Thông tư hướng dẫn sửa chữa tài sản mới nhất

Trả lời: Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 55/2023/TT-BTC. Nội dung hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyền nghèo quy định như sau: “Chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản: Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương đối với từng công trình sửa chữa, bảo dưỡng theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 16 Thông tư này”.

Thông tư số 65/2021/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công từ các nguồn kinh phí sau: Nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (NSNN) được cân đối tương ứng với từng lĩnh vực sử dụng tài sản công, trong dự toán chi NSNN được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị theo phân cấp NSNN hiện hành; nguồn trích từ phí được để lại để chi thường xuyên theo quy định của pháp luật…

Thông tư này không điều chỉnh đối với: Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sản công theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; kinh phí xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài sản công trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo Nghị định số 165/2016/NĐ-CP. Đối với các lĩnh vực đã có quy định pháp luật chuyên ngành về quản lý kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thì thực hiện theo quy định chuyên ngành đối với từng lĩnh vực. Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước./.

Chất vấn bộ trưởng Bộ Tài chính trong phiên chất vấn sáng ngày 06/11, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ các giải pháp giải quyết ách tắc trong thực hiện chi sửa chữa, nâng cấp tài sản công, trong khi vướng mắc này đã kéo dài. Điều này cần sự giải thích đảm bảo sự thống nhất của văn bản pháp luật để các cấp yên tâm thực thi.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 06/11: KHAI MẠC PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN

Vẫn ách tách khi sửa chữa, cải tạo công trình thuộc tài sản công chưa được giải quyết

Trên thực tế, qua phản ánh của một số bộ, ngành, địa phương và các đại biểu Quốc hội, việc cải tạo, nâng cấp trụ sở, công trình, máy móc, thiết bị thuộc tài sản công quy mô nhỏ như sử dụng vốn đầu tư công khó khả thi và vô cùng bất cập, do phải có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Thông tư hướng dẫn sửa chữa tài sản mới nhất

Toàn cảnh phiên chất vấn sáng 6/11

Trong khi đó, việc sửa chữa, cải tạo phát sinh đột xuất, chi có tính cấp bách như: cải tạo hệ thống giao thông, thoát nước, trạm y tế, trường học, các công trình liên quan đến quản lý biên giới, phân giới cắm mốc..., rất khó kế hoạch hoá trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công. Trong đó quy định đối với kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sản công thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn.

Tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi chất vấn với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Đại biểu Dương Minh Ánh, đại biểu Quốc hội Hà Nội đặt câu hỏi về giải pháp khắc phục tình trạng chậm ban hành các văn bản liên quan đến quản lý tài sản công.

Thông tư hướng dẫn sửa chữa tài sản mới nhất

Đại biểu Lê Hoàng Anh, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai

Cùng vấn đề quan tâm, Đại biểu Lê Hoàng Anh, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng chậm cũng như nâng cao hiệu quả thực thi nhiệm vụ Quốc hội giao tại Nghị quyết 74 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài sản công.

Thông tư hướng dẫn sửa chữa tài sản mới nhất

Đại biểu Quốc hội Trần Chí Cường, đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng

Chỉ rõ vướng mắc thực tế, rất chậm được giải quyết, Đại biểu Quốc hội Trần Chí Cường, đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng nêu vấn đề, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật chuyên ngành có những quy định về việc sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của bộ máy. Tuy vậy, tại điểm a, điểm b của khoản 1, Điều 6 Luật Đầu tư công có nội dung quy định về tính chất của dự án đầu tư công.

Với nội dung quy định như vậy sẽ tạo ra cách hiểu cho rằng toàn bộ các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, mua sắm tài sản, sửa chữa… đều phải sử dụng nguồn vốn đầu tư công, dẫn tới chồng lấn với các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật chuyên ngành khác trong việc sử dụng chi thường xuyên để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản công. Trong khi đây là vấn đề được nhiều ĐBQH đặt ra trong các kỳ họp trước nhưng trong báo cáo của Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng chưa được đề cập.

Thông tư hướng dẫn sửa chữa tài sản mới nhất

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn

Chưa có sự giải thích pháp luật cặn kẽ về cho thường xuyên và chi đầu tư trong Luật Ngân sách và Luật Đầu tư công

Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, đây là một vướng mắc và cần có sự giải thích luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện chính xác và yên tâm. Hiện còn những vướng mắc trong triển khai thực hiện do chưa có cách hiểu đầy đủ, thống nhất về chi thường xuyên, chi đầu tư.

Tại Điều 6 Luật Đầu tư công quy định kể cả là xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, mở rộng tài sản công, thì đều đưa vào Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư công được xác định kế hoạch đầu tư công trung hạn và đầu tư công hàng năm. Nếu những chương trình, dự án và các nguồn kinh phí không được đưa vào Luật Đầu tư công mặc dù vẫn là NSNN thì "sẽ sai quy định". Khẳng định điều này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay phân biệt thế nào là chi thường xuyên, thế nào là chi đầu tư vẫn đang bị bế tắc, tạo nên vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Mặt khác, theo Bộ trưởng, tại Nghị định 73 của Chính phủ đối với hệ thống công nghệ thông tin đã quy định những dự án công nghệ thông tin dưới 15 tỷ đồng thì được dùng chi thường xuyên. Tuy nhiên, việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 73 còn vướng mắc do không biết phần đầu tư đó có phải lập dự án đầu tư hay có đưa vào đầu tư công trung hạn hay không? Để tháo gỡ vấn đề này, Bộ Tài chính đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này nhưng chưa được trình ra Quốc hội, Bộ trưởng cho biết.

Tham gia trả lời làm rõ thêm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, đây không hẳn do vướng mắc từ Luật Đầu tư công mà cả ở Luật Ngân sách nhà nước. Các dự án về sửa chữa, nâng cấp vẫn đang được triển khai bình thường, không có vướng mắc, nhưng dự án đầu tư mới thì phải thực hiện quy trình theo Luật Đầu tư công. Chính phủ cũng đang trình Quốc hội xem xét cho phép các dự án dưới 15 tỷ đồng thì được thực hiện từ chi thường xuyên.

Không có vướng mắc gì trong Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước

Giải thích rõ thêm phần trả lời của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, qua rà soát, các cơ quan của Quốc hội nhận thấy, không có vướng mắc gì trong Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.

Thông tư hướng dẫn sửa chữa tài sản mới nhất

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ giải trình rõ thêm

Trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội đã khẳng định và Quốc hội đã có văn bản trả lời Chính phủ là trong thực tiễn cũng như trong quy định pháp luật không có một văn bản nào hay trường hợp nào quy định mức chi phí thường xuyên và chi đầu tư căn cứ vào giá trị số tiền. Không phải từ 15 tỷ đồng trở lên là đầu tư công mà dưới 15 tỷ đồng là chi thường xuyên; chẳng hạn như chi cho trả lương, chi cho giáo dục đào tạo cũng vẫn là chi thường xuyên. Đó là tính chất của các khoản chi chứ không phải là giá trị của các khoản chi. Chỉ rõ điều này, Chủ tịch Quốc hội cho biết, qua rà soát thì không có vướng mắc gì trong Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước. Do đó, Quốc hội đã đưa Nghị quyết đặc thù về vấn đề chi thường xuyên và chi đầu tư ra khỏi Chương trình và đề nghị, Chính phủ đề xuất giải pháp

Vấn đề đang đặt ra là Luật Ngân sách nhà nước quy định về sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của bộ máy. Tuy vậy, Luật Đầu tư công lại quy định về tính chất của dự án đầu tư công dẫn tới cách hiểu toàn bộ các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, mua sắm tài sản, sửa chữa, nâng cấp... đều phải sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Tuy vậy, tại Luật Đầu tư công có nội dung quy định về tính chất của dự án đầu tư công dẫn tới cách hiểu, cho rằng toàn bộ các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, mua sắm tài sản, sửa chữa, nâng cấp… đều phải sử dụng nguồn vốn đầu tư công dẫn tới chồng lấn với các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật chuyên ngành khác trong việc sử dụng chi thường xuyên để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản công. Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là phương án mà Bộ Tài chính đang tham mưu với Chính phủ để trình Quốc hội là cho phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có, áp dụng với dự án dưới 15 tỷ đồng không được Uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng tính.