Tam cương ngũ thường nghĩa là gì năm 2024

Ngũ thường (五常) với chữ "ngũ" là năm và chữ "thường" là hằng có hay là đức tính của con người. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân (仁), Lễ (禮), Nghĩa (義), Trí (智), Tín (信) xuất phát từ Nho giáo của Trung Quốc. Thuật ngữ tam cương thường được nhắc liền mạch với ngũ thường thành cụm tam cương-ngũ thường.

Nhân (仁)[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân (trong "nhân hậu") là lòng yêu thương đối với vạn vật.

Nghĩa (義)[sửa | sửa mã nguồn]

Nghĩa (trong "chính nghĩa") là phải cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.

Lễ (禮)[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ (trong "lễ phép") mang tính tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.

Trí (智)[sửa | sửa mã nguồn]

Trí (trong "trí tuệ") là sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.

Tín (信)[sửa | sửa mã nguồn]

Tín (trong "uy tín") là phải giữ đúng lời hứa.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Lý Minh Tuấn. Tứ thư bình giải. Công ty Văn hóa Hương Trang. Trang 23.
  2. “a) Tam-Cang và Ngũ-Thường - Phật giáo Hòa Hảo”. Truy cập 5 tháng 7 năm 2015.
  3. Gia Khánh Đinh. Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 13. Khoa Học Xã Hội, 2000. Trang 504.

Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị theo ý muốn của ông. Nho giáo phát triển chủ yếu ở các nước Châu á.

Khổng tử đặt ra một loạt tam cương (tam cang), ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.

Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.

  1. Tam cương: tam là ba, cương ( cang) là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu thê (chồng vợ). Trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc “chết người”.

1. Quân thần: ("Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" nghĩa là: dù vua có bảo cấp dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp dưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ.

2. Phụ tử: ("phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con không chết thì con không có hiếu)").

3. Phu thê: ("phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói, vợ phải nghe theo).

  1. Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

1. Nhân: (tính người) Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.

2. Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.

3. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.

4. Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.

5. Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.

  1. Tam tòng: tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử".

1. Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha.

2. Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng.

3. Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con.

  1. Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh.

1. Công: làm giỏi, khéo léo trong việc làm.

2. Dung: (phải trao chuốc sắc đẹp) hòa nhã trong sắc diện.

3. Ngôn: dịu dàng, mềm mại trong lời nói.

4. Hạnh: nhu mì trong tính nết.

Báo Kinh tế nông thôn cuối tuần, số 28 (14-7 – 20-7-2007) có bài Tam cương và ngũ thường của tác giả Trà Kim Long. Bài báo viết: “Tam cương là quân, sư, phụ.” Viết như vậy là không đúng. Và từ chỗ sai đó, tác giả giải thích “suy rộng” ra. Chẳng riêng tác giả bài báo, trước đó, một vị giáo sư đại học, trong một cuộc hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh cũng nhầm lẫn như vậy và cũng giảng giải tam cương theo hướng sai đó. Điều này cho thấy xã hội đang quan tâm đến tam cương và ngũ thường, và sự giải thích tam cương sai lệch có cơ lan rộng. Tam cương là ba giềng mối trong xã hội loài người. Chữ cương viết bằng chữ Hán Việt này bên trái có bộ mịch (còn gọi bộ ti) nghĩa là sợi tơ nhỏ (từ điển Thiều Chửu giải thích: số tơ của một con tằm nhả ra gọi là hốt, năm hốt là mịch, mười hốt là ti; chữ mịch cũng dùng thay chữ ti để viết cho tiện); bên phải là chữ cương nghĩa là sườn núi (lấy âm). Chữ cương đây có nghĩa là “giềng mối”, “cái gì có thống hệ không thể rời được đều gọi là cương” (cương lĩnh cũng nằm trong nghĩa này).

Vậy tam cương hay ba giềng mối đó là gì? Sách Tam tự kinh có đoạn: “Tam tài giả: thiên địa nhân (tam tài là trời đất người); tam quang giả: nhật nguyệt tinh (ba thứ sáng là (mặt) trời, trăng, sao); tam cương giả: quân thần nghĩa, phụ tử thân, phu thê thuận (ba giềng là: nghĩa vua tôi, tình cha con, thuận vợ chồng).

Như vậy, tam cương là: quân thần cương, phụ tử cương, phu thê cương; nói gọn là quân – thần, phụ – tử , phu – thê (hoặc phu - phụ). Theo Tam tự kinh thì mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa; mối quan hệ cha con cốt ở cái tình thuận. Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc “chết người”: quân sử thần tử, thần bất tử bất trung (vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung); phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu (cha khiến con chết, con không chết không hiếu). Còn mối quan hệ vợ chồng thì phu xướng phụ tùy (chồng nói ra, vợ phải theo), con gái phải học tam tòng (tại gia tòng phụ ở nhà theo cha, xuất giá tòng phu lấy chồng theo chồng, phu tử tòng tử chồng chết theo con (trai), và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh)...