Thuốc hạ sốt có tác dụng bao lâu

Mỗi loại thuốc hạ sốt có thời gian tác dụng khác nhau. Do vậy, tùy vào loại bạn đang dùng, thời gian nên uống thuốc hạ sốt cách nhau bao lâu có thể thay đổi. Theo các chuyên gia, cứ 1kg cân nặng thì được sử dụng 10 – 15mg Paracetamol/lần uống với khoảng cách uống giữa 2 lần là từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.

Với các trường hợp hạ sốt nằm trong phác đồ điều trị bệnh hay uống kết hợp với các loại thuốc khác, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc giảm sốt mà cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ vì có khả năng sẽ gây ra tình trạng sử dụng thuốc quá liều.

Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?

  • Trẻ uống thuốc hạ sốt sau 20-30 phút sẽ bắt đầu có tác dụng.
  • Tác dụng của thuốc hạ sốt kéo dài trong vòng 2 giờ.
  • Thời gian giãn cách tối thiểu giữa 2 lần uống: 4 – 6 tiếng.
  • Trẻ có vấn đề về thận, giãn cách giữa 2 lần ít nhất 8 tiếng đồng hồ.
  • Mẹ để ý nhé, sau khi uống mà con nôn ra ít thì không cần cho uống lại. Con nôn ra nhiều, nôn gần hết thì đợi 30 phút rồi cho con uống lại liều khác. Nếu con không chịu uống thì đặt thuốc viên đạn ở hậu môn cho con sẽ hiệu quả hơn đấy.
  • Mẹ thường nghĩ rằng cho trẻ uống thuốc sẽ nhanh hết sốt. Thực tế, thuốc hạ sốt chỉ giúp hạ nhiệt xuống 1-2ºC. Trẻ cảm thấy dễ chịu hơn chứ chưa thể khỏi hẳn. Mỗi giờ mẹ cặp nhiệt cho con 1 lần để theo dõi nhiệt độ.
  • Sau khi uống hạ sốt, nếu kết hợp chườm mát sẽ giúp trẻ giảm sốt nhanh hơn mẹ nhé. Mẹ cũng có thể dùng rau diếp cá, nhọ nồi, tía tô, bộng giếng,… giã nát đắp cho con. Hoặc xay nhuyễn cho trẻ uống, vừa giảm sốt, vừa an toàn cho sức khỏe.

Nếu sau 4 tiếng [thuốc hết tác dụng], trẻ chỉ còn sốt nhẹ là tín hiệu tốt. Hệ miễn dịch của con đã kiểm soát được tình hình. Con không cần uống thêm hạ sốt nữa. Mẹ yên tâm đợi con dần khỏe lại nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.


Mẹ có biết: Trẻ uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?

Thứ Ba ngày 05/12/2017

  • Khi trẻ bị sốt cao phải làm gì để hạ sốt nhanh và an toàn
  • Hiểu đúng thuốc tiêm hạ sốt để đảm bảo an toàn tính mạng trẻ
  • Trẻ bị sốt cao phải làm gì để hạ sốt nhanh an toàn

Khi trẻ bị sốt quá cao thì việc sử dụng thuốc hạ sốt để nhanh chóng hạ nhiệt cho con là cần thiết. Nhưng mẹ có biết trẻ uống thuốc hạ sốt bao lâu thì

1. Khi trẻ bị sốt cần phải làm gì?

Để có thể biết uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng thì việc đầu tiên cần phải xác định đó chính là khi nào thì nên uống thuốc hạ sốt.

Khi nào trẻ sốt trên 38.5 độ thì mới uống thuốc hạ sốt

Nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ C thì không được cho trẻ dùng hạ sốt. Mẹ sử dụng các phương pháp hạ sốt khác như chườm nóng, lau người bằng nước ấm cho trẻ; mặc quần áo mỏng thoáng và nằm ở nơi kín gió. Trung bình 30 phút thì kiểm tra thân nhiệt trẻ 1 lần. Tích cực cho trẻ uống nhiều nước lọc và nước trái cây.

Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ thì phải dùng thuốc hạ sốt nhưng cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý trong việc cho trẻ uống đúng liều lượng của từng loại thuốc hạ sốt. Như vậy, việc uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng sẽ xác định nhanh chóng cũng như chính xác hơn.

2. Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?

Chỉ khi nào trẻ sốt trên 38.5 độ thì mới được uống thuốc hạ sốt. Vậy, uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?

  • Khi trẻ bị sốt thì uống thuốc hạ sốt sẽ giúp trẻ giảm được 1 – 2 độ C; thông thường thì sau khi uống thuốc 20 – 30 phút thuốc sẽ phát huy tác dụng
  • Thuốc hạ sốt không thể nào giúp trẻ đang sốt rất cao, trẻ sốt cao liên tục có thể giảm xuống thành thân nhiệt bình thường, nó chỉ có thể giảm 1 – 2 độ mà thôi
  • Một ngày, trẻ không được uống thuốc hạ sốt quá 6 lần; mỗi lần uống thuốc hạ sốt cách nhau 4 – 6 tiếng.
  • Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau tuy nhiên loại hạ sốt thông dụng nhất là Paracetamol; loại này có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.
  • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ bị suy thận thì tuyệt đối phải sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và mỗi lần cách ít nhất 8 tiếng.

3. Hướng dẫn cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ phải dùng đúng thì mới phát huy được hiệu quả cũng như đảm bảo được sự an toàn trong suốt quá trình sử dụng của trẻ.

Thuốc thuốc hạ sốt phải đúng lúc, đúng loại và đúng liều lượng

Dùng đúng lúc:

Không phải lúc nào cũng sử dụng thuốc hạ sốt, khi trẻ sốt trên 38.5 độ thì mới nên sử dụng thuốc hạ sốt. Chỉ khi nào xác định được thời điểm thích hợp để uống thuốc hạ sốt thì cũng sẽ biết được uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng.

Uống đúng loại:

Cha mẹ phải đặc biệt lưu ý xem trẻ có bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hạ sốt không. Nên chọn loại phổ biến cũng như trẻ đã từng uống thì sẽ an toàn hơn.

Uống đúng liều lượng:

Trẻ uống thuốc hạ sốt phải đúng liều lượng; phải cân trọng lượng của trẻ rồi từ đó xác định được liều lượng uống thuốc phù hợp nhất. Chẳng hạn như thuốc hạ sốt Paracetamol có liều dùng là 10 – 15mg/kg thời gian uống thuốc cách nhau 4 -6 tiếng.

Chắc chắn khi đọc tới đây thì mẹ đã biết uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng và một vài lưu ý trong quá trình cho con uống thuốc rồi phải không nào? Thực sự, để có thể đưa ra những con số chính xác nhất về thời gian thuốc phát huy tác dụng sẽ phải phụ thuộc vào việc mẹ cho con uống thuốc loại nào, có đúng thời điểm và liều lượng hay không.

Diệu Linh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • cách hạ sốt
  • trẻ bị sốt

Sotstop là thuốc giảm đau hạ sốt, có thể dùng cho nhiều đối tượng. Đây là một loại thuốc hạ sốt có tác dụng mạnh và kéo dài hơn so với Paracetamol. Vậy Sotstop uống bao lâu thì hạ sốt? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Sotstop có thành phần chính là Ibuprofen 20mg/ml được bào chế dưới dạng chai dung dịch 100ml.

Ibuprofen thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid [NSAID], dẫn xuất từ acid propionic. Ibuprofen cũng giống như các thuốc trong nhóm chống viêm không Steroid khác, có tác dụng chính là giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Cơ chế tác dụng của các thuốc nhóm này là ức chế men prostaglandin synthetase và ngăn tạo ra chất trung gian hoá học gây viêm như prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm gây phản ứng viêm khác.

Ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt mạnh hơn so với Aspirin và kéo dài hơn Paracetamol, tuy nhiên nó được chỉ định hạn chế hơn Paracetamol vì không phải trường hợp sốt nào cũng được sử dụng.

Thuốc có tác dụng giảm đau tốt trong điều trị các chứng đau mức độ vừa và nhẹ.

Thuốc Sotstop được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Giúp giảm các chứng đau từ nhẹ đến vừa như: Đau bụng kinh, đau đầu, sau các thủ thuật về răng;
  • Dùng Ibuprofen có thể giúp giảm bớt liều thuốc giảm đau chứa chất gây nghiện để điều trị đau sau đại phẫu thuật hoặc cho người bệnh bị đau do ung thư;
  • Điều trị giảm đau và viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên;
  • Sotstop hạ sốt trong một số trường hợp khi người bệnh không đáp ứng với Paracetamol.

Chống chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với thuốc Ibuprofen, Aspirin hay với các thuốc chống viêm không Steroid khác. Biểu hiện tình trạng quá mẫn bằng việc xuất hiện cơn hen, viêm mũi, nổi mày đay, khó thở, phù mạch sau khi dùng thuốc;
  • Loét dạ dày tá tràng tiến triển;
  • Không dùng để hạ sốt khi chưa loại trừ được nguyên nhân gây sốt do sốt xuất huyết;
  • Người bệnh bị hen hay co thắt phế quản, rối loạn chức năng đông máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc thận nặng với mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút;
  • Người bệnh đang được điều trị với các thuốc chống đông máu như Coumarin;
  • Người bệnh bị giảm khối lượng tuần hoàn khi dùng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận;
  • Người bệnh bị bệnh tạo keo không dùng vì khi dùng thuốc có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn;
  • Phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ;
  • Không dùng cho trẻ em dưới 7kg. Nếu dùng cho trẻ từ 3 đến 6 tháng cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Thông thường sau khi uống thuốc này khoảng 20 đến 30 phút bắt đầu có tác dụng hạ sốt. Nồng độ Ibuprofen đạt đỉnh trong máu sau khi uống khoảng 1 đến 2 giờ. Cho nên, tác dụng mạnh nhất là sau 1 đến 2 giờ uống.

Đối với người lớn bạn có thể nhắc lại nếu còn sốt sau ít nhất từ 4 đến 6 giờ, nhưng đối với trẻ em khoảng thời gian này nên kéo dài hơn là khoảng 6 đến 8 giờ sau liều uống đầu.

Cách dùng: Thuốc được dùng bằng đường uống khi bị sốt hoặc đau.

Liều dùng thuốc Sotstop ở người lớn:

  • Liều dùng nhằm để giảm đau thông thường là 60ml – 90ml [tương đương với 1,2g – 1,8g]/ngày, uống chia làm nhiều lần. Liều duy trì: 30ml – 60ml [0,6g – 1,2g]/ngày. Lưu ý tối đa không dùng quá 160ml/ngày;
  • Liều giảm sốt: Liều thường thường từ 10ml – 20ml [0,2g-0,4g] mỗi lần, cách nhau mỗi 4 đến 6 giờ/lần, tối đa không dùng quá 60ml [1,2g]/ngày.

Liều dùng thuốc Sotstop ở trẻ em:

  • Liều giảm đau hoặc hạ sốt: Liều thông thường 1ml – 1,5ml [20mg đến 30mg]/kg cân nặng/ngày chia làm nhiều liều nhỏ. Mỗi liều cách nhau ít nhất 6 đến 8 giờ;
  • Liều dùng điều trị viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên có thể dùng liều 2ml [40mg]/kg cân nặng/ngày chia làm nhiều lần uống;
  • Lưu ý đối với trẻ dưới 30kg: Dùng liều tối đa là 25ml [500mg]/ngày;
  • Thuốc không dùng cho trẻ nặng dưới 7kg.

Khi dùng thuốc bạn cần lưu ý như sau:

  • Trước khi dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn về cách dùng thuốc và các chống chỉ định, nếu có vấn đề thắc mắc nên hỏi ý kiến dược sĩ hay bác sĩ;
  • Cần thận trọng khi dùng thuốc này cho những người cao tuổi, người có biểu hiện của rối loạn chức đông máu vì nó có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu khiến người bệnh dễ bị xuất huyết;
  • Thời kỳ mang thai: Các thuốc chống viêm giảm đau không Steroid có thể ức chế sự co bóp tử cung và gây sinh muộn hơn dự kiến. Nó cũng có thể gây ra tăng áp lực phổi nặng và nguy cơ suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do làm đóng sớm ống động mạch trong tử cung. Ngoài ra, nó cũng ức chế ngưng kết tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu. Cho nên không dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai nhất là 3 tháng cuối và hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc trong các thời kỳ khác;
  • Thời kỳ cho con bú: Mặc dù hàm lượng Ibuprofen vào sữa mẹ rất ít và cũng ít có khả năng xảy ra nguy cơ cho trẻ ở liều bình thường với mẹ. Nhưng vẫn cần cân nhắc khi dùng thuốc;
  • Khi dùng thuốc bạn cũng có thể gặp một số tác dụng phụ. Trong trường hợp bạn gặp một số tác dụng phụ như thấy nhìn mờ, giảm thị lực, rối loạn màu sắc thì phải ngừng dùng thuốc ibuprofen. Nếu có rối loạn nhẹ về tiêu hóa bạn nên uống thuốc trong lúc ăn để giảm khó chịu. Nếu thấy khó thở, nổi ban trên da, sưng mặt, xuất hiện cơn hen, mày đay thì cần ngừng thuốc và tới ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời;
  • Chú ý thuốc này có thể xảy ra tình trạng tương tác thuốc khi dùng với các thuốc khác, cho nên lưu ý: Không dùng thuốc với các thuốc chống viêm không Steroid khác vì nó làm tăng nguy cơ tác dụng phụ trên đường tiêu hoá. Không dùng với các kháng sinh nhóm Quinolon vì nó có thể tác động lên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến tình trạng co giật. Nếu dùng cùng với Methotrexat thì làm tăng độc tính của Methotrexat. Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng đào thải natri của nhóm lợi niệu Furosemid và các thuốc lợi tiểu. Còn đối với thuốc Digoxin thì có thể làm tăng nồng độ digoxin huyết tương, cần chỉnh liều phù hợp.
  • Chỉ dùng khi Paracetamol không đáp ứng hoặc đáp ứng kém. Không nên ngay từ đầu đã sử dụng luôn thuốc này để hạ sốt. Khi có dịch sốt xuất huyết thì nên tránh dùng vì nó làm tăng nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng.

Như vậy, thuốc Sotstop có tác dụng trong giảm đau, hạ sốt và có thể đáp ứng sau khi dùng 20 phút. Khả năng hạ sốt và thời gian kéo dài hơn so với thuốc Paracetamol, nhưng nó cũng có nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ hơn, cho nên cần chú ý khi dùng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề