần suất mới giảm dần. Vì thế tuyệt đối không được xốc trẻ lên khi trẻ đang bị nôn để tránh dịch đi ngược vào phổi gây nguy hiểm.

Vỗ nhẹ lưng con để con nôn hết 

Hành động vỗ nhẹ vào lưng con theo chiều từ cổ xuống thắt lưng sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Kết hợp với việc trò chuyện sẽ giúp con phân tâm và có thể làm giảm tình trạng nôn trớ dần dần.

Cho con uống thêm nước sau khi nôn 

Trẻ sẽ bị mất một lượng nước sau quá trình nôn. Khi mới nôn xong bạn nên cho con uống một chút nước lọc hoặc nước hoa quả. Không nên cho uống quá nhiều sẽ khiến con bị nôn trở lại; nên cho uống ít một và cách khoảng 5 – 10 phút/lần.

Sau khi thực hiện đầy đủ những điều trên, nếu thấy tình trạng nôn của trẻ được cải thiện bạn có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường. Ưu tiên các thực phẩm lỏng, dễ tiêu hoá, không nặng bụng. Còn nếu tình trạng nôn trớ không được cải thiện thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn có nguy hiểm không? 

Trẻ ăn vào bị nôn là dấu hiệu của các vấn đề bệnh lý, cụ thể liên quan đến đường hô hấp, hệ tiêu hoá. Bao gồm:

  • Nhiễm trùng tiêu hoá do ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn: lâu dần sẽ khiến dạ dày và các cơ quan nội tạng bị tổn thương.

  • Tắc ruột: Tuy là tình trạng hiếm gặp nhưng lại gây nguy hiểm đến sức khoẻ của trẻ. Các triệu chứng cho thấy trẻ bị tắc ruột đó là: Đau bụng đột ngột và dữ dội, trẻ nôn ra mật xanh vàng, tình trạng bệnh ngày càng xấu đi…

  • Hẹp phì đại môn vị: Thường chỉ xuất hiện ở những trẻ nhỏ trong giai đoạn 3 – 5 tuần tuổi. Lúc này trẻ sẽ lặp đi lặp lại chu kỳ bú – nôn – đói nhưng lại không bị sốt. Trường hợp này chỉ có thể can thiệp phẫu thuật.

  • Nhiễm trùng hô hấp: liên quan đến các bệnh lý như viêm phổi, viêm họng… đi kèm cùng các biểu hiện sốt, ho, chảy nước mũi. Cơ thể trẻ sẽ rất mệt mỏi, chán ăn, khó ăn hoặc ăn vào là nôn ngay.

Gặp trình trạng nôn sau ăn, khi nào nên đưa con đến bác sĩ?

Trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn nếu đã xử lý tại nhà nhưng không hiệu quả; hoặc gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì phụ huynh cần đưa con đến bác sĩ ngay:

  • Khi bé bị nôn dịch mật: Nôn ra dịch mật có thể nguyên nhân do con bị ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày, con bị sa ruột hoặc sỏi mật. Vì thế phải có sự thăm khám của bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân.

  • Tình trạng nôn kéo dài hơn 24h: Nôn trớ sinh lý sẽ không kéo dài quá 24h. Nếu con của bạn nôn nhiều lần trong ngày thì rất có thể đã mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường ruột và cần được điều trị.

  • Bé không chịu ăn: Con mệt mỏi hoặc đường ruột có vấn đề cũng khiến trẻ có cảm giác chán ăn. Nên có sự theo dõi từ phía bác sĩ để lên phác đồ điều trị và chế độ ăn uống phù hợp.

  • Bé có dấu hiệu mất nước: Biểu hiện ở môi và da bị khô, trẻ buồn ngủ, quấy khóc nhưng không có nước mắt, đi vệ sinh nhiều lần… Lúc này bạn cần bổ sung nước và điện giải cho con, sau đó đưa đến bệnh viện để được kiểm tra.

  • Cơ thể bé mệt mỏi và lừ đừ, kém linh hoạt là biểu hiện cơ thể trẻ đang bị suy nhược và cần được chữa trị kịp thời.

Cách phòng tránh trẻ bị nôn sau ăn 

Đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ

Đường tiêu hoá của trẻ nhỏ còn rất yếu nên dễ bị ngộ độc, nôn trớ khi ăn phải các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Cha mẹ nên ưu tiên cho bé ăn thực phẩm mới, không ăn đồ cấp đông hay để qua đêm.

Không ép bé ăn no quá

Có thể chia nhỏ bữa ăn của con thành nhiều lần trong ngày và đặc biệt không ép con ăn thêm khi con đã dừng. Ngoài ra nên bổ sung thêm hoa quả, sữa chua, các loại rau xanh… Đây là những thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ.

Tránh các vận động sau khi ăn

Để tránh việc trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn, sau khi ăn xong nên để trẻ nghỉ ngơi 15-20 phút. Tránh vận động ngay sau khi ăn dễ khiến dạ dày của trẻ bị sốc dẫn đến trào ngược và nôn.

Không tắm khi mới ăn xong

Tắm ngay sau khi ăn sẽ khiến trẻ dễ bị lạnh và nôn trớ. Nên tắm cho trẻ trước khi ăn hoặc sau khi ăn xong từ 30 phút trở lên.

Xem thêm: Trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình và những điều ba mẹ không nên bỏ qua 

Trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn không phải là tình trạng đáng lo nếu sau khi nôn con vẫn vui chơi bình thường. Ngược lại nếu trẻ gặp phải những dấu hiệu bất thường thì cần phải được thăm khám bác sĩ ngay. Đừng quên ghi nhớ những kiến thức hữu ích mà Mokey chia sẻ để chăm sóc bé yêu được hiệu quả bạn nhé.

Trẻ bị nôn liên tục là phản ứng bất thường của cơ thể cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề nào đó. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì, bố mẹ cần xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Viêm dạ dày ruột hoặc ngộ độc thực phẩm

Chứng viêm dạ dày ruột do virus hoặc vi khuẩn gây ra với ngộ độc thực phẩm có biểu hiện khá giống nhau đó là: trẻ nôn nhiều lần, liên tục mỗi 5 – 30 phút trong vòng 1 – 12 giờ đầu. Để ý kĩ bố mẹ sẽ phân biệt được bằng các triệu chứng đi kèm như sau:

Nếu nhiễm virus, trẻ bị nôn, sốt cao và đau bụng đột ngột. Trẻ có thể kéo dài từ 12 – 72 giờ. Triệu chứng tiêu chảy thường xuất hiện trong ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai khi bệnh khởi phát.

Nếu là nguyên nhân do trẻ bị ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng thường xuất hiện 2 – 12 giờ sau khi trẻ ăn xong. Triệu chứng nôn không phát sốt thường không kéo dài quá 12 giờ, có thể kèm tiêu chảy.

Tắc ruột

Đây là tình trạng tuy ít gặp nhưng khá nguy hiểm, bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay khi phát hiện. Biểu hiện của tắc ruột đó là trẻ đau bụng dữ dội. Những triệu chứng bao gồm: đau bụng quằn quại, liên tục hoặc đau theo từng cơn; trẻ bị nôn ra mật xanh mật vàng; đau bụng không kèm theo nhu cầu đại tiện; da dẻ xanh xao nhợt nhạt, vã mồ hôi; trẻ mất sức, mệt lả người.

Lồng ruột

Nếu thấy trẻ dưới 4 tuổi đột nhiên nôn, không sốt, không muốn ăn uống gì, bị đau bụng không đi ngoài được, gập chân về hướng bụng, sắc mặt nhợt nhạt. Đây có thể là biểu hiện của chứng lồng ruột và bố mẹ cần phải được đưa đi bệnh viện điều trị ngay.

Đến bệnh viện ngay khi trẻ có những dấu hiệu bất thường

Hẹp phì đại môn vị

Đây không phải là trường hợp dễ gặp, nhưng có thể xuất hiện ở các bé sơ sinh từ 3-5 tuần tuổi. Bé bỗng nhiên nôn dữ dội, nôn nhiều lần thì bố mẹ cần cảnh giác với chứng hẹp phì đại môn vị [nằm ở phía cuối dạ dày – đoạn nối với tá tràng]. Biểu hiện là trẻ bú – nôn trớ – đói và thường là không sốt.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ, ói hoặc biểu hiện muốn nôn nhưng không được, có khả năng bé bị trào ngược dạ dày thực quản. Trong một vài trường hợp, trẻ có thể trớ sữa nhiều lần và nôn hết toàn bộ ra ngoài.

2/ Nên làm gì khi thấy trẻ bị nôn nhiều?

Khi thấy trẻ bị nôn không sốt, phụ huynh cần nhanh chóng xử lý bằng những phương pháp dưới đây để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Theo dõi dấu hiệu mất nước ở trẻ

Nôn ói có thể khiến trẻ mất một lượng nước trong cơ thể. Bố mẹ cần theo dõi liệu bé nhà mình có bị mất nước hay không qua các biểu hiện như: Môi hơi khô, trẻ khát nước. Dấu hiệu mất nước nặng hơn bao gồm: khóc không xuất hiện nước mắt, trẻ không đi tiểu trong vòng 6 tiếng, mắt trũng xuống. Khi đó cần đưa trẻ đi khám ngay.

Điều chỉnh chế độ ăn

Nếu là trẻ sơ sinh bị nôn trớ, ọc sữa thì mẹ nên cho bé tiếp tục bú, có thể chia nhỏ các cữ bú và cho bé bú từ từ. Với trẻ đang ăn dặm thì cho trẻ ăn uống đủ nhu cầu, không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Ăn xong nên cho bé vận động nhẹ nhàng để dễ tiêu hóa.

Bù nước cho trẻ

Bố mẹ có thể dùng dung dịch Oresol pha với nước theo tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. Dung dịch Oresol giúp cân bằng điện giải trong cơ thể trẻ, phòng ngừa và điều trị mất nước. Nếu trẻ không uống được hay nôn ngay sau khi uống, phụ huynh cần theo dõi sát sao khi thấy bé có triệu chứng mất nước nặng và tiếp tục cho uống lại sau 10 phút.

Nằm gối đầu cao

Đối với trẻ sơ sinh hay bị trớ, sau khi cho bú xong, mẹ nên bế trẻ sao cho đầu cao hơn thân sẽ góp phần làm giảm tình trạng trào ngược.Chú ý không nên cho bé mặc quần áo hay quấn chăn quá bó sẽ gia tăng áp lực lên bụng.

Đề phòng lây lan

Nếu trẻ bị nôn do nhiễm siêu vi, vi trùng thì bố mẹ cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ, hạn chế tiếp xúc nhiều để tránh lây lan cho bản thân hay người xung quanh. Nên rửa tay thường xuyên và để trẻ ở nhà cho đến khi trẻ hết nôn sau 24 giờ.

Cẩn thận chăm sóc trẻ khi bị nôn do nhiễm siêu vi

3/ Một số lưu ý khi trẻ bị nôn không sốt

Tuy tình trạng nôn không sốt ở trẻ có thể kiểm soát được nếu ở tình trạng nhẹ, thế nhưng khi thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khi có các biểu hiệu sau:

  • Trẻ bị nôn ra dịch mật [màu xanh] hoặc máu [màu đỏ hoặc nâu].
  • Tình trạng nôn kéo dài hơn 24 giờ.
  • Trẻ không ăn uống được trong vài giờ liên tục.
  • Dấu hiệu mất nước nặng: môi khô, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong 6 giờ.
  • Trẻ đau bụng dữ dội.
  • Xuất hiện sốt trên 38 độ C kéo dài hơn 3 ngày.
  • Trẻ mệt lừ đừ, ngủ gà.

Tóm lại, khi thấy trẻ bị nôn, nhưng nếu trẻ vẫn vui chơi, ăn uống bình thường được thì bố mẹ có thể theo dõi trẻ tại nhà và bù nước điện giải cho trẻ. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần đưa đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Nguồn tham khảo:

//www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-nho-tuoi-bi-non-nhieu-khong-sot-phai-lam-sao/

Video liên quan

Chủ Đề