Thuốc cefixim 100 là thuốc gì

    Khi sử dụng thuốc Cefixim 100mg Usp, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn [ADR].

    Thường gặp, ADR >1/100

    • Tiêu hoá: Tiêu chảy và phân nát [27%], đau bụng, nôn, buồn nôn, đầy hơi, ăn không ngon, khô miệng.

    • Hệ thần kinh: Đau đầu [3 - 16%], chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi.

    • Quá mẩn [7%]: Ban đỏ, mày đay, sốt do thuốc.

    Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

    • Tiêu hoá: Tiêu chảy nặng do Clostridium difficile và viêm đại tràng giả mạc.

    • Toàn thân: Phản vệ, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử thượng bì nhiễm độc.

    • Huyết học: Giảm tiểu cầu, bạch cầu, bạch cầu ưa acid thoáng qua; giảm nồng độ hemoglobin và hematocrit.

    • Gan: Viêm gan và vàng da; tăng tạm thời AST, ALT, phosphatase kiềm, bilirubin và LDH.

    • Thận: Suy thận cấp, tăng nitrogen phi protein huyết và nồng độ creatinin huyết tương tạm thời.

    • Khác: Ngứa cơ quan sinh dục và viêm âm đạo do Candida albicans.

    Hướng dẫn cách xử trí ADR

    Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Cefixim là loại thuốc kháng sinh được các bác sĩ dùng nhiều trong quá trình điều trị bệnh. Thuốc Cefixim đến nhiều tác dụng hữu ích đối với người bệnh. Thế nhưng, sử dụng thuốc quá liều cũng khiến vi khuẩn sinh ra kháng nguyên và giảm hiệu quả của thuốc. Như vậy, thuốc Cefixim nên được sử dụng như thế nào? Tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về thuốc thông qua những nội dung sau.

Cefixim – Khắc tinh của bệnh viêm nhiễm

Thuốc Cefixim là thuốc như thế nào?

Thuốc Cefixim là loại thuốc kháng sinh Cephalosporin thuộc thế hệ thứ ba và được dùng theo dạng uống trực tiếp. Thuốc được sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên.

Thông thường, bệnh nhân sẽ mắc bệnh ở một vài vị trí tiêu biểu sau:

  • Tai: Viêm tai giữa.
  • Mũi, xoang: Viêm xoang.
  • Họng: Viêm amydal.
  • Phổi: Viêm phổi, viêm phế quản mạn tính,…
  • Hệ tiết niệu – đường sinh dục: Viêm thận – bể thận, viêm bàng quang, lậu không biến chứng,…

Thuốc Cefixim được bào chế dưới những dạng nào?

Cefixim có thể được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên nhai, viên nang, gói bột pha với hỗn hợp dịch, lọ pha hỗn hợp dịch dùng để uống.

Mỗi viên thuốc Cefixim có thể được điều chế với hàm lượng khác nhau. Người bệnh sẽ được bác sĩ dựa theo tình hình phát triển của bệnh để kê các đơn thuốc Cefixim khác nhau như Cefixim 200mg, Cefixim 50mg, Cefixim 100mg, Cefixim 400mg,…

Thuốc được sử dụng thế nào? Liều dùng ra sao?

Người bệnh sẽ trực tiếp uống thuốc Cefixim theo kê đơn của bác sĩ điều trị chuyên khoa. Mỗi người bệnh sẽ có liều lượng dùng khác nhau dựa theo độ tuổi thực tế, cụ thể như sau:

Cách sử dụng thuốc Cefixim hiệu quả

  • Người lớn: Sử dụng Cefixim 200mg dạng viên. Mỗi ngày uống từ 1 đến 2 viên và có thể chia thành uống trong 1 lần hoặc 2 lần trong ngày.
  • Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên hoặc trên 45kg: Cách dùng sẽ giống với liều lượng của người lớn [nên chia thành 2 lần uống sẽ thuận tiện hơn cho trẻ nhỏ].
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi hoặc từ 45kg trở xuống: Uống 8 mg/kg/ngày. Có thể chia thành 1 đến 2 lần uống và sử dụng dạng hỗn hợp dịch cho các bé uống.

Thuốc Cefixim có tác dụng phụ không?

Đôi khi, thuốc Cefixim sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn, nặng nhất có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi dùng thuốc Cefixim bạn cần phải được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ và theo dõi tình trạng của người bệnh sau khi uống.

Các dấu hiệu xác định Cefixim xảy ra phản ứng phụ sau khi uống:

  • Dị ứng thuốc hoặc phản vệ với thuốc: Ngứa, khò khè, sưng phù, đau ngực, khó nuốt, sưng mặt – mũi – họng – môi – lưỡi, nổi mẩn, khó thở, khàn giọng.
  • Hội chứng Steven Johnson: Người bệnh có thể xuất hiện một trong các dấu hiệu như phồng rộp, sốt, chảy máu một vài vị trí trên cơ thể [môi, miệng, bộ phận sinh dục, mắt, mũi] và có nhiều triệu chứng giống bệnh cảm cúm thông thường.
  • Tiêu chảy: Thường gặp ở đại đa số các bệnh nhân bị tác động của tác dụng phụ thuốc Cefixim. Vì vậy, bác sĩ sẽ kê theo thuốc men tiêu hóa vào đơn thuốc của người bệnh.
  • Viêm đại tràng giả mạc: Một dạng tiêu chảy hiếm gặp thường được gây ra bởi Clostridium Difficile, tình trạng có thể xuất hiện sau vài tháng sử dụng thuốc. Liên hệ nhanh với bác sĩ nếu người bệnh gặp các tình trạng như đau bụng, phân lỏng [toàn nước hoặc có máu], chuột rút.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu và đau bụng.

Ngoài những tác dụng phụ trên, người bệnh còn có thể gặp một vài tác dụng phụ khác nguy hiểm hơn như phù mạch, sốt do thuốc, suy thận cấp, nấm Candida, tăng bạch cầu ưa acid, viêm gan, hồng ban đa dạng, vàng da, co giật, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu,…

Những điều cần lưu ý khi mua thuốc Cefixim sử dụng

Tìm kiếm địa chỉ mua thuốc uy tín và đáng tin cậy, không nên mua những loại thuốc không rõ nguồn gốc, tránh gặp hàng giả.

Sử dụng theo lời khuyên và tư vấn từ bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa được bác sĩ kê đơn.

Nên mua thuốc Cefixim ở đâu?

Người bệnh có thể lựa chọn mua thuốc tại những phòng khám hoặc nhà thuốc lớn trên khu vực sinh sống thông qua đơn thuốc từ bác sĩ. Hoặc, bạn có thể mua thuốc nhanh hơn qua ứng dụng bác sĩ gia đình AiHealth.

Bác sĩ gia đình AiHealth luôn luôn bên bạn

Qua ứng dụng, bạn có thể được bác sĩ trực tiếp khám bệnh online và kê đơn sau khi thăm khám. Hệ thống AiHealth sẽ giúp bạn chọn lọc những hiệu thuốc chất lượng gần nơi sinh sống để mua thuốc an toàn hơn.

Không chỉ như vậy, nếu bạn bận rộn và không có thời gian đi mua thuốc, AiHealth có thể giúp bạn mua thuốc theo đơn của bác sĩ và giao trực tiếp tại nhà. Một điều quan trọng khác chính là bệnh nhân sẽ luôn được bác sĩ theo dõi trực tiếp tình trạng trong quá trình sử dụng thuốc Cefixim.

Từ đó, bạn sẽ không cần phải lo lắng nhiều về những tác dụng phụ của thuốc. Bởi vì, bác sĩ sẽ luôn bên cạnh và chăm sóc cho sức khỏe của bạn.

Thuốc Cefixim là một loại kháng sinh liều mạng và có nhiều tác dụng tốt đối với người bệnh. Để đảm bảo an toàn tốt nhất khi sử dụng Cefixim, bạn nên mua và uống thuốc theo sự chỉ dẫn cũng như đơn kê từ bác sĩ chuyên khoa.

Nên xem ứng dụng Aihealth chi tiết: Tại Đây

Video liên quan

Chủ Đề