Thuốc điều chỉnh chức năng vận động đường tiêu hóa năm 2024

Thuốc nhuận tràng là phương pháp được chỉ định đối với các trường hợp bị táo bón mặc dù đã tích cực thay đổi lối sống và thực đơn ăn uống hàng ngày. Người bệnh cần sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

1. Tìm hiểu chung về tình trạng táo bón

Tình trạng táo bón rất dễ gặp phải trong đời sống hàng ngày. Nếu nhanh chóng biết khắc phục thì đây không phải là vấn đề sức khỏe quá lớn nhưng trong trường hợp táo bón trở thành mạn tính thì sẽ gây ra nhiều phiền toái và hệ lụy đến sức khỏe của người bệnh. Các yếu tố chính dẫn đến tình trạng táo bón thường là:

  • Uống ít nước;
  • Lười vận động;
  • Chế độ ăn uống ít chất xơ;
  • Mắc các bệnh lý mạn tính.

Để cải thiện tình trạng này thì trước tiên người bệnh nên tăng cường chất lỏng, chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, điều chỉnh thực đơn và lối sống lành mạnh hơn. Nếu việc thay đổi không giúp khắc phục chứng táo bón thì thuốc nhuận tràng sẽ là phương pháp hỗ trợ được chỉ định.

Thuốc điều chỉnh chức năng vận động đường tiêu hóa năm 2024

Táo bón là tình trạng phổ biến diễn ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày

Đây là các nhóm thuốc được phân loại dựa trên công dụng riêng biệt nhưng nhìn chung đều có mục tiêu là giúp làm mềm phân, nhuận tràng, giúp phân được đào thải dễ dàng hơn, từ đó giải quyết được tình trạng táo bón.

2. Phân loại các thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng có thể được bào chế theo các dạng khác nhau như viên nén, dung dịch, dạng bột.

2.1. Thuốc nhuận tràng tạo khối

Thuốc nhuận tràng tạo khối bao gồm các thuốc như methylcellulose, fybogel,... giúp bổ sung chất xơ, tăng hấp thụ nước trong đường ruột và giúp làm mềm phân. Những thuốc này khá an toàn nhưng có thể cản trở hấp thụ các loại thuốc khác. Đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp giải quyết nhanh tình trạng táo bón, do đó chỉ nên dùng thuốc trong ngắn hạn. nếu dùng lâu dài có thể gây hạ kali máu và làm giảm chức năng đại tràng.

2.2. Thuốc nhuận tràng kích thích

Nhóm thuốc này có cơ chế hoạt động là kích thích các dây thần kinh ở ruột kết, từ đó làm tăng nhu động ruột để đẩy nhanh quá trình đào thải phân ra ngoài cơ thể. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm senna, bisacodyl, natri picosulfat,... Chống chỉ định dùng thuốc cho phụ nữ có thai vì thuốc có thể gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.

2.3. Thuốc nhuận tràng làm mềm phân

Các thuốc này chứa những chất hoạt động bề mặt như natri docusate giúp tăng cường độ ẩm cho phân, chống mất nước. Thuốc thường được dùng cho bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc các sản phụ mới sinh con.

Thuốc điều chỉnh chức năng vận động đường tiêu hóa năm 2024

Thuốc nhuận tràng được sản xuất ra để khắc phục tình trạng táo bón

2.4. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu chứa thành phần là các tác nhân hydrat hóa giúp thu thập các chất lỏng từ mô xung quanh vào ruột, nhờ đó phân sẽ được làm mềm và dễ dàng tống xuất ra ngoài. Một số thuốc nhuận tràng thẩm thấu phổ biến trên thị trường: Fleet Phospho-Soda, hydroxide, lactitol, lucatose, polyethylene glycol,...

2.5. Thuốc nhuận tràng bôi trơn

Loại thuốc này cung cấp một thành phần đặc biệt là chất paraffin có tác dụng đưa phân đi qua ruột một cách dễ dàng. Thuốc không nên được dùng quá 1 tuần do có thể gây biến chứng hình thành u hạt đường tiêu hóa và tình trạng rò hậu môn.

3. Thuốc nhuận tràng và các tác dụng không mong muốn

Tương tự như bất kỳ loại thuốc nào khác, thuốc nhuận tràng cũng có thể dẫn tới các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Đa phần nếu dùng đúng cách, đúng liều lượng theo khuyến cáo của bác sĩ và nhà sản xuất thì các thuốc này hiếm gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Một số phản ứng không mong muốn mà bệnh nhân có thể sẽ gặp phải khi dùng các thuốc nhuận tràng bao gồm:

  • Chướng bụng, đầy hơi;
  • Tiêu chảy;
  • Chuột rút;
  • Buồn nôn.

Để tránh những tác dụng phụ nêu trên, người bệnh nên bắt đầu dùng thuốc với liều thấp và sau đó tăng liều dần dần. Bởi vì có thể tương tác và phản ứng với những thuốc khác nên nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị các bệnh lý khác (bao gồm cả các thuốc thảo dược, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng) thì cần thông báo trước với bác sĩ.

Thuốc điều chỉnh chức năng vận động đường tiêu hóa năm 2024

Bạn hãy chú ý uống nhiều nước khi dùng thuốc nhuận tràng để tránh mất nước

4. Thuốc nhuận tràng - dùng sao cho đúng cách?

Một số lưu ý quan trọng trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng người bệnh nên ghi nhớ:

  • Trừ trường hợp có hướng dẫn hay chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý rằng thuốc nhuận tràng chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn theo khuyến cáo, không được dùng quá liều lượng và thời gian ghi trên nhãn thuốc;
  • Trong quá trình dùng thuốc nhuận tràng, người bệnh nên uống nhiều nước (trung bình 6 - 8 cốc/ngày). Như đã đề cập thì các thuốc nhuận tràng thường hấp thu chất lỏng trong đường ruột để tăng độ ẩm cho phân, giúp phân mềm hơn và dễ di chuyển ra ngoài nhờ lực đẩy của nhu động ruột. Vì vậy để tránh mất nước thì người bệnh cần bổ sung đủ nước cho cơ thể;
  • Nếu dùng thuốc nhuận tràng quá liều lượng, dùng trong thời gian dài có thể gây rối loạn nhu động ruột, điển hình là viêm tụy, hội chứng ruột kích thích,... Nếu bị táo bón mạn tính thì bệnh nhân nên đi khám trước thay vì tự ý mua thuốc về điều trị;
  • Không được dùng thuốc nhuận tràng để giảm cân: nhiều người cho rằng dùng thuốc nhuận tràng sẽ giúp cải thiện vấn đề cân nặng. Tuy nhiên mục tiêu tác động của các loại thuốc này đó là phân chứ không vào là lớp mỡ và lượng calo trong cơ thể. Tác dụng giảm cân khi dùng các thuốc nhuận tràng chỉ mang tính tạm thời vì thuốc làm giảm lượng nước trong đường ruột. Và cân nặng sẽ nhanh chóng gia tăng trở lại nếu người bệnh uống đồ uống hoặc ăn thức ăn;
  • Thuốc nhuận tràng không phải là sản phẩm giúp thải độc: nhiều người cho rằng dùng thuốc nhuận tràng sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố nhờ kích thích phân và các chất cặn bã độc hại đi ra ngoài. Tuy nhiên trên thực tế thì việc đi đại tiện là cơ chế tự nhiên của cơ thể, nếu chúng ta ép quá trình này diễn ra thường xuyên là phản khoa học, ngược lại không những giúp thải độc cho cơ thể mà còn dẫn tới các biến chứng nguy hiểm và tình trạng phụ thuộc thuốc.

Các loại thuốc nhuận tràng nhìn chung đều có chức năng hỗ trợ đại tiện dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng táo bón nhưng không được lạm dụng. Tốt nhất khi bị táo bón mạn tính lâu ngày thì người bệnh nên đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.