Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo GDCD 8

Bạn đang xem: GDCD 8 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Pháp luật nước ta thừa nhận và bảo vệ quyền cơ bản của công dân theo khuôn khổ của pháp luật nước cộng hòa XHCN Việt Nam, trong đócó quyền khiếu nại tố cáo của công . Muốn biết quyền khiếu nại tố cáo của công dân là gì, các quyền đó được thực hiện như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay: Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân 

  • Nghi ngờ một địa điểm là nơi buôn bán, tiêm chích ma túy em sẽ xử lí như thế nào?
    • Báo cho cơ quan chức năng theo dõi. Nếu đúng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lí theo quy định của pháp luật 
  • Biết ngừời lấy cắp xe đạp của bạn cùng lớp em sẽ xử lí như thế nào?
    • Em sẽ báo cho nhà trường hoặc cơ quan công an nơi em ở về hành vi lấy cắp xe đạp của bạn , để nhà trường hoặc công an xử lí theo quy định của pháp luật. 
  • Theo em anh H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
    • Anh H khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu ngừơi giám đốc giải thích; lí do đuổi việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
  • Qua 3 tình huống trên em rút ra cho mình được bài học gì?
    • Khi biết được công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến lợi ích của mính và nhà nước thì chúng ta phải khiếu nại, tố cáo để bảo vệ lợi ích của mình và tránh thiệt hại cho xã hội.
  • Trong 3 trường hợp trên thì trường hợp nào sẽ sử dụng quyền khiếu nại? Trường hợp nào sử dụng quyền tố cáo .
    • Trường hợp 1,2 là tố cáo
    • Trường hợp 3 là khiếu nại
  • Quyền khiếu nại
    • Là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo qui định của pháp luật, quyết định kỉ luật khi cho rằng  quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của mình, người khiếu nạo có thể trực tiếp khiếu nại đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo qui định của pháp luật. 
  • Quyền tố cáo
    • Là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại đe dọa đến lợi ích của nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức. 
  • Cách thực hiện quyền khiếu nại tố cáo
    • người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp đến các cơ quan tổ chức có thẩm quyền để tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. 
  • Điểm giống nhau
    • Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp 
    • Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân 
    • Là phương tiện công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội
  • Điểm khác nhau
    • Khiếu nại: Là người trực tiếp bị hại
    • Tố cáo: Mọi công dân có quyền để ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân
  • Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại quyền khiếu nại tố cáo cần trung thực và khách quan, thận trọng.
    • Trách nhiệm của người khiếu nại tố cáo là gì? 
      • Người khiếu nại tố cáo phải là người có năng lực hành vi đủ 18 tuổi trở lên.
      • Người tố cáo bất kể cả ai không phân biệt tuổi nghề nghiệp.
    • Theo em công dân có quyền khiếu nại, tố cáo như thế nào trong việc thực hiện chính sách pháp luật thuế ?[ Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ]
      • Công dân có quyền khiếu nại nếu cơ quan thuế thực hiện không đúng
      • Công dân có quyền tố cáo người trốn thuế, gian lận trong thu nộp thuế
      • Công dân phải tích cực học tập nâng cao trình độ nhận thức để có thể sử dụng đúng quyền khiếu nại tố cáo. Khi thực hiện phải khách quan trung thực và thận trọng, không được sử dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. 
  • Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại tố cáo hoặc lợi dụng quyền hạn khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại cho người khác. 

Qua bài học này các em cần nắm đucợ các nội dung sau:

  • Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo, biết được cách thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
  • Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo và phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo, biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Công dân có quyền khiếu trong trường hợp nào sau đây? 

    • A.
      Bị nhà trường kỉ luật oan
    • B.
      Điểm bài thi của mình thấp hơn của bạn
    • C.
      Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích
    • D.
      Phát hiện người khác có hành vi cướp đoạn tài sản của Nhà nước
  • Câu 2:

    Quyền khiếu nại tố cáo là một trong những quyền: 

    • A.
      quan trọng của mỗi tổ chức cá nhân
    • B.
      quan trọng nhất của công dân
    • C.
      cơ bản của công dân
    • D.
      được pháp luật qui định
  • Câu 3:

    Công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo cần: 

    • A.
      nắm được điểm yếu của đối phương
    • B.
      tích cực, năng động, sáng tạo
    • C.
      nắm vững quy định của pháp luật
    • D.
      trung thực, khách quan, thận trọng

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 52 SGK GDCD 8

Bài tập 2 trang 52 SGK GDCD 8

Bài tập 3 trang 52 SGK GDCD 8

Bài tập 4 trang 52 SGK GDCD 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 8

GDCD 8 Bài 18 giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi bài Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân phần gợi ý trang 50 và hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa GDCD 8 trang 52.

Giải bài tập GDCD 8 Bài 18 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh lớp 9 tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

a] Theo em, khi nào thì công dân có quyền khiếu nại, mục đích của việc khiếu nại?

Trả lời:

Quyền khiếu nại là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỉ luật, khi cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Người khiếu nại có thể đến cơ quan khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn thư khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

b] Theo em, khi nào thì công dân có quyền tố cáo, mục đích của việc tố cáo?

Trả lời:

Quyền của công dân, báo cho cơ quan , tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bị chúng lôi kéo vào con đường hút chích. Có lần chúng bắt T phải lấy trộm tiền của các bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Là bạn học cùng lớp với T, em sẽ làm gì để giúp đơ bạn ?

Gợi ý đáp án

– Một mặt em khuyên nhủ T không nên tiếp tục giao du với bọn người xấu, không lấy cắp tiền của các bạn cùng lớp vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

– Mặt khác, em tìm cách báo với thầy cô, cha mẹ T, và các chú công an để kịp thời ngăn chặn những hành động của T và nhóm người xấu, tổ chức cai nghiện cho bạn, giúp bạn trở về con đường lương thiện.

Khi phát hiện thấy Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm quyền, ông Ân [hàng xóm nhà chị Bình] có quyền khiếu nại Quyết định trên của Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân quận không ? Vì sao ?

Gợi ý đáp án

Căn cứ vào những điểm khác nhau của quyền khiếu nại, tố cáo, ông Ân không có quyền khiếu nại. Vì, ông chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan, trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.

Hãy nhận xét và phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến sau :

a] Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

b] Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không phải là tham gia quản lí nhà nước mà chỉ để bảo vệ lợi ích của bản thân công dân.

Gợi ý đáp án

Các ý kiến trên chưa chính xác:

– Câu a bổ sung thêm: bảo vệ quyền lợi công dân

– Câu b viết lại:… tham gia quản lí nhà nước và bảo vệ lợi ích của công dân.

– Viết đúng: Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ lợi ích của công dân.

Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo [người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo]

Gợi ý đáp án

* Giống nhau

  • Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.
  • Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.
  • Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

* Khác nhau:

– Đối tượng:

  • Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
  • Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

– Cơ sở:

  • Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.
  • Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

– Mục đích:

  • Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.
  • Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

GDCD 8 Bài 18 giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi bài Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân phần gợi ý trang 50 và hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa GDCD 8 trang 52.

Giải bài tập GDCD 8 Bài 18 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh lớp 9 tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

a] Theo em, khi nào thì công dân có quyền khiếu nại, mục đích của việc khiếu nại?

Trả lời:

Quyền khiếu nại là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỉ luật, khi cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Người khiếu nại có thể đến cơ quan khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn thư khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

b] Theo em, khi nào thì công dân có quyền tố cáo, mục đích của việc tố cáo?

Trả lời:

Quyền của công dân, báo cho cơ quan , tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bị chúng lôi kéo vào con đường hút chích. Có lần chúng bắt T phải lấy trộm tiền của các bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Là bạn học cùng lớp với T, em sẽ làm gì để giúp đơ bạn ?

Gợi ý đáp án

– Một mặt em khuyên nhủ T không nên tiếp tục giao du với bọn người xấu, không lấy cắp tiền của các bạn cùng lớp vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

– Mặt khác, em tìm cách báo với thầy cô, cha mẹ T, và các chú công an để kịp thời ngăn chặn những hành động của T và nhóm người xấu, tổ chức cai nghiện cho bạn, giúp bạn trở về con đường lương thiện.

Khi phát hiện thấy Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm quyền, ông Ân [hàng xóm nhà chị Bình] có quyền khiếu nại Quyết định trên của Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân quận không ? Vì sao ?

Gợi ý đáp án

Căn cứ vào những điểm khác nhau của quyền khiếu nại, tố cáo, ông Ân không có quyền khiếu nại. Vì, ông chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan, trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.

Hãy nhận xét và phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến sau :

a] Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

b] Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không phải là tham gia quản lí nhà nước mà chỉ để bảo vệ lợi ích của bản thân công dân.

Gợi ý đáp án

Các ý kiến trên chưa chính xác:

– Câu a bổ sung thêm: bảo vệ quyền lợi công dân

– Câu b viết lại:… tham gia quản lí nhà nước và bảo vệ lợi ích của công dân.

– Viết đúng: Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ lợi ích của công dân.

Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo [người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo]

Gợi ý đáp án

* Giống nhau

  • Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.
  • Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.
  • Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

* Khác nhau:

– Đối tượng:

  • Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
  • Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

– Cơ sở:

  • Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.
  • Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

– Mục đích:

  • Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.
  • Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Video liên quan

Chủ Đề