Thế nào là hệ thống ngân hàng hai cấp đặc điểm của hệ thống ngân hàng hai cấp

3. Nh÷ng nhËn xÐt chung:


Mô hình ngân hàng hai cấp: Một cuộc cách mạng

15:05 | 05/05/2016

Nhìn lại hệ thống NH đang vận hành theo cơ chế thị trường hiện nay, ít ai hình dung được khoảng 3 thập kỷ trước đây, ngành NH gặp muôn vàn khó khăn và đã phải tiến hành một “cuộc cách mạng” trong chuyển đổi mô hình hoạt động để phù hợp với sự vận động của nền kinh tế.

Về nơi nguồn cội
VAMC và sứ mệnh lịch sử
Hoàn thiện khung khổ, hỗ trợ điều hành

Thoát khỏi vai trò ngân sách thứ hai

Thời kỳ trước năm 1986, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chỉ cho phép hệ thống NH có duy nhất một cấp, đóng vai trò giống như “ngân sách thứ hai” hay cánh tay nối dài của ngân sách Nhà nước [NSNN]. Sở dĩ gọi là ngân sách thứ hai vì trong nền kinh tế như vậy, nguồn vốn do Nhà nước quản lý tập trung và rót vào hệ thống các DNNN. Trong trường hợp các DN thiếu vốn, kể cả vốn cố định và lưu động thì sẽ yêu cầu NH phải đáp ứng. Thứ nữa là, nếu NSNN thiếu thì nghiễm nhiên hệ thống NH một cấp này phải chịu trách nhiệm cung cấp.

Hoạt động NH hiện nay đã khác xa so với thời kỳ NH một cấp trước đây

Thực tiễn đó cho thấy, mặc dù đóng vai trò là trung gian cung cấp vốn cho nền kinh tế nhưng vốn đó lại hoạt động theo cơ chế chỉ định của Chính phủ, tức là tín dụng chỉ định theo các mục tiêu, không mang tính chất cung - cầu của thị trường. Điển hình và có lẽ cũng là dấu ấn dễ nhớ nhất về thời kỳ NH một cấp này là bài hát “Em đi làm tín dụng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Lời bài hát mang trong đó ý nghĩa là tín dụng của NH cho vay theo chỉ định của Chính phủ: “Trải mấy năm qua em đi làm tín dụng / Em mang tiền Chính phủ, cho bản làng vay đủ…”.

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới, trọng tâm là chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, kéo theo đó là sự thay đổi từ mô hình quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường. Trong bối cảnh chuyển đổi của nền kinh tế như vậy, một yêu cầu cấp bách được đặt ra là phải làm sao tách bạch giữa chức năng quản lý và kinh doanh trong hệ thống NH.

“Khi bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì một điều tất yếu là phải có được một thị trường về tín dụng NH thực sự, chứ không còn theo tính chất chỉ định như trước đây. Do đó, hệ thống NH buộc chính nó phải chuyển đổi để tạo ra một cơ chế thị trường liên quan đến nguồn vốn tín dụng.

Hơn nữa, chuyển đổi này cũng phù hợp với chuyển đổi của bản thân nền kinh tế, gắn với chuyện chuyển đổi về nguồn vốn Nhà nước và gắn với sự thay đổi về cách thức quản lý đối với DNNN”, chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh nhìn nhận về quá trình tất yếu phải chuyển đổi sang mô hình NH hai cấp này.

Vượt qua nhữngkhó khăn chất chồng

TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, người khi đó có vai trò quan trọng trong chỉ đạo và triển khai chuyển đổi sang mô hình NH hai cấp nhớ lại: Chủ trương chuyển đổi này đã bắt đầu từ những năm 1986-1987, nhưng quá trình ấy diễn ra không dễ dàng bởi thời điểm đó đất nước cũng đang bước vào giai đoạn chuyển đổi cả nền kinh tế với những khó khăn rất lớn. Trong đó, cái vướng nhất là hệ thống luật lệ còn thiếu nhiều quy chế, quy định, thể chế cho kinh tế thị trường.

Không chỉ thiếu mà sự không đồng bộ, không phù hợp và chưa có kinh nghiệm cũng là rào cản lớn cho các NHTM [NH chuyên doanh] đi vào hoạt động trong môi trường mới, cũng như cho hoạt động quản lý, giám sát của NHNN.

“Các quy định không sát với tình hình thực tế, hay bị va vấp vào những vấn đề mà mình tưởng không xử lý được. Đơn cử, theo quan điểm của chúng ta lúc đó, quốc doanh là chủ đạo thì khi cho vay hay các chính sách khác là cứ phải ưu tiên vào quốc doanh. Nó xung đột như thế nên khó nhất là thể chế, nhưng không phải một lúc mà thay đổi được, cứ phải dần dần, lấy những kết quả chuyển đổi khả quan của nền kinh tế để thôi thúc, tác động để thay đổi”, ông Kiêm nhớ lại tình hình khi đó.

Thế nhưng, ngay cả khi luật lệ, chính sách có rồi mà không có đội ngũ triển khai thì công việc cũng không “trôi”, có thể dẫn đến rủi ro ngay. Nên vấn đề tiếp theo đặt ra đối với ngành NH là phải có bộ máy con người. Mô hình mới cần những người có chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và phải được gửi đi học hỏi, đào tạo để nếu ở cương vị NHNN thì làm tốt chức năng quản lý, ở góc độ NHTM thì nắm vững luật lệ quy định, làm đúng trong hoạt động kinh doanh.

Đồng thời với đó là trang bị công nghệ, hạ tầng cho hoạt động NH, vì vào thời điểm đó trên thế giới thì mặt bằng chung các NH đã ở trình độ phát triển khá cao, trình độ quản lý cao, công nghệ hạ tầng hoàn chỉnh...

Cũng theo trải lòng của nguyên Thống đốc, lúc đó phần lớn lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đều đã từng đi qua khói lửa chiến tranh nên có tâm lý ghét Mỹ, ghét kinh tế thị trường. Thế nên về phía NH, những lớp lãnh đạo như ông phải “học mót” từng cái một, phải “dò đá qua sông”, thực hiện từng bước đi và lấy kết quả đạt được để dần thuyết phục chuyển đổi.

Còn về trang bị công nghệ, đào tạo con người thì càng về sau càng không còn là việc quá khó khăn nữa, nhất là khi các cam kết và quyết tâm đổi mới, hội nhập của chúng ta được thực hiện. Đặc biệt là việc quyết liệt chống siêu lạm phát thời kỳ trước đó đã khiến bạn bè và nhiều tổ chức quốc tế như: IMF, WB, ADB… tin tưởng, ủng hộ, từ đó giúp đỡ chúng ta cả về đào tạo nguồn lực, tư vấn cũng như tài trợ vốn.

Vận hành theo kinh tế thị trường

Giai đoạn 1986-1988, hoạt động của ngành NH, mà rộng ra là cả nền kinh tế, gần như bị chìm ngập trong một cơ chế hỗn tạp: Vừa vận động theo sức ì của cơ chế bao cấp cũ, vừa vận động theo cơ chế thị trường mới hình thành nhưng chưa có tiền lệ ở nước ta, cũng như chưa có đủ môi trường pháp lý. Nhưng cuối cùng thì Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] về tổ chức, bộ máy NHNN Việt Nam cũng đã ra đời, quy định NHNN gồm hai cấp: NHNN và các NH chuyên doanh trực thuộc.

Tuy vậy, trong bối cảnh ấy, cấu trúc của hệ thống NH vẫn là “một hệ thống thống nhất trong cả nước”, được chia cắt một cách hành chính thành hai cấp. Chỉ đến tháng 5/1990, sau khi Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 pháp lệnh quan trọng là Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, thì mới chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NH Việt Nam từ một cấp sang hai cấp.

Các pháp lệnh này đã góp phần giải quyết được nhiều vấn đề then chốt, giúp hoạt động điều hành, quản lý giám sát và kinh doanh NH tiệm cận mạnh mẽ với cơ chế kinh tế thị trường.

Đơn cử như việc quy định rõ chức năng của NHNN với trọng tâm là xây dựng chính sách tiền tệ và mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả và giá trị đồng tiền. Từ đó, NHNN bắt đầu hình thành các công cụ của chính sách như dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cơ bản… Đồng thời, NHNN tổ chức lại toàn bộ việc phát hành tiền và cung ứng tiền, hình thành bộ máy thanh tra, giám sát toàn bộ thị trường tiền tệ, tín dụng.

Các pháp lệnh này cũng giúp hoạt động kinh doanh của các NHTM đi theo tín hiệu thị trường hơn. Lần đầu tiên ở Việt Nam hình thành chính sách lãi suất huy động và cho vay tiệm cận nguyên tắc thị trường, lãi suất gắn với lạm phát, với cấu trúc rủi ro và kỳ hạn. Mặc dù NHNN vẫn quy định hạn mức tín dụng, lãi suất huy động và cho vay, nhưng “tính chất bao cấp” của lãi suất không còn.

Công cuộc chuyển đổi NH sang mô hình hai cấp về sau này nhìn lại càng thấy những ý nghĩa tích cực và to lớn của nó

Công cuộc chuyển đổi NH sang mô hình hai cấp về sau này nhìn lại càng thấy những ý nghĩa tích cực và to lớn của nó. “Chính nhờ có sự chuyển đổi mô hình như vậy mới tạo tiền đề cho phát triển các thành phần kinh tế khác. Còn nếu hệ thống NH không tách ra thì sẽ vẫn chỉ đóng vai trò là ngân sách thứ hai và vẫn sẽ chỉ phục vụ cho khu vực Nhà nước. Như vậy thì toàn bộ khu vực dân doanh sẽ không có nguồn lực để phát triển”, TS. Vũ Đình Ánh lưu ý thêm.

Còn nguyên Thống đốc Cao Sỹ Kiêm thì đánh giá, thay đổi mô hình trên thực sự là một đột phá của ngành NH. Nhờ chuyển đổi nên một mặt bản thân hệ thống NH có được sự phát triển vượt bậc trong những năm sau đó. Mặt khác, điều này đã giúp tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện hơn, trong đó có kinh tế tư nhân, qua đó trực tiếp và gián tiếp góp phần to lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

Hồng Quân

Nguồn:

Tags: ngành ngân hàng
Có liên quan
  • Đoàn công tác NHNN Việt Nam thăm Khu di tích Tân Trào và làm việc tại tỉnh Tuyên Quang
  • Những thành tựu của đất nước có sự đóng góp quan trọng của ngành Ngân hàng
  • Ngành Ngân hàng Phú Thọ: Tạo đà phục hồi và phát triển kinh tế địa phương
Bài trước đó
Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất
Bài sau đó
Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

1. Ngân hàng là gì?

Như ta đã biết ngân hàng là một tổ chức kinh tế có đối tượng trong các giao dịch nghề nghiệp là tiền tệ.

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua năm 1997, ngân hàng được hiểu là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng không bị hạn chế phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.Còn tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được nhận tiền gửi không kì hạn, không được làm dịch vụ thanh toán.

1. Ngân hàng là gì?

Ngân hànglà mộttổ chức tài chínhvàtrung gian tài chínhchấp nhậntiền gửivà định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt độngcho vaytrực tiếp hoặc gián tiếp thông qua cácthị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn.

Do ảnh hưởng của chúng tronghệ thống tài chínhvànền kinh tế, các ngân hàng bịquy định caotại hầu hết các nước. Hầu hết các ngân hàng hoạt động theo một hệ thống được gọi làhoạt động ngân hàng dự trữ phân đoạnmà họ chỉ nắm giữ mộtdự trữnhỏ của các khoản tiền gửi và cho vay phần còn lại để kiếm lời. Điều này nói chung là tùy thuộc vào cácyêu cầu vốn tối thiểuđược dựa trên một bộ tiêu chuẩn quốc tế về vốn, được gọi làHiệp ước vốn Basel.

Hoạt động ngân hàng theo nghĩa hiện đại của nó đã phát triển từ thế kỷ 14 tại các thành phố giàu có củaÝ thời Phục hưngnhưng trong nhiều cách là một sự tiếp nối của những ý tưởng và khái niệm củatín dụngvàcho vaybắt nguồn từthế giới cổ đại. Tronglịch sử hoạt động ngân hàng, một sốtriều đại ngân hàngđã đóng một vai trò trung tâm trong nhiều thế kỷ.

Video liên quan

Chủ Đề