Thông tư hướng dẫn nghị định 143 2023 nđ-cp năm 2024

(Kỳ 1/2023); (Kỳ 2/2023); (Kỳ 3/2023); (Kỳ 4/2023); (Kỳ 5/2023); (Kỳ 6/2023); (Kỳ 7/2023); (Kỳ 8/2023); (Kỳ 9/2023); (Kỳ 10/2023); (Kỳ 11/2023)

1. Đồng chí Đồng Thị Châm đang công tác tại Quân khu 1 hỏi:

Đề nghị quý cơ quan cho biết, quy định về thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp và thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục của người tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?

Trả lời:

Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 143/2020/TT-BQP, ngày 08/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng quy định:

Những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn của thẻ lần trước. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp với ngày hết hạn của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.

2. Đồng chí Nguyễn Văn An đang công tác tại Quân đoàn 2 hỏi:

Đề nghị quý cơ quan cho biết, trách nhiệm thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và người tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?

Trả lời:

Khoản 2, Điều 11 Thông tư số 143/2020/TT-BQP, ngày 08/12/2020 quy định:

- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng thanh toán trực tiếp đối với các trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng cấp, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở quân y ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.

- Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thanh toán trực tiếp đối với các trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng cấp, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với bảo hiểm xã hội tỉnh.

- Căn cứ kết quả giám định và thực hiện giám định chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn một trong hai phương thức chuyển khoản hoặc nhận tiền mặt trực tiếp.

3. Đồng chí Huỳnh Quốc Lập công tác tại Quân khu 7 hỏi:

Đề nghị quý cơ quan cho biết, mức hưởng bảo hiểm y tế khi quân nhân đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP, ngày 01/9/2015 của Chính phủ.

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 11 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP, ngày 01/9/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu, quân nhân đi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh, không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế trong các trường hợp:

- Khám bệnh, chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, đủ thủ tục hoặc chuyển tuyến điều trị đúng quy định.

- Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở quân y tương đương tuyến chuyên môn hoặc ở cơ sở quân y tuyến dưới khi thực hiện đủ thủ tục khám bệnh, chữa bệnh và có giấy giới thiệu của cấp có thẩm quyền.

- Khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y trong trường hợp đi công tác, nghỉ phép hoặc nghỉ chuẩn bị hưu khi thực hiện đủ thủ tục khám bệnh, chữa bệnh và có giấy công tác, giấy nghỉ phép, quyết định cử đi học hoặc quyết định tiếp nhận, quyết định nghỉ chuẩn bị hưu của cấp có thẩm quyền.

- Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp chuyển vượt tuyến chuyên môn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y khi thực hiện thủ tục đăng ký tuyến.

- Khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện hoặc chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương đối với trường hợp được cấp thẻ bảo hiểm y tế có ghi mã khu vực là K1 hoặc K2 hoặc K3 khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

- Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương trong phạm vi cả nước.

- Điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước.

Ngày 17/7/2023 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 50/2023/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ và điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ.

Theo đó, Thông tư số 50/2023/TT-BTC đã hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với các đối tượng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ như sau:

Thứ nhất, về xác định nhu cầu thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP căn cứ tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 50/2023/TT-BTC, xác định đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được điều chỉnh mức lương cơ sở thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/2023/TT-BNV ngày 26 tháng 6 năm 2023 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổ chức chính trị - xã hội và Hội và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc để xác định nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở là số thực có mặt tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2023 trong phạm vi số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt); không tổng hợp số đối tượng vượt chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) năm 2023 và không tổng hợp số đối tượng là người làm việc theo chế độ hợp đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP.

Nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP cho các đối tượng nêu trên căn cứ vào mức tiền lương cơ sở tăng thêm; hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ; hệ số phụ cấp lương theo chế độ quy định (không kể tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và các khoản phụ cấp được quy định bằng mức tuyệt đối), tỷ lệ các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn). Trong đó, cách thức xác định mức lương, phụ cấp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, bao gồm nhu cầu kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương cơ sở để thực hiện các chế độ, chính sách quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 50/2023/TT-BTC.

Thông tư hướng dẫn nghị định 143 2023 nđ-cp năm 2024

Hình minh họa

Nhu cầu kinh phí của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm cả phần ngân sách nhà nước cấp để thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức viên chức tại các cơ sở y tế công lập theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP ngày 15/02/2023 của Chính phủ, chính sách tinh giản biên chế, chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu cho các đối tượng do địa phương quản lý theo quy định của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 113/2018/NĐ-CP), Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 143/2020/NĐ-CP), Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế, Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 26/2015/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

Thứ hai, xác định nguồn kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP căn cứ tại Điều 3 của Thông tư số 50/2023/TT-BTC, cụ thể nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 24/2023/NĐ-CP và Nghị định số 42/2023/NĐ-CP của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện như sau:

  1. Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao.
  1. Sử dụng nguồn 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2022 thực hiện so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao (không kể: thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước).
  1. Sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).
  1. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Phạm vi trích số thu được để lại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 50/2023/TT-BTC.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP.

Thứ ba, phương thức chi trả kinh phí thực hiện Nghị định số 24/2023/NĐ-CP căn cứ tại Điều 6 của Thông tư số 50/2023/TT-BTC, được quy định như sau: Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguồn lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 24/2023/NĐ-CP, chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương của địa phương để bổ sung nguồn kinh phí cho các đơn vị dự toán ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dưới trực thuộc còn thiếu nguồn.

Đối với các địa phương có nhu cầu kinh phí để thực hiện chế độ theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP lớn hơn nguồn kinh phí theo quy định tại Thông tư này: Trong khi chờ cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí, ngân sách cấp trên thực hiện tạm cấp kinh phí cho ngân sách cấp dưới chưa đủ nguồn. Các địa phương có văn bản gửi Bộ Tài chính để tạm cấp kinh phí thực hiện, số kinh phí tạm cấp được giảm trừ khi cấp có thẩm quyền bổ sung đủ kinh phí thực hiện theo quy định.

Các đơn vị sử dụng ngân sách được chủ động sử dụng dự toán ngân sách năm 2023 đã được giao và nguồn thu được để lại theo chế độ để kịp thời chi trả tiền lương, phụ cấp, trợ cấp tăng thêm cho các đối tượng theo quy định tại Thông tư này; báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên về nhu cầu kinh phí còn thiếu (nếu có) để xử lý theo quy định.