Thuốc viên để ngoài không khí được bảo lâu

Hầu hết trong các gia đình đều có dự trữ một số loại thuốc, kể cả thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn. Tuy nhiên, ngoài hạn sử dụng thì việc bảo quản thuốc cũng rất quan trọng, bởi nếu bảo quản không tốt thì các yếu tố môi trường tác động tới độ ổn định và chất lượng của sản phẩm.

Cất thuốc trong tủ lạnh

Đây là nơi thuận tiện nhất để bảo quản các sản phẩm thuốc dạng lỏng [thuốc tiêm, xi rô thuốc, dung dịch thuốc, nhũ dịch thuốc, hỗn dịch thuốc...], thuốc dạng kem, gel hoặc sản phẩm dạng bán rắn như: thuốc mỡ, thuốc đạn… Hạn chế của tủ lạnh là môi trường có độ ẩm cao, nên các sản phẩm dạng viên [nén, viên bao đặc biệt viên bao đường, nang cứng, nang mềm...] hoặc thuốc dạng bột dễ dính hoặc bết khi tiếp xúc với ẩm. Nếu sử dụng tủ lạnh bảo quản sản phẩm dạng này thì cần giữ trong bao bì gốc của nhà sản xuất [lọ thủy tinh, hoặc bao bì kim loại, vỉ nhôm hai lớp]. Đối với thuốc vỉ hoặc bao bì chất dẻo hoặc bao bì gốc sau khi mở cần gói vào túi chất dẻo kèm theo hạt chống ẩm  và cho toàn bộ vào nhiều lớp túi chất dẻo, đậy nắp kín buộc các lớp túi chặt. Cần đề phòng khi tủ lạnh mất điện nên có một số chai nước để bên ngăn đá khi mất điện đặt thêm vào ngăn mát hoặc giữ trong ngăn đá có thể giữ nhiệt độ bảo quản được khoảng 6 đến 12 tiếng.

Cất thuốc ở nơi có nhiệt độ ổn định

Nhiều người nghĩ đặt tủ thuốc nhỏ trong nhà tắm – là nơi mát mẻ và ít ánh sáng và thích hợp để bảo quản thuốc. Nhưng đây không phải là nơi phù hợp cất giữ thuốc, vì nhà tắm là môi trường có độ ẩm cao và nhiệt độ cũng lên xuống thất thường, đặt biệt về mùa đông sử dụng đèn sưởi có thể tác động nhiệt độ quá mức đối với thuốc và làm ảnh hưởng tới sự ổn định của thuốc. Do vậy không nên bảo quản thuốc tại nơi này. Nhiều loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng [đặc biệt các chế phẩm có vitamin thường sử dụng trước khi bắt đầu ăn], thường được người tiêu dùng để ở bếp nhằm tránh quên sử dụng. Nhưng bếp cũng là nơi nhiệt độ thất thường khi đun nấu cũng như vận hành lò nướng hoặc lò quay, do vậy bếp không phải là nơi lý tưởng để bảo quản thuốc.

Tủ thuốc cần đặt ở nơi khô ráo và có nhiệt độ ổn định.

Các bạn trẻ do áp lực công việc thường hay quên sử dụng thuốc theo hướng dẫn hoặc chỉ định. Nhiều bạn có sáng kiến mang theo bên mình như cho vào túi quần, túi áo, túi xách tay… Nhưng như vậy sẽ làm sản phẩm mau hư hỏng vì nhiệt độ tỏa ra ở cơ thể, hoặc cho túi sách tay vào cốp xe đều có nhiệt độ cao làm sản phẩm bị hỏng nhanh. Sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu đó là thuốc nhỏ mắt, nước ngâm cho kính áp tròng và luôn để xa tầm tay trẻ em...

Giữ nguyên bao bì gốc

Bao bì gốc giúp giữ thuốc có điều kiện tối ưu để tránh tác động và ảnh hưởng của độ ẩm, oxy trong không khí và ánh sáng cũng như nấm mốc, vi sinh xâm nhập. Hầu hết bao bì đều cách ly thuốc với không khí hoặc ánh sáng không xuyên qua được nhằm tránh tác động và ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng và oxy. Bao bì gốc bao giờ cũng chứa các thông tin quan trọng như hạn dùng, ngày sản xuất, nguồn gốc xuất xứ của thuốc. Các thông tin này giúp ta loại bỏ thuốc hết hạn cũng như khi có thông báo thu hồi sản phẩm và truy xuất nguồn gốc khi cần thiết.

Một lý do nữa cần giữ thuốc trong bao bì gốc là để theo dõi được hạn dùng. Một số thuốc có thời gian sử dụng khá ngắn và nói chung đều mất hiệu lực sau thời hạn đó. Nếu thuốc có hạn dùng khác nhau cần sắp xếp thuận tiện để sử dụng các thuốc ngắn hạn hơn trước. Tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường vì các sản phẩm quá hạn. Lưu ý tuyệt đối không dùng thuốc đã quá hạn. Khi thuốc đã quá hạn đều giảm hiệu lực điều trị và đôi khi sinh ra các chất độc hại, có thể xảy ra các biến đổi sinh hóa, hóa lý như phát sinh độc tố, phát triển vi sinh, nấm mốc có hại sức khỏe người sử dụng.

Hạn dùng và bảo quản sau khi mở lọ Cho đến nay nhiều nước vẫn chưa có quy định rõ ràng và bắt buộc ghi nhãn về hạn dùng và điều kiện bảo quản sau khi mở lọ. Các loại thuốc lỏng nên bỏ đi sau khi mở lọ 28 ngày trong điều kiện bảo quản 2-8 °C [tủ lạnh]. Các chế phẩm bán rắn, thuốc nước không nên bảo quản quá 4 tuần. Các chế phẩm dạng thuốc bột không bảo quản quá 6 tuần.  Các loại thuốc trong lọ lớn, đóng gói vài trăm viên, sau khi mở lọ chỉ nên dùng dưới 6 tháng. Để tránh quên có thể ghi lên nhãn ngày mở lọ.

Những điều cần lưu ý

Khi thuốc đã hết hạn dùng cần tiêu hủy đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường. Điều nữa cần lưu ý ngoài kiểm tra hạn dùng, lưu ý thời gian bảo giữ thuốc sau khi mở lọ còn phải chú ý đến mùi vị thể chất của sản phẩm. Dù còn hạn cũng nên loại bỏ viên nén, viên nang khi biến màu, dính vào lọ, bột bết, dung dịch bị cặn [kết tủa], hoặc có mùi khó chịu, sản phẩm dạng bán rắn chảy nước, không bám dính, phân lớp. Khi bao bì thuốc bị phồng nắp [trong hộp], rách hỏng bao bì, xuất hiện nấm mốc, đổi màu sản phẩm cũng cần bỏ đi, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.


DS. Nguyễn Quang Việt

Hầu như gia đình nào cũng có một bộ dụng cụ y tế sơ cứu tại nhà. Tuy nhiên, bảo quản thuốc không đúng sẽ làm mất tác dụng của thuốc, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giữ thuốc trong tủ lạnh sai cách: Một số loại thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ thấp và tủ lạnh là nơi tốt nhất. Tuy nhiên, bạn không nên để thuốc ở cánh cửa tủ lạnh. Nơi này có nhiệt độ cao hơn bên trong vài độ và dễ thay đổi do được mở ra thường xuyên. Vì vậy, tốt hơn là bạn đặt riêng một hộp thuốc trong tủ lạnh để tránh bị thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. Ngoài ra, không nên đặt thuốc quá gần mặt sau của tủ lạnh vì chúng có thể bị đông đá, làm mất tác dụng, thậm chí gây hại.
Vứt bỏ hộp đựng, giấy hướng dẫn:Theo Bright Side, đây chắc chắn là thói quen phổ biến của rất nhiều người. Tuy nhiên, đây là sai lầm rất nguy hiểm. Bạn có thể nhìn thấy ngày hết hạn trên vỉ thuốc, nhưng các thông tin quan trọng khác đã bị vứt bỏ. Giấy hướng dẫn có thể giúp bạn hiểu nên uống thuốc như thế nào, trong bao lâu và cách bảo quản ra sao.
Quên hạn sử dụng: Thông thường, hạn sử dụng được tính cho sản phẩm chưa mở nắp. Nhưng nếu đã mở, thời gian hết hạn sẽ thay đổi và bạn có thể tìm thấy thông tin này trong tờ hướng dẫn. Điều này đặc biệt đúng đối với thuốc dạng lỏng. Chẳng hạn, nếu mở một lọ thuốc nhỏ mắt, bạn nên thay đổi chúng ít nhất mỗi tháng một lần.

Bảo quản thuốc ở nơi nhiều ánh sáng và trẻ em có thể lấy được: Thuốc không nên bảo quản ở những nơi có nhiều ánh sáng như trên kệ tủ hoặc bàn. Khi đó, chúng sẽ bị mất tác dụng. Ngoài ra, nếu bạn bảo quản theo cách này, trẻ nhỏ có thể lấy được chúng. Theo Real Simple, tốt nhất là nên cho tất cả thuốc vào hộp đựng đặc biệt có khóa và cất ở trong tủ nơi xa tầm với của trẻ em. Hãy nhớ rằng bộ dụng cụ sơ cứu không nên để trẻ nghịch ngợm.

Vứt bỏ thuốc sai cách: Cách tốt nhất để vứt thuốc ở nhà là cho vào túi ni lông, sau đó bỏ vào thùng rác. Ở một số quốc gia, có một cách để xử lý thuốc đã hết hoặc không dùng nữa là mang đến một nơi đặc biệt hoặc phòng khám. Ở đó, chúng sẽ được xử lý đúng cách.
Không thay đổi bộ dụng cụ sơ cứu thường xuyên: Có bộ dụng cụ sơ cứu trong nhà, bạn có thể nhanh chóng tìm thấy tất cả loại thuốc cần thiết, nhưng bạn cần đảm bảo chúng an toàn. Vì vậy, hãy vứt bỏ thuốc hết hạn, thuốc không có bao bì, ngay cả khi bạn chắc chắn rằng chúng vẫn có thể sử dụng. Các loại thuốc dạng lỏng và dạng kem cũng nên vứt đi nếu chúng đổi màu. Cố gắng đặt riêng các loại thuốc bạn đang dùng và thuốc chưa dùng để tránh uống nhầm.

Vi phạm các điều kiện bảo quản: Các loại thuốc viên nang, dạng lỏng đều mất tác dụng nếu chúng hấp thụ độ ẩm. Vì vậy, đừng để chúng trong phòng tắm, ngay cả khi chúng được đặt trong tủ. Nhà bếp, lò nướng, ấm đun nước hoặc vùng tản nhiệt cũng không phải là nơi tốt nhất để bảo quản thuốc. Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thuốc. Tốt nhất nên cất thuốc trong phòng ngủ hoặc phòng khách.

Video liên quan

Chủ Đề