Thuốc viên nhộng 893 6007 màu xanh

Thuốc không toa cũng phải biết dùng

Thuốc mua không cần toa của bác sĩ vẫn có thể gây ra tác dụng không mong muốn nếu dùng sai

  • Khi các toa thuốc “đá” nhau!

  • “Kê toa thuốc” cho bạo lực học đường

  • Khi toa thuốc thành... rào cản

Theo quy định hiện nay, khi mua thuốc tại nhà thuốc, có những loại người bán yêu cầu toa do bác sĩ [BS] kê và có những loại không cần. Đa số nhóm thuốc có thể mua không cần toa gồm các loại trị nhức đầu, ho, cảm sốt thông thường, đau bụng, giảm đau, vitamin… Nhiều người vẫn nghĩ đơn giản rằng thuốc không cần toa thì có gì đâu, dùng sao cũng được!

Cần hướng dẫn của dược sĩ

Chị Nguyễn Mai T. [27 tuổi] chỉ chịu đến BS sau hơn 4 ngày ngủ hơn 9 giờ/ngày mà vẫn lờ đờ, uể oải, thậm chí có hôm vừa dắt xe ra khỏi nhà đã ngã nhào vì quá buồn ngủ. Chị khá bất ngờ khi nguyên nhân là do mấy viên thuốc trị sổ mũi màu vàng nhỏ xíu. Ấy là mấy ngày trước, chị T. đi dã ngoại và bị dị ứng do hít nhiều phấn hoa, từ đó sổ mũi liên tục. Chị mua một vỉ clopheniramin uống vì nhớ lần trước bị cảm, một dược sĩ lúc bán có nói thuốc này uống sẽ bớt sổ mũi.

“Thấy thuốc bán không cần toa, lại có mấy ngàn đồng một vỉ 20 viên, tôi nghĩ là “thuốc nhẹ” nên dùng mỗi ngày 5-6 viên cho mau bớt vì công việc giao tiếp mà sụt sịt mãi không tiện” - chị T. bộc bạch. Thế nhưng, chị không biết rằng mình đang dùng quá liều một loại thuốc kháng dị ứng có tác dụng phụ gây buồn ngủ rất mạnh.

BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện [BV] Nhi Đồng TP HCM, cho biết những loại thuốc người dân có thể tự mua ở nhà thuốc mà không cần toa BS thường là các loại không phải chuyên khoa sâu, điều trị một số bệnh hay vấn đề sức khỏe thông thường. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ bất kỳ loại thuốc nào khi sử dụng cũng cần tuân theo các nguyên tắc riêng, liều lượng, đối tượng phù hợp, cách dùng [uống, nhét, dán…] theo sự hướng dẫn của dược sĩ nếu đó là thuốc có thể mua không cần toa BS. Bên cạnh đó, sau khi uống thuốc, người bệnh và thân nhân không được chủ quan, phải tiếp tục theo dõi diễn biến của bệnh và nên đến BS nếu bệnh tiếp tục kéo dài, thuốc không có tác dụng, xuất hiện các triệu chứng bất ổn…

Theo BS chuyên khoa II Huỳnh Ngọc Hớn, Trưởng Khoa Khám bệnh BV Trưng Vương, không phải tự dưng mà Bộ Y tế quy định nhà thuốc phải có các dược sĩ đứng ở quầy. Nhiệm vụ của họ không chỉ là bán thuốc như nhiều người vẫn nghĩ mà còn lắng nghe bệnh nhân về các triệu chứng, giúp họ chọn thuốc phù hợp và tư vấn cách sử dụng. Chúng ta nên hiểu đầy đủ rằng thuốc không cần toa có nghĩa là bạn có thể mua chúng mà không cần BS kê toa, chỉ cần có sự hướng dẫn của dược sĩ chứ không phải là cứ tự mua, tự dùng như thế nào cũng được.

Một số thuốc không cần toa nhưng phải có sự hướng dẫn của dược sĩ Ảnh: TẤN THẠNH

Tuổi nào dùng thuốc nấy

BS Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo phụ huynh nên cẩn thận nếu có ý định mua một loại thuốc nào đó dùng cho cả nhà. Bởi nếu trong gia đình có trẻ nhỏ thì tùy vào độ tuổi, cân nặng…, một số loại thuốc dùng cho người lớn sẽ không phù hợp với trẻ. Việc tự ý bẻ thuốc, mở viên con nhộng chia thuốc ra là điều không nên vì kích cỡ, hình dáng, loại vỏ thuốc nhiều khi đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh sự hấp thụ của thuốc trong cơ thể. Có loại thuốc được sản xuất để cho phản ứng ngay khi uống, cũng có loại được thiết kế phần vỏ thuốc dày để phản ứng chậm, đi vào một vị trí nhất định trong đường tiêu hóa thì vỏ mới tan ra, giải phóng thuốc bên trong… Việc bẻ nhỏ, nghiền hay mở viên nhộng hòa tan với nước sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ thuốc, làm giảm, mất tác dụng hay gây ra các tác dụng không mong muốn. Mặt khác, khi tự chia viên thuốc ra, phụ huynh cũng khó kiểm soát được liều lượng chính xác.

Ngoài ra, phụ huynh nên lưu ý rằng dù chữa cùng một bệnh nhưng có những thuốc thuộc nhóm không cần kê toa, sử dụng rộng rãi cho người lớn nhưng lại chống chỉ định đối với trẻ em vì có các thành phần không phù hợp. Tốt nhất là khi đi mua thuốc cho trẻ nhỏ, hãy thông báo với dược sĩ về tuổi tác, cân nặng của các cháu để được bán loại thuốc phù hợp.

Tủ thuốc gia đình: Cần nhưng phải cẩn thận

Theo BS Huỳnh Ngọc Hớn, việc dự trữ một số loại thuốc thông dụng thuộc nhóm có thể mua không cần toa BS trong nhà là khá cần thiết. Ví dụ, nửa đêm trong nhà có người đau bụng nhẹ hay lên cơn sốt mà không có thuốc sẵn thì rất phiền toái. Thế nhưng, phải lưu ý các điều sau: Nhờ dược sĩ tư vấn khi mua để nắm rõ công dụng và cách dùng, chú ý giữ lại tờ hướng dẫn sử dụng, bảo quản ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp; chú ý hạn sử dụng của thuốc và đặt tủ thuốc xa tầm tay trẻ em.

ANH THƯ

[Nhóm Cephalosporin]

THUỐC BÁN THEO ĐƠN – THUỐC NÀY CHỈ DÙNG THEO SỰ KÊ ĐƠN CỦA BÁC SĨ

Cefadroxil được chỉ định trong điéu trị các nhiễm khuẩn thể nhẹ và trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm: - Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm thận - bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn phụ khoa. - Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản - phổi và viêm phổi thùy, viêm phế quản cấp và mạn tính, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng phổi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa. - Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Viêm hạch bạch huyết, áp xe, loét do nằm lâu, viêm vú, viêm quầng, bệnh nhọt, viêm tế bào.

- Các nhiễm khuẩn khác: Viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn.

Trên thị trường nước ta hiện có 17 nhóm thuốc kháng sinh với khoảng 500 tên thuốc gốc và hàng ngàn tên biệt dược khác nhau. Nếu dùng tên biệt dược mà hỏi, đôi khi đến cả dược sĩ, bác sĩ cũng không dám trả lời, bởi không những có nhiều tên thuốc khác nhau, mỗi loại thuốc lại còn được bào chế dưới nhiều dạng như: tiêm, uống, dùng ngoài; trong đó, thuốc uống và thuốc dùng ngoài cũng có nhiều dạng thuốc khác nhau. Chẳng hạn thuốc uống có: thuốc viên [viên nén, viên nén bao đường, viên bao tan trong ruột, viên nhộng...], thuốc nước [nhũ dịch, si rô, dung dịch], thuốc gói, thuốc cốm; thuốc dùng ngoài có: viên đặt âm đạo, thuốc nước nhỏ mắt, nhỏ tai, thuốc mỡ, tra mắt, bôi ngoài, thuốc phun sương xịt mũi...

Vì vậy, quy chế sử dụng thuốc kháng sinh phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn mới được mua và sử dụng.

Khi nào cần dùng kháng sinh ?

Theo các chuyên gia y tế, những bệnh do nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng thì phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Mỗi loại kháng sinh sẽ có một liều điều trị nhất định. Tuy nhiên, có một số loại kháng sinh như Beta lactam, Carbapenem, Quinolon, Glycoside,... trong một số trường hợp người bệnh bị bệnh nặng hoặc nhiễm trùng huyết thì phải tăng liều lượng [có thể phải dùng gấp đôi] để đảm bảo gia tăng kết quả điều trị, có thể kháng được vi khuẩn đặc biệt là các vi khuẩn kháng thuốc trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

Mặc dù thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhưng nó vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể là khi người bệnh dị ứng với loại kháng sinh đó, có thể sẽ bị nổi mề đay, ngứa,... Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Do đó, chống chỉ định khi sử dụng kháng sinh có thể là uống lúc đói, hoặc lúc no hoặc tiêm chích vào một thời điểm thích hợp.

Ngoài ra, lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc kê toa và điều trị là cũng hết sức nguy hiểm. Kháng sinh chỉ được sử dụng trong những trường hợp người bệnh bị nhiễm vi khuẩn. Những trường hợp còn lại, không phải nhiễm khuẩn mà sử dụng kháng sinh thì đó gọi là lạm dụng kháng sinh không cần thiết. Ví dụ: Những trường hợp viêm mà không phải nhiễm [vi khuẩn], hoặc là những trường hợp nhiễm vi rút, nhiễm ký sinh trùng thì không cần sử dụng đến kháng sinh.

Lạm dụng kháng sinh nguy hiểm ra sao ?

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc kê toa điều trị không chỉ tốn kém chi phí [không cần sử dụng mà lại phải mua, có những loại kháng sinh rất đắt tiền], mà còn gây ra tác dụng phụ như loạn khuẩn đường ruột, gây tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa, nhờn thuốc, sốc thuốc, nguy hiểm hơn là tăng số loại vi khuẩn kháng thuốc. Gần đây, giới chuyên môn ghi nhận việc sử dụng kháng sinh không đúng cách đã dẫn đến các vi khuẩn đột biến kháng thuốc, càng ngày càng khó điều trị.

Trao đổi về thông tin hiện nay tại Mỹ xuất hiện một chủng vi khuẩn siêu kháng thuốc, kháng với tất cả những loại kháng sinh gây tâm lý hoang mang cho người dân, các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y Dược, TP.HCM cho biết: có thể từ trước đến giờ, nước Mỹ chưa từng phát hiện ra loại chủng siêu vi khuẩn kháng thuốc này nhưng trên thế giới đã từng xuất hiện rải rác các loại vi khuẩn kháng mọi loại kháng sinh. Ví dụ: tại châu Á Thái Binh Dương, tỷ lệ mắc siêu vi khuẩn kháng thuốc Acinetobacter baumannii là 0,8%, Đài Loan là 5,4%,

Trung Quốc là 3,8%, ở châu Âu tỷ lệ thấp hơn. Cơ chế của siêu vi khuẩn kháng thuốc là tiết ra một loại men chống lại các loại kháng sinh mạnh nhất hiện nay.

Dùng thuốc kháng sinh thế nào cho an toàn ?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, chỉ sử dụng kháng sinh đối với những bệnh nhiễm khuẩn cần phải điều trị kháng sinh. Người bệnh muốn sử dụng kháng sinh cần phải được bác sĩ khám, chẩn đoán và cho chỉ định sử dụng kháng sinh. Không nên tự ý đi mua thuốc, tự đi mua kháng sinh để điều trị vì người bệnh sẽ không biết việc sử dụng kháng sinh đó có cần thiết hay không, liều lượng và thời gian sử dụng như thế nào cho đúng và đủ. Một trong những bất cập hiện nay là người dân tiếp cận với kháng sinh quá dễ. Quyết định sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh cần có chỉ định của bác sĩ, giúp cho việc sử dụng đúng và đủ liều lượng.

Ngoài ra, cũng cần phải biết một số nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc kháng sinh như:

- Uống thuốc đúng liều, đúng khoảng cách giờ để đảm bảo cơ thể lúc nào cũng đủ lượng thuốc để chống chọi với vi khuẩn. Ví dụ: bác sĩ kê đơn: uống 2 lần/ngày thì khoảng cách mỗi lần uống thuốc là 12 giờ. Uống 3 lần/ngày, khoảng cách giờ là 8. Uống thuốc đủ số ngày bác sĩ ghi trong đơn [một liệu trình] thường là 7 hoặc 10 ngày.

- Uống thuốc tốt nhất là nước trà xanh [chè tươi hoặc chè búp khô] do nước trà xanh giúp kháng sinh đẩy nhanh tốc độ diệt vi khuẩn. Nếu không uống được nước trà xanh thì dùng nước sôi nguội.

Tình trạng gia tăng kháng thuốc hiện nay ngoài việc tự ý mua thuốc của người dân, không nghe theo chỉ định của bác sĩ thì còn có nguyên nhân do bác sĩ cho chỉ định không đúng [không cần kháng sinh mà lại cho sử dụng kháng sinh, cho không đúng loại kháng sinh với bệnh lý đó]. Bên cạnh đó là việc sử dụng kháng sinh cho các vật nuôi [súc vật, cá,...]. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh làm dư lượng kháng sinh trong vật nuôi. Khi sử dụng những thức ăn này, vô tình người dân đã tiếp xúc và nạp vào cơ thể lượng kháng sinh dễ gây đột biến vi khuẩn kháng thuốc.

Cẩm Nhung - Theo Thanh Niên

Video liên quan

Chủ Đề