Thành phần nào trong son làm thâm môi

Xin chào mọi người!

Hôm trước ghé vài tiệm mỹ phẩm mua son môi mà thấy nhiều mẹ và các nàng đến giờ vẫn hỏi ” son này có nhiều chì không? Son này có làm thâm môi không?”. Nên mình phải viết ngay bài này để các mẹ và các nàng không còn tin vào những tin – đồn – thất – thiệt sai lầm về chì trong son và môi thâm nữa.

1. Môi 

Trên khuôn mặt, môi là vùng da có màu sắc đặc biệt nhất. Da môi rất mỏng, để chúng ta có thể nhận biết và đánh giá nhiệt độ của thức ăn trước khi đưa thức ăn vào miệng.

Vì da môi mỏng như vậy, màu sắc của môi chính là màu của máu. Một đôi môi nhạt màu, đôi môi đỏ tươi tắn hay môi thâm chủ yếu là do vấn đề máu của bạn [ chứ không phải do ” son màu có chì ” nhé].

2. Chì trong son môi gây thâm môi

E rằng đây là hiểu lầm vĩ đại nhất về chăm sóc da của chúng ta. Tất cả mọi người đều dùng vàng để thử chì, và tất cả mọi người đều kỳ thị những loại son khiến vàng đổi màu.

*** Điều đầu tiên phải nói rằng, rất khó để biết được cái gì trong vàng đã phản ứng với son. Vì trong vàng không chỉ có vàng, mà còn những chất khác. Và vàng cũng như những hợp chất đó có thể gây ra phản ứng đổi màu với nhiều chất liệu khác nhau. Để thử một hợp chất có chứa chì hay không, không phải việc có thể làm dễ dàng ở nhà đâu! Nếu mọi thứ đơn giản thế thì bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nhà kiểm định mỹ phẩm mất rồi!

*** Và thứ hai, môi chỉ thâm do chì khi cơ thể đã nhiễm độc chì rất trầm trọng. Môi thể hiện màu máu, môi đỏ là máu tốt, môi tái là do thiếu oxy trong máu, môi thâm do chì là máu đã nhiễm chì. Khi ngộ độc chì, bạn không thể ngồi ở nhà chăm sóc da và uống thực phẩm chức năng thải độc mà khỏi. Bạn sẽ phải điều trị dài hạn và tốn kém tại bệnh viện cơ.

3. Nguyên nhân khiến môi bạn thâm đi vì son có thể là:

  • Bạn dùng quá nhiều son, trong một thời gian dài, khiến da của ban gặp khó khăn trong việc hấp thụ oxy và trao đổi chất. Cũng như người khó thở bị tím tái, da moi hấp thụ oxy kém trở nên thâm, tối màu.

  • Son của bạn có thành phần gây bắt nắng hoặc có thành phần nào đó gây kích ứng da môi mà bạn không cảm nhận được. Điều này khiến da môi của bạn tăng sản sinh melanin và trở nên nâu đi.
  • Môi có thể bị bầm do nó chịu nhiều lực tác động từ việc thoa son môi thường xuyên, mím môi trong khi trang điểm, các hoạt động tẩy trang hơi ” bạo lực “… Môi của chúng ta mỏng manh và rất nhạy cảm, những tác dộng tưởng chừng nhẹ nhàng như vậy cũng có thể khiến nó bầm tím.

Lozi Mom cam đoan rằng, không thể có chuyện bạn dùng son màu được kiểm đinh mà lại nhiễm độc chì nặng đến mức ấy.

3. Thế trong son môi có chì không? 

Thực tế thì chì không hề được bổ sung vào mỹ phẩm phục vụ cho con người vì bất kỳ mục địch nào. Hàm lượng chì có trong đồ trang điểm bắt nguồn từ các thành phần được sử dụng để tạo ra màu sắc trong cây son của bạn. Phần lớn tất cả các thành phần tạo màu cho mỹ phẩm đều có nguồn gốc từ chất khoáng được tìm thấy trong tự nhiên. Tất cả các chất khoáng tự nhiên [từ nhôm đến oxit kẽm] đều có chứa thành phần của các yếu tố tự nhiên như chì, tuy nhiên, mọi thành phần được sử dụng trong mỹ phẩm, đồ trang điểm hay các sản phẩm chăm sóc da đều được kiểm định, phân loại và chế biến sao cho các thành phần này đều “sạch” và không có hại dưới bất kỳ hình thức nào.

Chì là thành phần có mặt trong phần lớn các sản phẩm – từ oxy, nước, và gần như trong mỗi mảnh vật chất trên trái đất. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chì cũng có mặt trong những thành phần có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm cả các chất tạo màu. Một-phần-triệu [PPM] một hàm lượng rất nhỏ; được sử dụng thích hợp sẽ chỉ tương đương với một hàng đường trong 5 pound bột.

Theo báo cáo của FDA, lượng chì trung bình trong son môi là 1.11 PPM. Nếu chúng ta ước tính trọng lượng trung bình của một thỏi son môi là 1,5 gram, sẽ có khoảng 300 thỏi son môi trong 1 pound chì. Với tỷ lệ một-phần-triệu, lượng chì này chẳng có ý nghĩa gì. Chúng ta sẽ cần phải ăn hàng ngàn thỏi son môi trong suốt cuộc đời của mới đủ để tích lũy lượng chì dẫn đến rủi ro khi sử dụng son môi – và phụ nữ thì không ăn son môi. Tất nhiên, bạn sẽ ăn một lượng nhỏ nhưng phần lớn lượng son trên môi bạn sẽ bay đi theo một cách khác.

Thật không may, các thông báo truyền thông đã bỏ qua thông tin này, bởi vì họ muốn gây hoang mang cho khách hàng, giật tít để có được nhiều sự chú ý hơn so với việc tung ra một thông tin, tiêu đề với nội dung: “Chì được tìm thấy trong son môi”

Hãy cứ yên tâm làm đẹp nha các mẹ!

4. Tóm lại thì,

Nếu bạn lo ngại về việc tiếp xúc với chì, bạn muốn bảo vệ sức khỏe của mình thì hãy mang sơn, đất và nguồn nước trong nhà của bạn đi thử nghiệm nồng độ chì hơn là mở túi đồ trang điểm của chính mình trong một nỗi sợ hãi rằng việc mua thêm một cây son màu khác sẽ làm hại bạn. Sau khi thông tin về lượng chì trong son môi được sử dụng một cách an toàn, bạn có thể thấy rằng tất cả son môi đều có chứa một lượng chì nhất định – tất nhiên, thậm chí có nhãn hiệu tự xưng là “không có chì” thì cùng chỉ là do họ không biết về nguồn gốc của các chất tạo màu hoặc thành phần khoáng trong đồ trang điểm hay sản phẩm chăm sóc da mà thôi. Sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn tất cả các thành phần từ chì trong son môi, nhưng nó không hề có hại cho sức khỏe. Lần tới khi bạn nhìn thấy một tít trên báo hoặc một câu chuyện tin tức đem đến thông tin làm mất uy tín của một hãng nào đó, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi làm quá vấn đề lên – và để ý xem những thông tin này có thực sự đáng tin không hay chỉ là một chiêu trò gây hoang mang và tạo sự chú ý.

Cảm ơn các mẹ đã đọc những chia sẻ kiến thức về chì trong son môi và thâm môi của mình.

Chúc các mẹ luôn đẹp và vui vẻ nha!

Nguồn ảnh : Internet

Lana – Lozi Mom

? TỔNG HỢP MÃ GIẢM GIÁ ĐƯỢC NHIỀU MẸ QUAN TÂM ?

TỔNG HỢP MÃ GIẢM GIÁ HOT NHẤT

KHUYẾN MÃI 30 THÁNG 4

MÃ GIẢM GIÁ TIKI.VN

MÃ GIẢM GIÁ ADAYROI.COM

MÃ GIẢM GIÁ LAZADA.VN

MÃ GIẢM GIÁ LOTTE.VN

MÃ GIẢM GIÁ BITIS

MÃ GIẢM GIÁ PAULA’S CHOICE

Để đôi môi luôn căng mượt ẩm mọng trong mùa đông thì các sản phẩm dưỡng môi là món đồ không thể thiếu trong túi trang điểm của các quý cô. Có hàng triệu sản phẩm son dưỡng môi được quảng cáo là giúp đôi môi không bị khô và nứt nẻ để thu hút khách hàng, song không phải loại son nào cũng hữu dụng như vậy.

Một số loại son dưỡng tưởng chừng lành tính nhưng lại có thể chứa những thành phần khó ưa gây hại cho đôi môi của bạn.Hãy cùng Đẹp365 kiểm tra xem các thành phần của loại son dưỡng có màu mình đang dùng có các hợp chất không nên có này không nhé.

#1. Dầu khoáng

Dầu khoáng là một sản phẩm trong quá trình chưng cất xăng dầu, nó hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên dầu khoáng lại sở hữu hai lợi ích mà các nhà sản xuất mỹ phẩm yêu thích. Thứ nhất là rẻ hơn nhiều so với dầu dừa, bơ hạt mỡ và dầu ô liu, sử dụng nó mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà sản xuất. Thứ hai, loại dầu này không oxy hoá lâu dài, điều này có nghĩa là chúng không bao giờ bị ôi theo thời gian, hạn dùng có thể là mãi mãi.

Dầu khoáng trong công thức son dưỡng là loại đã được tinh chế, sẽ không hẳn là gây hại cho bạn. Tuy nhiên nếu môi của bạn bị khô và những gì dầu khoáng làm chỉ là nằm lì lên trên môi tạo cho bạn cảm giác môi không “ khô ”. Nó không hấp thụ, không nuôi dưỡng hay chữa lành cho môi. Hơn nữa dầu khoáng còn tạo một lớp màng ngăn chặn sự thẩm thấu của các dưỡng chất có lợi khác của sản phẩm vào môi.  

#2. Chất tạo hương thơm

Dù các loại son dưỡng có màu với mùi thơm trái cây, kẹo ngọt rất hấp dẫn song bạn có thể bị dị ứng hoặc có những phản ứng bất thường với các chất tạo hương thơm có trong thỏi son dưỡng môi. Trong đó, các phản ứng dị ứng với hương liệu là phổ biến nhất.

Quế và các thành phần liên quan đến quế được sử dụng khá nhiều trong công thức son dưỡng để tạo nên những mùi hương, đặc biệt là trong son dưỡng có màu vì nó có mùi dễ chịu và có khả năng bảo vệ môi dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, chính chất Cinnamate – thành phần chính của tinh dầu quế lại là một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra kích ứng.

#3. Phenol hoặc methol

Phenol và menthol là những thành phần quen thuộc trong các công thức son dưỡng có màu. Chúng có tác dụng mang lại cho bạn cảm giác mát lạnh, dễ chịu ngay lập tức. Tuy nhiên, các chất này thường không có tác dụng chữa trị nào cho môi. Ngược lại, chúng có thể khiến đôi môi bạn có cảm giác khó chịu và có thể làm cho đôi môi trở nên nhạy cảm hơn.

Một khi môi trở nên nhạy cảm. nó sẽ dễ bị nứt nẻ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng khác, nhất là vào mùa đông.

#4. Vitamin E

Theo đánh giá của Mayo Clinic Arizona – một phòng khám ở Mỹ thì trong vòng 20 năm các trường hợp dị ứng do dùng son dưỡng có màu chứa vitamin E rất hiếm gặp, tuy nhiên cũng không hẳn là không có. Theo nhiều chuyên gia da liễu, một số bệnh nhân có thể có phản ứng dị ứng với kem bôi vitamin E. Bác sĩ Lauren E. Ploch, một thành viên của Học viện Da liễu Mỹ khuyên mọi người không phải lúc nào cũng nên sử dụng vitamin E để dưỡng môi, thay vào đó mọi người có thể tìm các loại son dưỡng có màu chứa sáp ong, lanolin,…vừa giữ được đôi môi mềm mại, lại còn không có nguy cơ gây ra kích ứng.

Nhìn chung, dùng son dưỡng môi trị thâm là nhu cầu rất cần thiết trong việc giữ đôi môi luôn mịn màng và hồng hào hơn. Tuy nhiên bạn cần cẩn trọng hơn trong việc nghiên cứu thành phần son dưỡng khi lựa chọn loại son dưỡng có màu, nhất là đối với các loại son dưỡng có màu có mùi thơm hấp dẫn. Bên cạnh đó, hãy dùng thêm mặt nạ ủ môi, thường xuyên tẩy tế bào chết môi để chăm sóc môi được tốt hơn bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề