Thế nào là tích cuc hóa vốn tu cho trẻ năm 2024

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 tuổi trong hoạt động làm quen văn học

  1. MỞ ĐẦU
  1. Lý do chọn đề tài

- Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non là một bộ phận không thể thiếu trong giáo dục học mầm non, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo bé. Như các mẹ đã nói “Trẻ lên 3 cả nhà tập nói”. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, là một sản phẩm độc quyền của con người. Nó chỉ được hình thành, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu của con người. Cũng chính từ lao động con người tiến hóa từ vượn thành người và phát triển.

- Để giao tiếp có hiệu quả trẻ em phải học cách tham gia vào các hoạt động giao tiếp, tiếp tục phát triển chủ đề giao tiếp thể hiện chính kiến, ý nghĩ của mình để người nghe hiểu một cách rõ ràng. Thêm vào đó trẻ phải biết diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ bằng giọng nói và vận dụng ngữ cảnh để giao tiếp. Tính thực tiễn còn bị quy định bởi cách thức giao lưu, cách sử dụng ngôn ngữ, sử dụng vốn từ để giao lưu và để giao tiếp thành thạo trẻ em còn phải học tập cách thức giao lưu trong một xã hội nhất định theo các cấp bậc tuổi tác, các quan hệ xã hội, cách chào hỏi, cách làm quen.

- Trẻ 3 tuổi vốn từ còn ít ỏi. Một số trẻ chưa được quan tâm tạo điêù kiện tiếp xúc, trò chuyện để làm tăng vốn từ cho trẻ. Ở độ tuổi này nhiều trẻ không được đến trường mầm non vì điều kiện, hoàn cảnh nào đó, cho nên không được học lẫn nhau, và giao lưu với nhau trong khi chơi, khi nghe mọi người nói chuyện, không được nghe cô kể chuyện, không được học nói, phát triển vốn từ trong môi trường sống thực của nó.

- Phát triển vốn từ cho trẻ 3 tuổi trong giờ hoạt động làm quen văn học là hết sức thuận lợi. Bằng vốn từ của mình trẻ có thể biểu đạt sự hiểu biết của mình cho người lớn hiểu và hiểu được ý nghĩa của người lớn muốn nói gì từ đó giúp trẻ tích cực hoạt động giao tiếp với mọi người. Đây là thời kỳ “phát cảm về ngôn ngữ”. Trẻ lên ba cả nhà học nói” trẻ nói, sự phát triển về vốn từ đạt tới tốc độ nhanh, mà sau này khi lớn lên khó có giai đoạn nào sánh bằng. Ngược lại nếu ở tuổi lên ba mà trẻ không có điều kiện giao tiếp, không được nói thì vốn từ kém phát triển và mặt khác cũng trì trệ theo.

- Qua hoạt động “Làm quen văn học” trẻ học được các từ ngữ trong văn học chỉ tên gọi các nhân vật, các từ láy, từ khó, các hành động, hiện tượng, các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm. Nghe và hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng. Trẻ biết dùng từ để bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng. Trẻ trả lời và đặt các câu hỏi Ai? Cái gì? ở đâu? khi nào? để làm gì? nó như thế nào? …

- Trẻ biết sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép, nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nết mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp, kể lại sự việc theo trình tự thời gian. Biết mô tả đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, mô tả sự vật, hiện tượng, kể chuyện theo tranh , theo chủ đề, theo kinh nghiệm.

- Từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3 tuổi trong hoạt động làm quen văn học làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình để áp dụng vào công tác giảng dạy tại lớp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.

II. Mục đích nghiên cứu:

Nhằm mở rộng và phát triển vốn từ cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 tuổi. Dạy trẻ biết sử dụng các từ đơn giản thành câu tương đối hoàn chỉnh để diễn tả lên ý kiến của mình.

III. Giới hạn của sáng kiến

1. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển vốn từ cho trẻ 3 tuổi.

2. Phạm vi nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo bé 3 tuổi

Học sinh lớp mẫu giáo bé 1

3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu lí lụân: Đọc, sử dụng và tổng hợp các tư liệu có liên quan đến đề tài, chỉ ra được các biện pháp tích cực nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 tuổi.

- Tọa đàm với giáo viên và phụ huynh, trò chuyện với trẻ tại trường mầm non.

- Quan sát, ghi chép các hoạt động nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.

- Thống kê số liệu.

- Đàm thoại với trẻ.

  1. NỘI DUNG
  1. Cơ sở viết sáng kiến

1. Cơ sở lý luận

- Trẻ mẫu giáo bộ có nhu cầu rất lớn về mặt nhận thức, trẻ khát khao được tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình trong đó ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định phát triển vốn từ là nền tảng quan trọng để phát triển ngôn ngữ, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến mọi mặt sau này của trẻ.

- Sống trong xã hội con người luôn phải giao tiếp, mà khi giao tiếp con người phải sử dụng vốn từ để biểu đạt với những người xung quanh. Vốn từ của cá nhân phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển theo, từ đó để phát triển xã hội loài người thì phương tiện giao tiếp quan trọng nhất để xã hội loài người tồn tại và phát triển.

- Để nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ cần phải phát triển vốn từ, đặt nền móng đầu tiên hình thành phát triển ngôn ngữ, tạo tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào những lớp cao hơn. Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Vốn từ được sử dụng trong lời nói được coi là một phương tiện tác động rất tinh tế trong hệ thống xây dựng môi trường sư phạm có định hướng, bởi trong ngôn ngữ nói không chỉ có thông tin mà còn chứa đựng cả ý nghĩa tình cảm của người truyền đạt. Ngôn ngữ nói có thể tạo nên hiện thực tâm lý có sức mạnh đặc biệt. Trong đó phát triển vốn từ phong phú nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

2. Cơ sở thực tế

- “Trẻ lên ba cả nhà học nói”...Hiện nay, mọi người cho rằng sự phát triển vốn từ của trẻ phụ thuộc phần lớn vào tính tích cực nói của cô giáo và cha mẹ, những người xung quanh trẻ. Hay thường xuyên nói với trẻ càng nhiều càng tốt. Các cô giáo khuyến khích các bậc phụ huynh và về phần mình, chính các cô giáo cũng được dạy như vậy trong cơ sở đào tạo hoặc được đọc trong các tài lệu chuyên ngành. Trong trường mầm non các cô còn quan tâm đến việc trẻ nói như thế nào, có biết giao tiếp không, có biết tìm đúng từ để thể hiện nhu cầu mong muốn, suy nghĩ của mình không.

- Phát triển vốn từ cho trẻ là hết sức quan trọng, là một hoạt động tâm lí mà ở đó có một hoặc nhiều chủ thể cũng tham gia vào hoạt động. Nhờ hoạt động này mà ngôn ngữ mới hoàn thành được các chức năng: Chức năng giao lưu. Chức năng truyền đạt, tiếp thu, ghi nhận. Chức năng biểu danh những tên gọi của các sự vật hiện tượng. Chức năng biểu niệm ngôn ngữ và khái niệm. Chức năng biểu cảm, thông hiểu tình cảm, hiểu đối tượng giao lưu.

- Vốn từ của những người xung quanh trẻ và môi trường giáo dục là điều kiện để phát triển vốn từ. Trẻ em giao tiếp với người xung quanh, học các từ của bạn bè, cha mẹ, người thân, thì vốn từ của trẻ phát triển và chịu ảnh hưởng không nhỏ. Vốn từ được cấu thành từ các tiểu hệ thống đó là âm thanh, ngữ nghĩa, cấu trúc chung và cách sử dụng trong giao lưu hàng ngày tổng hợp chúng vào hệ thống giao tiếp sinh hoạt. Nó phụ thuộc vào các thành tố sau: Thành tố đầu tiên là phát âm, hệ thống âm thanh của từ ta dạy trẻ phát âm các âm của Tiếng Việt, phát âm các danh từ, động từ, tính từ, phát âm các từ trong câu, cách phát âm cả câu, biểu đạt sự phát âm bằng cách hạ giọng,nhấn mạnh từ, kéo dài từ thể hiện sự biểu cảm cũng như thái độ của người nói. Thành tố 2 là ngữ nghĩa hay là cách thức một khái niệm nào đó được diễn đạt trong từ hay một tập hợp từ. Khi trẻ mới sử dụng từ, từ đó thường không có ý nghĩa giống như người lớn. Để xây dựng vốn từ của hàng ngàn từ và liên kết chúng bằng mạng lưới các khái niệm có liên quan với nhau, lớn dần lên, trẻ không những sử dụng từ một cách chính xác hơn, mà còn luôn luôn có ý thức với ngữ nghĩa của từ và thực hiện chúng theo cách thức sáng tạo. Thành tố 3 là ngữ pháp: Khi trẻ lĩnh hội vốn từ trẻ bắt đầu liên kết từ theo một qui luật nhất định để thực hiện một ý nghĩa nào đó. Kiến thức về ngữ pháp có hai thành phần: Cú pháp (là những qui luật mà từ được liên kết trong câu) và hình thái học là cách sử dụng các qui luật ngữ pháp để biểu đạt. Thành tố 4 là tình hình sử dụng vốn từ gắn với thực tiễn, gắn với tình huống giao tiếp.

- Để giao tiếp có hiệu quả trẻ em phải học cách tham gia vào các hoạt động giao tiếp, tiếp tục phát triển chủ đề giao tiếp thể hiện ý kiến, ý nghĩ của mình một cách rõ ràng. Thêm vào đó trẻ phải biết diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ bằng giọng nói và vận dụng ngữ cảnh để giao tiếp. Tính thực tiễn còn bị quy định bởi cách thức giao lưu, cách sử dụng ngôn ngữ, sử dụng vốn từ để giao lưu và để giao tiếp thành thạo trẻ em còn phải học tập cách thức giao lưu trong một xã hội nhất định theo các cấp bậc tuổi tác, các quan hệ xã hội, cách chào hỏi, cách làm quen.

II. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết

1. Thuận lợi

  1. Về nhà trường

+ Lớp có địa điểm tốt, rộng rãi thoáng mát. Phòng học được đảm bảo sạch sẽ, nhiều không gian mở, đảm bảo an toàn cho trẻ.

+ Được sự quan tâm tạo điều kiện của BGH nhà trường, lớp mẫu giáo bé 1 có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Phục vụ cho các môn học phù hợp và đủ các tài liệu tham khảo để lớp có đủ điều kiện thực hiện chương trình.

+ Lớp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy tính, ti vi, đồ chơi phục vụ các góc.

+ Trang thiết bị, học liệu, đồ dùng, đồ chơi đa dạng về âm thanh, màu sắc, kích thước, chất liệu, có đủ học phẩm cho trẻ theo quy định.

  1. Về giáo viên

- Lớp mẫu giáo bé 1 do 3 cô giáo phụ trách:

+ Cô giáo: Dương Thị Thái: 47 tuổi (24 năm công tác trong nghề)

+ Cô giáo: Trần ánh Tuyết: 32 tuổi (6 năm công tác trong nghề)

+ Cô giáo: Nguyễn trà My: 25 tuổi (5 năm công tác trong nghề)

- Cả 3 giáo viên có trình độ Đại học và có ít nhất từ 5 năm công tác trong nghề. Giáo viên nhiệt tình trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. Yêu nghề, mến trẻ, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lớp, nắm vững chương trình giáo dục mầm non mới.

- Giáo viên tận tâm với nghề, có ý thức học hỏi các kiến thức để từ đó trau dồi thêm cho mình các kiến thức như tham gia khóa học các lớp công nghệ thông tin.

- Được học các lớp bồi dưỡng về chương trình giáo dục mầm non mới, các lớp bồi dưỡng chuyên môn do phòng giáo dục và đào tạo Quận, nhà trường tổ chức.

- Giáo viên có khả năng xây dựng môi trường lớp và các góc chơi, góc tuyên truyền với phụ huynh đẹp, phù hợp với từng chủ đề, sự kiện trong năm.

- Giáo viên luôn cố gắng làm tốt công tác xã hội giáo dục với toàn thể các bậc phụ huynh của lớp. Để cùng phụ huynh kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ một cách khoa học.

  1. Về trẻ

- Tổng số học sinh lớp: 48 trẻ ( 22 bạn gái và 26 bạn trai)

- Trẻ ngoan, cùng độ tuổi, nhút nhát, hồn nhiên.

  1. Về phụ huynh học sinh

- Phụ huynh quan tâm, ủng hộ. Tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất, đồ dùng học liệu cho cô và trẻ.

- Phối kết hợp với nhà trường, lớp để có những biện pháp tốt trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

2. Khó khăn

- Về cơ sở vật chất: Cần nhiều đồ chơi đồ dùng có tính sáng tạo, đẹp hấp dẫn trẻ hơn nữa.

- Về giáo viên: Các cô cần học tập, nâng cao trình độ hơn nữa, để hiểu sâu đặc điểm tâm lý trẻ.

- Về trẻ: Khả năng tiếp thu kiến thức và nhận thức của trẻ không đồng đều.

+ Nhiều trẻ chưa qua học lớp nhà trẻ nên đầu năm các cháu còn khóc nhiều.

+ Một số trẻ phát âm còn ngọng, diễn đạt câu chưa rõ như cháu: Minh Đăng, Diệu Linh, Lưu Ly, Hà Vy, Hoành Trường, Chử Hà Anh, Minh Khang, Hữu Phước.

- Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con.

3. Khảo sát trẻ đầu năm:

  1. Khả năng phát âm của trẻ

MỨC ĐỘ

SỐ TRẺ

TÍNH %

Trẻ phát âm rõ ràng

38

79 %

Trẻ phát âm còn ngọng

10

21 %

  1. Khả năng vốn từ của trẻ

MỨC ĐỘ

SỐ TRẺ

TÍNH %

Trẻ có vốn từ phong phú

30

63 %

Trẻ có ít vốn từ

18

37 %

  1. Khả năng ghép các từ thành câu - diễn đạt

MỨC ĐỘ

SỐ TRẺ

TÍNH %

Trẻ nói được cả câu, diễn đạt lưu loát

30

63 %

Trẻ chưa nói được cả câu

10

21 %

Trẻ diễn đạt chưa lưu loát

8

16 %

III. Các biện pháp:

Biện pháp 1: Kích thích hứng thú và phát triển tính ham hiểu biết của trẻ qua cách đọc kể diễn cảm khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Qua đó cung cấp và làm giàu vốn từ cho trẻ

Biện pháp 2:

Phát triển vốn từ thông qua hoạt động ngoại khóa

Biện pháp 3: Phát triển vốn từ thông qua hoạt động học

Biện pháp 4:

Sử dụng một số trò chơi trong các hoạt động để làm tăng vốn từ cho trẻ và rèn trẻ nói rõ cả câu.

Biện pháp 5: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh phát triển vốn từ cho trẻ

1/ Biện pháp 1: Kích thích hứng thú và phát triển tính ham hiểu biết của trẻ qua cách đọc kể diễn cảm khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Qua đó cung cấp và làm giàu vốn từ cho trẻ.

- Đọc và kể diễn cảm đó cũng chính là một loại hình nghệ thuật gây sự hứng thú cao ở tất cả trẻ lứa tuổi mầm non núi chung và đặc biệt trẻ 3 tuổi nói riêng, vì 3 tuổi khả năng chú ý của trẻ thấp nên cô giáo kể chuyện không hấp dẫn là trẻ rất dễ chán.

- Trong quá trình giáo viên cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, cùng với việc tích lũy tri thức và tạo hứng thú cho trẻ thì tính ham hiểu biết của trẻ cũng phát triển theo.

Do vậy giáo viên cần phải luôn chú ý đến đặc điểm này của trẻ, phải nhận biết được cái gì hấp dẫn trẻ và phải làm trong quá trình cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học luôn tạo được húng thú với trẻ. Khi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học kết hợp giọng đọc và lời kể diễn cảm, với các hình ảnh minh họa, sử dụng rối que, rối tay giáo viên đã nhanh chúng giup trẻ hiểu được nội dung chuyện, có tinh cảm yêu ghét rõ ràng.

* Ví dụ với tác phẩm chuyện “ Cô bé quàng khăn đỏ”

Cô hỏi trẻ: “ Qua câu chuyện này con học được điều gi?”

“ Con ghét ai?

“ Vì sao?”

Ví dụ: thông qua câu chuyện “ Chú Vịt Xám”.

Cô đặt câu hỏi :- Chú vịt nào đã không nghe lời mẹ”

- Vì không nghe lời mẹ nên chuyện gì đã sảy ra với chú?

- Ai đó giúp chú Vịt Xám?

- Nếu là con thì con sẽ làm gì?...”.

Đây là loại câu hỏi bắt buộc trẻ phải biết diễn đạt câu dài theo í hiểu của trẻ. Mặc dù trẻ hiểu nhưng trẻ chưa biết sử dụng được từ để diễn đạt cô giáo nên tóm tắt lại í của trẻ và gợi mở thêm để trẻ trả lời tiếp sao cho câu trả lời thật ngắn gọn, dễ hiểu giúp trẻ dễ nhớ,dễ khắc sâu vốn từ cho trẻ.

- Đối Với những bài thơ có vần thơ hay mang đậm nét hình ảnh cũng giúp trẻ nâng cao thẩm mỹ, biết cảm thụ cái đẹp và tình yêu quê hương đất nước

*Ví dụ với bài thơ “Trăng sáng” cùng với câu thơ:

- Trăng tròn như cái đĩa

Lơ lửng mà không rơi”

Hoặc : Trăng hồng như quả chín..vv..

Những hôm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi

Bằng lối ví von với những hình ảnh gần gũi với trẻ đã giúp trẻ nhanh nhớ, lâu quên.

Thông qua lối kể chuyện diễn cảm, những câu hỏi gợi mở của cô và câu trả lời của trẻ giúp trẻ nhanh chóng phát triển vốn từ và khả năng diễn đạt câu lưu loát.

2. Biện pháp 2: Phát triển vốn từ của trẻ thông qua hoạt động ngoại khóa.

- Cho trẻ tiếp xúc với nhau, với cộng đồng một cách thường xuyên, qua tiết học dưới hình thức đi dạo, đi thăm quan.

- Cô có thể cho trẻ sử dụng vật thật truyền tay nhau và nêu nhận xét cá nhân mình, hay thỏa thuận trong nhóm rồi cử đại diện nêu ý kiến thống nhất của cả nhóm. Có khi cô đưa những tình huống của cộng đồng qua lời nói, tranh vẽ hoặc ảnh chụp cho trẻ nhận xét, nhận định của trẻ về tình huống đó đúng hay sai, là văn minh hay không văn minh.

- Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ trò chuyện mọi lúc mọi nơi. Lắng nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ, cho trẻ tiếp xúc với nhau, với cộng đồng một cách thường xuyên.

Ví dụ cô cho trẻ đi dạo sân trường cô hỏi trẻ:

+ Con thấy thời tiết hôm nay thế nào?

+ Con thích đi chơi những đâu?

- Tôi thường trò chuyện với trẻ theo câu hỏi. Các câu hỏi có tác dụng hướng trẻ chú ý tới đối tượng cần nhận thức. Dạy trẻ quan sát đối tượng một cách tổng thể cũng như quan sát tỉ mỉ các đặc điểm, tính chất và các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. Các câu hỏi cũng đồng thời kích thích trẻ nói, gọi tên hoặc mô tả các đối tượng quán sát. Qua đó vốn từ của trẻ ngày càng được mở rộng hơn. Tôi chú ý sao cho câu hỏi đa dạng hơn, buộc trẻ trả lời bằng các từ khác nhau: Hỏi về tên gọi, đặc điểm tính chất, công dụng...

Khi trò chuyện, tôi sử dụng một số thủ thuật: Nói mẫu, nhắc lại, giảng giải, khên ngợi, cho trẻ sử dụng các thao tác sờ mó, cầm nắm...

- Cô và mẹ cùng những người xung quanh luôn trò chuyện với trẻ. Trò chuyện để hình thành ở trẻ các từ, các khái niệm, các kí hiệu tượng trưng của sự vật hiện tượng. Ban đầu các biểu tượng này rời rạc sau này có liên hệ với nhau. Người lớn dạy trẻ và phát triển vốn từ cho trẻ, dạy trẻ cách giao tiếp cởi mở, tự tin.

- Tôi luôn lắng nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho trẻ. Trẻ 3 – 4 tuổi phát âm theo các âm chuẩn Tiếng việt còn ngọng. Sử dụng đa dạng từ và câu trong giao tiếp còn hạn chế cho nên tôi luôn lắng nghe trẻ phát âm, uốn nắn từ ngữ cho trẻ, cho trẻ phát âm nhiều lần và sửa lỗi kịp thời cho trẻ.

VD: Khi trẻ nói từ “cô” thường bị ngọng thành “tô”. Tôi hướng dẫn trẻ cách phát âm. Khẩu hình miệng để trẻ phát âm chính xác. Cô có thể làm mẫu để trẻ làm theo.

3. Biện pháp 3: Lắng nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ

- Những lỗi phát âm sai, không chính xác rất hay gặp ở trẻ 3-4 tuổi. Khi trẻ đã phát âm sai rất khó sửa ngay được. Vì vây, giáo viên và cha mẹ cần kiên nhẫn sửa từ sai cho trẻ, khi trẻ đã phát âm đúng từ này thì mới chuyển sang từ khác. Thường xuyên tập nói cho trẻ thông qua các hình thức khác nhau.

- Chỉnh sửa và uốn nắn kịp thời khi trẻ phát âm chưa rõ. Khả năng phát âm của mỗi trẻ là khác nhau, do cấu tạo của lưỡi, có trẻ lưỡi đầy, lưỡi ngắn...Tuy nhiên ngoài tác nhân sinh lý đó, việc trẻ phát âm cũng chịu ảnh hường từ phía gia đình và cộng đồng nơi trẻ sinh sống. Vì vây, để hạn chế trẻ phát âm sai, nói ngọng. Khi phát hiện trẻ nói sai người lớn cần sửa ngay. Người lớn tuyệt đối không tránh mắng hay đùa cợt khi trẻ nói sai. Vì làm như vậy sẽ khiến trẻ tự ti, không dám nói hay tưởng như thế là vui, cứ nói như vậy.

4. Biện pháp 4: Sử dụng một số trò chơi trong các hoạt động để làm tăng vốn từ cho trẻ và rèn trẻ nói rõ cả câu

* Trò chơi 1: Cái gì đã thay đổi:

- Mục đích của trò chơi: Rèn cho trẻ quan sát và nói xem cái gì đã thay đổi.

- Cách tiến hành: Trước mặt trẻ có bày một số đồ chơi. Yêu cầu trẻ nhắm mắt lại, cô thay đổi vị trí của đồ chơi hoặc cất đi và bổ sung đồ chơi khác vào vị trí đó. Yêu cầu trẻ mở mắt ra, quan sát và nói xem cái gì đã thay đổi. (VD: Trong vườn bách thú có thỏ, khỉ, hươu cùng chơi với nhau. Có một số cây cối, đu quay, cầu trượt...Cô thay đổi vị trí của các đối tượng, yêu cầu trẻ nhận xét, trẻ nói lên đối tượng đã thay đổi)

* Trò chơi 2: Gặp gỡ bạn mới.

- Mục đích của trò chơi: Củng cố thói quen giao tiếp ngôn ngữ, sử dụng các từ chào hỏi, mời mọc.

- Cách tiến hành: Trẻ đóng vai chủ, khách. Khách đến nhà, chủ mời khách vào nhà. Trò chơi này củng cố thói quen giao tiếp ngôn ngữ, sử dụng các từ chào hỏi, mời mọc...

* Trò chơi ngôn ngữ: Nhằm mục đích cung cấp các vốn từ mới cho trẻ.

- Chọn định ngữ cho vật thể: Cô đưa ra hình ảnh và các từ gợi ý. Trẻ con từ thích hợp: Chó xù, chó nhật, chó dữ, chó hiền, chó mẹ, chó con, chó săn...

- Đoán vật theo định ngữ: Con gì mắt xanh, lông mềm? (Con mèo) Con gì to lớn, vòi dài, có 2 cái ngà? (Con voi)...Qua các câu đố trẻ học được thêm vốn từ như: mắt xanh, lông mềm, to lớn, vòi dài, cái ngà...

- Chọn vị ngữ chỉ hành động cho vật thể: Cô đưa hình ảnh con vật (con hổ, con mèo, con gà... và từ gợi ý cho trẻ chọn, trẻ chọn các từ ( chạy nhanh, gáy ò ó o...)

* Trò chơi: Cái túi kỳ lạ:

- Mục đích: Giúp trẻ phân biệt và rèn luyện phát âm, cho trẻ gọi tên của đồ vật

( hoa , quả)

- Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng qua các giác quan. Dùng tình huống trò chơi để luyện phát âm và gọi tên đồ vật.

- Cách tiến hành:

+ Chuẩn bị: Các lọai đồ chơi hoặc vật thật: Cái bát, ca, thìa, đũa đĩa ( hoặc các lọai hoa quả) đựng trong một cái túi.

- Cách chơi:

+ Lần đầu: Cô cho trẻ nhắm mắt, không nhìn vào túi lấy vật theo yêu cầu của cô, lấy vật ra ngoài túi rồi phát âm tên của vật( hoa, quả)

Ví dụ : Hãy lấy cho cô cái đĩa

Trẻ không nhìn vào túi lấy cái đĩa và nói: Cái đĩa.

+ Lần sau: Những lần sau năng mức độ chơi bằng cách cô miêu tả vật, tự tưởng tượng xem trong đó là vật gì? và lấy vật theo sự miêu tả của cô và nói tên vật.

Lúc đầu là một vật, sau đó năng lên từ 2-3 vật.

Ví dụ: Hãy lấy cho cô đồ dùng để uống có tay cầm.

Trẻ lấy cái ca và nói : cái ca.

Hoặc hãy lấy cho cô một đồ dùng để ăn, làm bằng nhôm và và dùng để xúc thức ăn (cơm) và một đồ dùng đẻ uống có tay cầm.

Trẻ lấy “ cái thìa” và “ cái ca’

Giơ “cái thìa” và nói cái thìa

Giơ “ cái ca” và nói cái ca.

* Trò chơi 3: Hái hoa

- Mục đích của trò chơi: Giúp trẻ phân biệt các loại hoa, phát triển vốn từ. luyện phát âm cho trẻ qua tên gọi các loại hoa.

- Cách tiến hành: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dùng tình huống trò chơi để trẻ phát âm các từ: hoa hồng, hoa cúc , hoa sen, hoa đồng tiền.

+ Chuẩn bị: 4 chậu ( lọ) hoa. Hoặc lẵng hoa sen, đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc

(Hoa sen cho trong chậu nước làm “đầm sen”)

Tranh lô tô về một số loài hoa.

+ Cô cho trẻ ngồi ghế hình vòng cung xong nói cách chơi. Cô đặt các chậu hoa, lẵng hoa đã chuẩn bị, cô yêu cầu trẻ hái hoa theo yêu cầu của cô và nói tên hoa .

Cô miêu tả bồn hoa, trẻ chọn tranh lô tô đúng loaị hoa cô miêu tả và nói tên hoa

* Trò chơi 4 : Trồng cây hái quả.

- Mục đích: Luyện trí nhớ và khả năng phát triển vốn từ cho trẻ, cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, bằng tình huống chơi nhớ được các màu xanh, đổ, vàng và gọi tên các loại quả, các màu đó.

- Cách tiến hành:

+ Chuẩn bị: các cây nhựa có quả gần gũi với trẻ: na, chuối, cam, cà chua.

Tranh chụp một số loại quả.

Lần 1: cô cho trẻ ngồi vòng cung và nói cách chơi. Cô yêu cầu trẻ vào vườn quả và hái quả theo yêu cầu của cô.

Cô yêu cầu trẻ nói tên quả và nói màu sắc của quả

Lần 2: Cô mô tả quả ( 1 loại quả hoặc 2 loại quả)

Yêu cầu trẻ hái quả theo sự mô tả, mô phỏng của cô. Trẻ nói tên quả và màu sắc.

Ví dụ: Hãy hái cho cô quả tròn, vỏ sần, ăn chua, có hạt?

Trẻ hái quả cam và nói quả cam

Cô hỏi: quả cam này màu gì?

Trẻ nói : quả cam màu xanh

* Trò chơi 5: Bắt chước tiếng kêu.

- Mục đích : Luyện cho trẻ phát âm những từ khó “ tu tu”, pim pim pim, tuýt tuýt.

Dùng tình huống trò chơi để dạy trẻ phát triển vốn từ, bắt chước tiếng kêu của còi của loại phương tiện giao thông: tàu hỏa, xe đạp, ô tô, tàu thủy…

- Cách tiến hành:

+ Chuẩn bị: ô tô, tàu hỏa, xe máy (đồ chơi) Tranh : ô tô, tàu hỏa, xe máy.

+ Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi hình vòng cung rồi giới thiệu luật chơi. Hôm nay cô giáo đén tặng chúng mình một hộp quà to, chúng mình cùng đoán và nói xem đó là quà gì nhé! Cô láy ô tô ra và hỏi: Cái gì đây? Còi ô tô kêu như thế nào? Sau đó cho ô tô chạy: các cháu hãy làm còi ô tô kêu: “pim pim pim”. Tiếp tục cô lấy tàu hỏa ra tiếng còi tàu kêu “ tu tu” và cho tàu chạy. Trẻ làm tiếng còi tàu. Sau đó cô lấy xe máy ra kêu “ tuýt tuýt” và vặn cót cho xe chạy. Các cháu bắt chước còi kêu. Tất cả các loại phương tiện giao thông là đồ chơi đang chạy. Bây giờ cô và các cháu hãy chọn những đồ chơi này để chơi nhé! Các con cũng chọn ô tô nào, ô tô đây rồi, còi ô tô kêu thế nào? “pim pim”, các con hãy bắt chước còi ô tô kêu. Cô lần lượt vờ lái xe máy, tàu hỏa và cho trẻ bắt chước tiếng còi kêu “tu tu”, tiếng còi xe máy “ tuýt tuýt”

Cô cho cả lớp, tổ, cá nhân bắt chước tiếng còi xe máy, tàu hỏa, ô tô. Khuyến khích trẻ chơi giỏi. Khi trẻ đã biết chơi, cô có các bức tranh, tàu hỏa, ô tô, xe máy cho trẻ lên lấy tranh và bắt chước tiếng kêu theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Lấy cho cô tranh xe máy và làm tiếng còi xe máy kêu

* Trò chơi 6: Chuyển thú về rừng

- Mục đích: Giúp trẻ phát triển vốn từ, phát âm đúng tên các con vật, ghép từ thành câu đơn. Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng. Dùng tình huốngtrò chơi để phát triển vốn từ và ghép từ thành câu đơn.

- Cách tiến hành:

+ Chuẩn bị: một số rối (tranh ảnh) là các con thú, 1 khu rừng cây nhựa, 10 chiếc vòng thể dục.

+ Luật chơi: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng.

- Trẻ xếp thành hai tổ thi đua nhau. Mỗi tổ bật qua 5 vòng thể dục, chuyển thú về rừng. Sâu đó nói tên các con vật đã chuyển được và nói con vật đó đang làm gì (âưn cỏ, trèo cây, hái quảv…) và đếm số con vật đã được chuyển vào rừng của mỗi tổ để phân xem đội nào thắng.

Ví dụ: Con thỏ- thỏ đang ăn cỏ.

* Trò chơi 7: Cùng nhau xếp cổng

- Mục đích: Giúp trẻ phát triển vốn từ, phát âm đúng tên các khối hộp, ghép từ thành câu đơn.

- Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng. Dùng tình huốngtrò chơi để phát triển vốn từ và ghép từ thành câu đơn.

- Cách tiến hành:

+ Chuẩn bị: Hộp to, hộp nhỏ, 1 chiếc túi thần kỳ.

+ Luật chơi: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng.

- Trong túi có gì? Hộp to đâu? Hộp nhỏ đâu? Các hộp có màu gì? Yêu cầu trẻ lấy hộp màu đỏ xếp chồng lên nhau, tạo thành cổng màu đỏ. Trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình.

* Trò chơi 8: Đi mua quà cho búp bê

- Mục đích: GIúp trẻ phát triển vốn từ, gọi tên các món quà.

- Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng. Dùng tình huống để trò chuyện.

- Cách tiến hành:

+ Luật chơi: Trẻ cùng bạn đi mua quà cho em búp bê

+ Cho trẻ tìm dép và đi vào chân. Đôi dép của bé màu gì?

Cho trẻ đi vào con đường siêu thị mua đò tặng cho búp bê.

Trong siêu thị có những món quà gì?

Cho trẻ gọi tên từng món quà

* Trò chơi 9: Cùng bờm ra đồng

- Mục đích: Giúp trẻ phát triển vốn từ, gọi tên các loại động vật sống dưới nước.

- Luật chơi: Trẻ đóng làm bờm ra đồng mò cua bắt ốc.

- Cách tiến hành: Cô giới thiệu cái rá, cùng đi ra đồng, bắt được con gì trẻ gọi tên con đó rồi cho vào giá.

* Trò chơi 10: Dạo quanh vườn chim

- Mục đích: Giúp trẻ phát triển vốn từ, gọi tên các loại động vật

- Luật chơi: Trẻ vào tham vườn chim và gọi tên các loài chim.

- Cách tiến hành: Hướng trẻ đến khu vườn và trò chuyện về một số loài chim. Trong vườn có chim gì? Đây là con chim gì? Cho trẻ gọi tên các loài chim.

5. Biện pháp 5: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh phát triển vốn từ cho trẻ.

- Phối hợp với phụ huynh là một việc làm hết sức quan trọng. Phụ huynh là người đánh giá chất lượng giáo dục của giáo viên một cách chính xác nhất. Phụ huynh cũng là lực lượng đắc lực giúp cho giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất. Vì vậy, ở lớp tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. Đặc biệt là vốn từ, cách phát âm và trao đổi với cô khi ở lớp của trẻ.

- Thứ nhất thông qua các buổi họp phụ huynh, tôi trao đổi với phụ huynh tầm quan trọng của ngôn ngữ với sự phát triển của trẻ. Để phụ huynh biết và thường xuyên rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ phát âm chuẩn và biết nói cả câu trọn vẹn.

- Thứ hai, tôi hướng dẫn cho phụ huynh ôn bài cho con khi ở nhà, theo chương trình giáo dục thực hiện hàng tuần treo ở bảng thông tin của lớp. Ngoài ra tôi còn phô tô thơ, truyện, bài hát đang học trong chủ đề gửi đến phụ huynh để rèn luyện trẻ phát âm chuẩn khi ở nhà.

- Thứ ba, tôi vận động phụ huynh sưu tầm các loại tranh ảnh, họa báo, câu truyện mang tính giáo dục trẻ, có vốn từ mới phong phú. Để đọc cho trẻ nghe khi ở nhà và lớp.

- Thứ tư, trao đổi với phụ huynh hiểu về tầm quan trọng của việc giao tiếp với trẻ. Người lớn phải là tấm gương chuẩn cho trẻ học theo. Bố mẹ và người thân không nói ngọng, nói bậy, nói sai ngữ pháp cho trẻ nghe thấy.

  1. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
  1. KẾT LUẬN

- Với những biện pháp như vậy đến cuối năm học, tôi nhận thấy vốn từ của trẻ đã phong phú và phát âm chuẩn hơn, trẻ thích giao tiếp với cô và các bạn, không còn rụt rè.

- Đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh đã quan tâm tới việc học tập của con em mình tại lớp. Không còn suy nghĩ là trẻ 3 tuổi đến trường chỉ biết ăn và chơi. Phụ huynh cũng đã có sự phối kết hợp với giáo viên để chăm sóc - giáo dục các con một cách toàn diện.

  1. Khả năng phát âm của trẻ

MỨC ĐỘ

ĐẦU NĂM

CUỐI NĂM

SỐ TRẺ

TÍNH %

SỐ TRẺ

TÍNH %

Trẻ phát âm rõ ràng

38

79 %

45

94 %

Trẻ phát âm còn ngọng

10

21 %

3

6 %

  1. Khả năng vốn từ của trẻ

MỨC ĐỘ

ĐẦU NĂM

CUỐI NĂM

SỐ TRẺ

TÍNH %

SỐ TRẺ

TÍNH %

Trẻ có vốn từ phong phú

30

63 %

43

90 %

Trẻ có ít vốn từ

18

37 %

5

10 %

  1. Khả năng ghép các từ thành câu - diễn đạt

MỨC ĐỘ

ĐẦU NĂM

CUỐI NĂM

SỐ TRẺ

SỐ TRẺ

SỐ TRẺ

TÍNH %

Trẻ nói được cả câu, diễn đạt lưu loát

30

63 %

38

79%

Trẻ chưa nói được cả câu

10

21 %

5

10 %

Trẻ diễn đạt chưa lưu loát

8

16 %

5

11 %

II. KIẾN NGHỊ

- Phát triển vốn từ cho trẻ giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ - phương tiện phát triển tư duy và là công cụ hoạt động trí tuệ. Với tầm quan trọng đó nên giáo viên mầm non phải là người chủ động thường xuyên tiến hành việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Bản thân giáo viên trong lớp phải luôn là tấm gương từ cử chỉ, lời nói, không phân biệt trẻ. Trong công việc giúp trẻ phát triển vốn từ phải kết hợp nhiều phương pháp như dùng lời nói, câu hỏi, đồ dùng đồ chơi kích thích trẻ nói, trả lời...Thông qua các hoạt động hàng ngày để giúp trẻ giao tiếp bằng ngôn ngữ. Qua tình thương yêu của cô đối với trẻ, thái độ yêu mến, lời nói dịu dàng và thông qua mối quan hệ gần gũi kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ.

- Trong các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ, trò chơi học tập cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ, bởi lễ đặc điểm ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ “ học mà chơi”. Song thực tế hiện nay trong chương trình giáo dục mầm non, trong các hoạt động chưa thật chú trọng tới việc phát triển vốn từ cho trẻ. Qua thực nghiệm cho chúng ta thấy việc sử dụng trò chơi và áp dụng một số biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ là rất hiệu quả. Đã có tác dụng tích cực đến trẻ cả về khả năng sử dụng từ, khả năng ghép từ thành câu và khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp của trẻ ở độ tuổi nhà trẻ. Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập để phát triển vốn từ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng đối với nhiệm vụ giáo dục lứa tuổi mầm non.

- Trong khi học tập tại trường sư phạm mầm non, các sinh viên cần được luyện tập phát âm chuẩn và trang bị những kiến thức về Tiếng Việt thực hành, những lí luận cơ bản, hiện đại, hệ thống và thiết thực về những thành tựu cơ bản, hiện đại về phát triển vốn từ của trẻ.

- Người lớn rèn cho trẻ phát âm mọi ở mọi lúc, mọi nơi. Cần tạo cho trẻ một môi trường kích thích sự tìm tòi khám phá ở trẻ. Cho trẻ tìm hiểu về tác phẩm nghệ thuật, những bức tranh phong cảnh, cho trẻ quan sát và tìm hiểu trò chuyện để làm giàu trí tưởng tượng trong trẻ.

- Phối hợp với giáo viên trong lớp nghiêm túc thực hiện quy chế chăm sóc trẻ. Đảm bảo giờ nào việc lấy. Yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc của mình, luôn tìm tòi nghiên cứu các phương pháp , hình thức dạy trẻ phù hợp có kết quả cao. Sử dụng các đồ dùng hàng ngày có độ thẩm mỹ cao, màu sắc tươi sáng để trẻ ấn tượng với cái đẹp. Luôn tìm tòi, học hỏi qua sách báo, mạng internet, đồng nghiệp để nâng cao kiến thức của bản thân.

- Phối hợp với phụ huynh trong lớp, thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. Đặc biệt là vốn từ, cách phát âm và trao đổi với cô khi ở lớp của trẻ. Hướng dẫn cho phụ huynh ôn bài cho con khi ở nhà, theo chương trình giáo dục thực hiện hàng tuần treo ở bảng thông tin của lớp. Sưu tầm các loại tranh ảnh, họa báo, câu truyện mang tính giáo dục trẻ, có vốn từ mới phong phú. Để đọc cho trẻ nghe khi ở nhà và lớp. Trao đổi với phụ huynh hiểu về tầm quan trọng của việc giao tiếp với trẻ. Người lớn phải là tấm gương chuẩn cho trẻ học theo. Bố mẹ và người thân không nói ngọng, nói bậy, nói sai ngữ pháp cho trẻ nghe thấy.