Thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là gì năm 2024

Theo Thái Văn Trừng (1971), thảm thực vật rừng của nước ta rất phong phú, trong đó có 50% thành phần thực vật đặc hữu thuộc khu hệ thực vật đệ tam Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa, đồng thời thảm thực rừng Việt Nam cũng hội tụ các luồng di cư thực vật từ nhiều hướng. Từ hướng Nam lên có luồng các nhân tố Malaysia-Indonesia.

Luồng di cư từ phía Bắc xuống là luồng các nhân tố Vân Nam-Qúy Châu, hướng Tây và Tây Nam là luồng các yếu tố ấn Độ-Miến Điện. Trên nền tảng quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng (1971) đã xây dựng hệ thống phân loại và lập bản đồ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Dưới đây tóm lược các kiểu thảm thực vật rừng chủ yếu:

1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phú (cũ), Hà Giang, Thừa Thiên, Đà Nẵng.

2. Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới phân bố ở Ba Chẽ (Quảng Ninh), an Châu, Biển Động (Bắc Giang), Bến Chuông (Thanh Hóa), Qùy Châu (Nghệ An).

3. Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới phân bố ở Nghệ An, Bắc Giang, Đăk Lăk, Đồng Nai…

4. Kiểu rừng kín hơi khô nhiệt đới phân bố ở Đồng Tháp Mười, U Minh, Quảng Bình (trên các loại đất phèn và đất cát).

5. Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới, phân bố ở Tây Nguyên, Mường Xén, Con Cuông, Cò Nòi. Kiểu này hình thành trên điều kiện mùa khô kéo dài, khắc nghiệt.

6. Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới phân bố ở Quảng Yên, Hoàng Mai, Bố Trạch…

7. Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao, khô nhiệt đới phân bố tập trung ở Phan Rang, Phan Thiết, Cheo Reo, Đăk Lăk, Mường Xén, An Châu, Tây Bắc.

8. Truông bụi gai hạn nhiệt đới phân bố ở vùng khô kiệt Phan Rang, Phan Thiết. 9. Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.

10. Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp.

11. Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới núi cao hơn 1800 m. Điển hình là rừng kín Pơ Mu ở Fanxipan, Thông nàng, Thông ba lá ở Đà Lạt.

12. Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp phân bố ở Mộc Châu, Yên Châu, Đà Lạt.

13. Kiểu quần hệ khô vùng cao. Kiểu này gồm các rú cây nhỡ, rừng rụng lá, rừng lá cứng khô ròn và trảng cỏ cao, trảng cỏ thấp trên đất xấu nông cạn.

14. Kiểu quần hệ lạnh vùng cao phân bố trên các đỉnh núi cao Fanxipan, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin.

Về thảm thực vật tự nhiên trên các vùng đất ngập nước. Trên các vùng đất ngập nước chịu ảnh hưởng của nước mặn ở ven biển, thảm thực vật tự nhiên là những loài cây chịu mặn và có khả năng thích nghi với điều kiện ngập nước. Phan Nguyên Hồng (1999) đã thống kê được 106 loài cây ngập mặn, trong đó vùng ven biển Nam Bộ có 100 loài, vùng ven biển Trung Bộ có 69 loài, ven biển Bắc Bộ có 52 loài, chủ yếu gồm các loài cây Đước, Vẹt (họ Rhizophoraceae), Mấm (họ Avicenniaceae), Bần (họ Sonneratiaceae), Dừa nước, Chà là (họ Palmae), Rau sam đỏ (họ Aizoaceae). Thành phần của thảm thực vật tự nhiên ở vùng cửa sông thư¬ờng gồm những loài cây nước lợ (chịu được môi trư¬ờng nước lợ), điển hình là các loài Bần trắng (Sonneratia alba), Bần Chua (Sonneratia caseolaris), Vẹt Khang (Bruguiera sexangula), Dừa nước (Nypa fruticans) là những loài chỉ thị cho môi trường nước lợ.

Thực vật ở vùng ven hồ thường là các loài Súng (họ Nelumbonaceae), Sen (Nelumbo nucifera) thuộc họ Súng (Nelumbonaceae), Bèo cái (Pistia stratiotes) thuộc họ Ráy (Araceae), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata) thuộc họ Bèo tai chuột (Salvinaceae).v.v..

Cây Tràm (Melaleuca cajuputi) là một loài cây quan trọng ở những vùng đầm ngập nước theo mùa ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong các đầm lầy, các loài lau, lách, sậy, cói, cỏ cũng là những loài thực vật chiếm ưu thế. Chúng thường được gọi là các loài thực vật nhô vì thân của những loài này một phần ở trong nước và một phần nhô cao khỏi mặt nước. Tập đoàn thực vật đầm lầy đặc trưng dọc các con kênh chia cắt các vùng đầm lầy khỏi những vùng bằng phẳng ở khu vực giữa đồng bằng, nơi ít bị ngập hơn những phần còn lại của vùng.

Những loài thực vật ưu thế trong hầu hết những đầm lầy nước ngọt bao gồm những loài lau sậy (Phragmites), bồn bồn (Typha), lác (Cyperus tagetiformis), cỏ năn (Eleocharis), cỏ ống (Panicum), cói (Cyperus papyrus). Đặc tính của mỗi thảm thực vật lại thay đổi theo địa lý và chế độ thủy văn của từng đầm lầy. Liên quan đến các hệ sinh thái đất ngập nước, các quần hệ thực vật đáng chú ý là :

(i) rừng ngập mặn ở vùng cửa sông ven biển; (ii) rừng đầm lầy trên đất trũng, đất phèn (phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long); và (iii) các quần xã thực vật thủy sinh trong các ao, hồ là những đối tượng quan trọng.

Trảng cỏ (còn được gọi theo phiên âm từ nước ngoài xa-van, savan) là một kiểu thảm thực vật nhiệt đới trong đó tầng ưu thế sinh thái là tầng cỏ. Trong tầng cỏ có các cây to, nhỡ, bụi rất thưa thớt chỉ là những yếu tố phụ của cảnh quan thực vật và biểu hiện những mức độ thoái hóa của đất đai. Tầng cỏ ưu thế sinh thái có thể cao hoặc thấp và tồn tại lâu dài trong tự nhiên. Trảng cỏ theo quy ước ở Yangambi (1956) có chiều cao của các loài cỏ là trên 0,8 m. Đối với các trảng cỏ có chiều cao dưới mức 0,8 m có thể được hiểu và sử dụng bởi các thuật ngữ thảo nguyên, trảng thảo nguyên, bãi thảo nguyên.

Trảng cỏ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới khô Châu Mĩ, Châu Phi, Châu Á và Châu Đại Dương, nơi có mùa khô kéo dài. Trảng cỏ chiếm đến 20% diện tích đất liền của Trái Đất, trong đó châu Phi chiếm diện tích trảng cỏ lớn nhất thế giới.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Trảng cỏ ít mưa và mùa mưa rất ngắn, tập trung vào một thời gian ngắn trong năm (từ vài tuần đến vài tháng). Vùng trảng cỏ nếu mưa nhiều hơn sẽ biến thành rừng, nếu ít mưa hơn sẽ biến thành hoang mạc thậm chí là sa mạc. Đặc trưng cơ bản nhất là lượng bốc hơi luôn cao hơn lượng mưa. Tùy theo lượng mưa mà trảng cỏ được chia thành các loại trảng cỏ khô hạn, trảng cỏ bán khô hạn. Tùy theo nhiệt độ mà phân biệt trảng cỏ khô hạn lạnh hay trảng cỏ khô hạn nóng. Nhưng nói chung trảng cỏ là vùng chuyển tiếp giữa sinh cảnh rừng và sinh cảnh hoang mạc hoặc thảo nguyên.

Các đồng cỏ ở vĩ độ trung bình với dạng khí hậu hai mùa là mùa hạ mưa và mùa đông khô bao gồm đồng cỏ prairie ở Bắc Mỹ, pampa ở Argentina, vùng đất thấp đá vôi và đồng cỏ ở châu Âu và Trung Á. Chúng được phân loại với các xavan và vùng cây bụi ôn đới như là quần xã sinh vật đồng cỏ, trảng cỏ và vùng cây bụi ôn đới.

Các đồng cỏ ôn đới là quê hương của nhiều loài động vật ăn cỏ lớn, như bò rừng bison, linh dương Gazelle, ngựa vằn, tê giác và ngựa hoang cùng các loài động vật ăn thịt, như sư tử, linh cẩu, báo săn và báo hoa mai. Ngoài ra, sói xám cũng được tìm thấy trong các đồng cỏ ôn đới. Các động vật khác của khu vực này còn có các loài hươu, nai, chó đồng cỏ, chuột, thỏ, chồn hôi, sói đồng cỏ, rắn, cáo, cú, lửng, chim hoét, châu chấu, sơn ca đồng cỏ, chim sẻ, chim cút, diều hâu v.v.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là gì năm 2024
  • Thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là gì năm 2024
  • Thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là gì năm 2024
  • Thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là gì năm 2024

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Diễn thế sinh thái
  • Thảo nguyên
  • Hoang mạc
  • Truông gai
  • Rừng nghèo kiệt
  • Rừng

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thái Văn Trừng; Thảm thực vật rừng Việt Nam (trên quan điểm hệ sinh thái); Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật - Hà Nội (1978); Trang 196-197. Hoàng Kim Ngũ - Phùng Ngọc Lan; Sinh thái rừng - Giáo trình Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội (2005); Trang 338.