Thẩm là gì Hán Việt

Quy định pháp luật về thẩm phán

  • 1. Quy định chung về chức danh thẩm phán
  • 2. Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán
  • 3.Tiêu chuẩn để trở thành thẩm phán.
  • 4. Tiêu chuẩn vơi từng ngạch thẩm phán.
  • 5. Thủ tục hình thành thẩm phán

1. Quy định chung về chức danh thẩm phán

Thẩm phán Toà án nhân dân ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh bao gồm Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ượng, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện bao gồm Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thẩm phán Toà án quân sự các cấp bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự trung ương đồng thời là Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực.

Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xét xử theo quy định của pháp luật, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán.

Thẩm phán làm nhiệm vụ theo sự phân công của chánh án. Khi xét xử thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán

Thẩm phán là chức danh xét xử chuyên nghiệp và là công chức của nhà nước. Trong hội đồng xét xử, thẩm phán được coi là chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về pháp luật. Thẩm phán đóng vai trò chính “gánh vác” chức năng xét xử của tòa án. Trong khi hội thẩm chỉ xuất hiện trong hội đồng xét xử sơ thẩm thì thẩm phán xuất hiện trong tất cả các hội đồng xét xử. Có thể nói, thẩm phán là sự hiện diện của nhà nước trong việc thực hiện chức năng xét xử. Đặc điểm và yêu cầu nổi bật đối với thẩm phán là phải có trình độ chuyên môn cao về pháp luật.

Hiện tại làm việc trong hệ thống tòa án có hàng nghìn thẩm phán được chia thành 4 ngạch xếp theo phẩm cấp từ trên xuống dưới gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chỉ làm việc ở Tòa án nhân dân tối cao. Thẩm phán cao cấp có thể làm việc ở Tòa án dân dân các cấp và tòa án nhân dân cấp tỉnh. Thẩm phán trung cấp có thể làm việc ở tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện, tòa án quân sự cấp quân khu và tòa án quân sự khu vực. Thẩm phán sơ cấp có thể làm việc ở Tòa án nhân dân tối cao và tòa án quân sự cấp quân khu, tòa án nhân dân cấp huyện và các tòa án quân sự khu vực.1 Tất cả các thẩm phán của Việt Nam hiện nay đều làm việc theo nhiệm kì, theo đó khi bổ nhiệm lần đầu tiên thẩm phán có nhiệm kì 5 năm và các nhiệm kì tiếp theo có nhiệm kì 10 năm [Theo Điều 66 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, Điều 74 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014].

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

3.Tiêu chuẩn để trở thành thẩm phán.

Tiêu chuẩn để trở thành thẩm phán bao gồm tiêu chuẩn chung áp dụng đối với mọi ngạch thẩm phán và tiêu chuẩn riêng áp dụng đối với từng ngạch thẩm phán. Các tiêu chuẩn chung để trở thành thẩm phán bao [Theo Điều 67 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014] gồm:

- Các tiêu chuẩn về nhân thân - đạo đức: là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần bảo vệ công lí, liêm khiết, trung thực, có sức khỏe.

- Các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn: có trình độ chuyên môn luật trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử, tức là có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Tiêu chuẩn vơi từng ngạch thẩm phán.

Các tiêu chuẩn riêng đối với từng ngạch thẩm phán chủ yếu thể hiện sự khác biệt về thâm niên và năng lực [Theo khoản 1-5 Điều 68, khoản 1 Điều 69 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014], bao gồm:

- Đối với thẩm phán sơ cấp phải có thâm niên công tác pháp luật từ 5 năm trở lên, có năng lực xét xử, đã trúng tuyển kì thi tuyển chọn thẩm phán sơ cấp.

- Đối với thẩm phán trung cấp phải có thâm niên thẩm phán sơ cấp từ đủ 5 năm trở lên hoặc kinh nghiệm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên, có năng lực xét xử, đã trúng tuyển kì thi tuyển chọn vào ngạch thẩm phán trung cấp.

- Đối với thẩm phán cao cấp phải có thâm niên thẩm phán trung cấp từ đủ 5 năm trở lên hoặc thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án dân dân các cấp hoặc tòa án quân sự trung ương, đã trúng tuyển kì thi tuyển chọn vào ngạch thẩm phán cao cấp.

- Đối với thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có thâm niên thẩm phán cao cấp từ đủ 5 năm trở lên và có năng lực xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao.

Có thể thấy, nhìn chung điều kiện trở thành thẩm phán chú trọng nhiều tới trình độ chuyên môn, cụ thể là thâm niên làm thẩm phán trước đó. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, điều kiện này không phải là tuyệt đối. Trong trường hợp cần thiết có thể tuyển chọn người chưa có thâm niên thẩm phán song có thâm niên công tác pháp luật. Thậm chí trong trường hợp cần thiết liên quan tới bố trí chức vụ lãnh đạo của bất kì tòa án nào hoặc để bổ nhiệm chức danh thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ứng viên thẩm phán thậm chí không

Cần có thâm niên công tác pháp luật.1 Như vậy, tiêu chuẩn chuyên môn không phải lúc nào cũng được đề cao, đặc biệt hiện tại khi “thời gian làm công tác pháp luật” hiện đang được giải thích rất rộng, bao gồm hầu hết các nghề nghiệp trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới pháp luật và không phải nghề nghiệp nào cũng có trình độ chuyên môn áp dụng pháp luật như nghề thẩm phán [Theo Khoản 6 Điều 68, khoản 2 Điều 69 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-TANDTC-BQP-BNV ngày 20/10/2011 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ quy định: “Thời gian làm công tác pháp luật” là thời gian công tác liên tục kể từ khi được xếp vào một ngạch công chức theo quy định của pháp luật, bao gồm: Thư kí tòa án, thẩm tra viên ngành tòa án; kiểm tra viên, điêu tra viên, kiểm sát viên ngành kiểm sát; trinh sát viên trung cấp trở lên, cảnh sát viên trung cấp trở lên của lực lượng cảnh sát nhân dân, trinh sát viên trung cấp trở lên của lực lượng an ninh nhân dân và điều tra viên trong lực lượng công an nhân dân; cán bộ điều tra, bảo vệ an ninh trong quân đội; chuyên viên, chấp hành viên, công chứng viên, thanh tra viên, cán bộ pháp chế, giảng viên về chuyên ngành luật; thời gian được bầu hoặc cử làm hội thẩm, thời gian làm luật sư cũng được coi là “thời gian làm công tác pháp luật”].

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Thủ tục hình thành thẩm phán

Về mặt thủ tục hình thành, thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các thẩm phán còn lại đều do Chủ tịch nước là người bổ nhiệm cuối cùng, tuy nhiên trải qua hai quy trình riêng biệt. Đây chính là nội dung của “chế độ bổ nhiệm thẩm phán”:

- Để trở thành thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, ứng viên phải được Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia [Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia bao gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, 1 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án tòa án quân sự trung ưong, các chánh án Tòa án dân dân các cấp, 1 đại diện của lãnh đạo ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Ban chấp hành Trung ương Hội luật gia Việt Nam. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch hội đồng này. [theo khoản 1 Điều 70 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014]] chọn và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề cử lên Quốc hội. Sau khi Quốc hội phê chuẩn đề cử của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Để trở thành thẩm phán sơ cấp, trung cấp hoặc cao cấp, trước tiên ứng viên phải vượt qua kì thi tuyển tương ứng do Hội đồng thi tuyển chọn thẩm phán sơ cấp, thẩm phán trung cấp, thẩm phán cao cấp 1 tổ chức. Sau khi đỗ kì thi này, ứng viên có thể được Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia chọn để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm vào ngạch thẩm phán tương ứng. Chủ tịch nước kí quyết định bổ nhiệm nếu đồng ý với đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề