Tế bào hồng cầu trong môi trường đẳng trương

Dung dịch đẳng trương là tên gọi của 2 loại dung dịch có cùng áp suất thẩm thấu giữa hai bên của một màng bán thấm. Trong Y khoa, màng bán thấm được chọn là màng tế bào hồng cầu và so sánh áp suất thẩm thấu đối với huyết tương. Dung dịch đẳng trương là loại dịch truyền rất thường được sử dụng nhằm hồi phục nhanh thể tích tuần hoàn của cơ thể.

Tế bào hồng cầu trong môi trường đẳng trương

Dịch đẳng trương là gì?

Dung dịch đẳng trương là tên gọi của một loại dung dịch so với dung dịch đối chứng còn lại có cùng áp suất thẩm thấu, hoặc nồng độ chất tan, giữa hai bên của một màng bán thấm. Trạng thái này cho phép có sự chuyển động tự do của các phân tử nước trên màng mà không làm thay đổi nồng độ các chất hòa tan ở môi trường hai bên màng mặc dù nước đang di chuyển trên cả hai chiều.

Trong sinh học, một số tế bào sống phải được duy trì trong môi trường hằng định là dung dịch đẳng trương để tạo điều kiện thuận lợi cho các chức năng của tế bào. Lúc này, thành tế bào mới ổn định, vừa duy trì hình dạng cấu trúc, bảo vệ các bào quan bên trong và vừa đóng vai trò là màng bán thấm, giúp tế bào trao đổi nước với môi trường bên ngoài.

Dựa trên nguyên lý này, huyết tương bao quanh các tế bào máu là một dung dịch đẳng trương lý tưởng, cho phép các tế bào di chuyển các phân tử nước và chất dinh dưỡng vào và ra khỏi tế bào. Đây là điều kiện cần thiết cho các tế bào máu để thực hiện chức năng cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho các bộ phận khác trên khắp cơ thể. Nếu các tế bào ở trong môi trường của dung dịch ưu trương, nước từ bên trong tế bào sẽ bị thất thoát ra ngoài, tế bào bị teo nhỏ, suy kiệt. Ngược lại, nếu các tế bào ở trong môi trường của dung dịch nhược trương, nước từ bên ngoài tế bào sẽ ồ ạt đi vào bên trong, tế bào bị trương phình và vỡ ra.

Trong y khoa, khi cơ thể bị mất một lượng dịch lớn, do bất cứ nguyên nhân gì, loại dung dịch được lựa chọn đầu tiên để hồi sức là dung dịch đẳng trương so với máu. Dịch có thể được nhanh chóng đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm truyền tĩnh mạch, vừa hồi phục được thể tích tuần hoàn hiệu quả và vừa tái lập môi trường tương đối cân bằng huyết tương mà không làm tổn thương thành tế bào.

Những lưu ý khi truyền dịch đẳng trương

Trước khi bắt đầu truyền dịch, cần ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn cơ bản, mức độ phù nề hay ứ dịch ở ngoại biên, tiếng âm thổi tại tim, rales phổi và tiếp tục theo dõi trong, sau khi truyền.

Theo dõi các dấu hiệu của giảm thể tích, bao gồm lượng nước tiểu

Chủ Đề