Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y

Bắt tạm giam 2 cán bộ Học viện Quân Y liên quan vụ Công ty Việt Á

VTV.vn - Cơ quan điều tra đã bắt giữ Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự - Học viện Quân y về tội "Tham ô tài sản".

Chấp hành Kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Phiên họp thứ 21, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo các cơ quan tư pháp Quân đội báo cáo kết quả điều tra, xác minh về các sai phạm của một số cán bộ thuộc Học viện Quân y trong việc nghiên cứu, bàn giao Đề tài Chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và reala - Time RT-PCR phát hiện chủng virus Corona mới 2019 [2019-nCoV] và sai phạm trong việc mua một số sản phẩm vật tư y tế của Công ty Việt Á. Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương đánh giá: Sai phạm của một số cán bộ thuộc Học viện Quân y là nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm theo pháp luật.

Vừa qua, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự - Học viện Quân y về tội "Tham ô tài sản" quy định tại Khoản 4 Điều 353 và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Khoản 3 Điều 356, Bộ luật Hình sự và Đại tá Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng Phòng Trang bị, vật tư - Học viện Quân y, về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng" theo Khoản 4 Điều 222, Bộ Luật Hình sự. Các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đều được Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương phê chuẩn.

Đây là vụ việc rất nghiêm trọng, xảy ra trong thời gian cả nước đang tập trung phòng, chống dịch COVID-19, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, thuộc diện theo dõi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, tiếp tục chỉ đạo các cơ quan tư pháp Quân đội, khẩn trương mở rộng điều tra làm rõ và xử lý nghiêm sai phạm của cá nhân, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

học viện quân y, Viện nghiên cứu, tham ô tài sản

Thông tin được các cơ quan báo chí đăng tải được biết Cơ quan điều tra đã bắt giữ Thượng tá Hồ Anh Sơn, Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y.

Thượng tá Hồ Anh Sơn, chủ nhiệm đề tài [phải], cùng bị can Phan Quốc Việt [chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty Việt Á] giới thiệu bộ kit test COVID-19. Ảnh: VGP

Thượng tá Hồ Anh Sơn cũng chính là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19, được chủ trì thực hiện bởi Học viện Quân y và có sự tham gia của Công ty Việt Á.

Thông tin ban đầu, ông Sơn bị bắt để điều tra liên quan đến vụ án tiêu cực về bộ kit test COVID-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Biện pháp tố tụng này được thực hiện trước khi UBKT Trung ương có kết luận, chỉ ra hàng loạt vi phạm của một số lãnh đạo và cán bộ Học viện Quân y, bao gồm cá nhân ông Sơn.

Hiện, cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng, làm rõ vai trò của một số cá nhân có liên đới.

Trước đó tại kỳ họp thứ 12 của UBKT Trung ương đã chỉ ra hàng loạt vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025, trong việc nghiên cứu bộ kit test nói trên.

Theo đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của cấp ủy; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số cán bộ, lãnh đạo học viện vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.

Những vi phạm này gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước…, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Trách nhiệm thuộc về Trung tướng Nguyễn Viết Lượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy; Trung tướng Đỗ Quyết, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc học viện; Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện kiêm Giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự; Thượng tá Hồ Anh Sơn, Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, chủ nhiệm đề tài; Đại tá Nguyễn Văn Hiệu, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng Phòng trang bị, vật tư…

Thông tin từ Bộ KH&CN, bộ kit test COVID-19 do Học viện Quân y phối hợp với Công ty Việt Á nghiên cứu, sản xuất là sản phẩm của một nhiệm vụ khoa học - công nghệ cấp quốc gia. Tổng kinh phí chi từ ngân sách cho nhiệm vụ trên là 18,98 tỉ đồng.

Liên quan đến vụ "thổi giá" kit xét nghiệm Công ty Việt Á, ngoài các lãnh đạo Công ty Việt Á bị khởi tố, bắt giam, cơ quan điều tra cũng đã khởi tố một số người liên quan, trong đó có lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật [CDC] các địa phương như Hải Dương, Nghệ An, Bình Dương...

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an .

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ hôm 3/3, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an cho biết Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã uỷ thác cho cơ quan CSĐT Công an các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương để điều tra, xử lý theo quy định.

Đến thời điểm hiện tại, Cơ quan CSĐT của 62/63 tỉnh, thành đã thu thập tài liệu liên quan đến Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm trực tiếp, gián tiếp cho các tổ chức, cá nhân, pháp nhân tại các địa phương để tập hợp, củng cố, xác minh, làm rõ đầy đủ các hành vi vi phạm của những người liên quan trong vụ án.

Trung tướng Tô Ân Xô cũng cho hay Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tích cực điều tra, xác minh tại các bộ, ban, ngành có liên quan để làm rõ hành vi sai phạm trong việc giao nhiệm vụ nghiên cứu, nghiệm thu, chuyển giao, thông tin quảng cáo, tổ chức sản xuất, đánh giá chất lượng sản phẩm kit test của Công ty Việt Á.

Bộ kit test phát hiện COVID-19 made in Việt Nam được sản xuất theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn với một số ưu việt như kỹ thuật được tích hợp của các thử nghiệm nên tránh được những thao tác không chính xác; thời gian bộ kit cho kết quả xét nghiệm sẽ rút ngắn hơn, vì vậy giá thành của bộ kit cũng giảm hơn.

Tại họp báo của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 5/3, công bố kết quả "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm Real-time RT-PCR one step phát hiện vi rút corona chủng mới [COVID-19]" do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho hay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, ngay chiều mùng 6 tết, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức buổi họp khẩn với các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu bàn về các định hướng nghiên cứu góp phần phòng chống dịch bệnh COVID- 19.

Tại buổi họp này các chuyên gia, các nhà khoa học đã thống nhất kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung vào các hướng nghiên cứu về dịch tễ học, vi rút học, phác đồ điều trị đặc biệt là chế tạo bộ sinh phẩm [bộ kit] phát hiện COVID-19

Chỉ sau buổi họp vài ngày, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã ký Quyết định phê duyệt đặt 04 nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia đột xuất góp phần phòng chống dịch bệnh, trong đó có đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time RT-PCR và RT PCR phát hiện vi rút corona chủng mới” nói trên

Rút ngắn thời gian cho kết quả xét nghiệm

Theo Trung tướng Đỗ Quyết- Giám đốc Học viện Quân Y, đề tài nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm Real-time RT-PCR one step phát hiện COVID-19 là đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp quốc gia.

Thành công của đề tài đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lớn trong tình hình dịch COVID-19 đang là mối lo ngại và nguy hiểm trên toàn cầu. Đến thời điểm này, có thể khẳng định thành công của đề tài chính là lần đầu tiên Việt Nam đã có bộ kit do chính Việt Nam sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt tương đương với chất lượng bộ kit Việt Nam đang sử dụng của thế giới.

Bên cạnh đó, bộ kit được sản xuất theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn với một số ưu việt như kỹ thuật được tích hợp của các thử nghiệm nên tránh được những thao tác không chính xác; thời gian bộ kit cho kết quả xét nghiệm sẽ rút ngắn hơn, vì vậy giá thành của bộ kit cũng giảm hơn.

Đại diện nhóm ngiên cứu cùng các sản phẩm kit test tại buổi họp báo công bố

Thượng tá Hồ Anh Sơn – Phó giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân Y, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cho biết thêm, quá trình nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, bộ kit được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn ISO 13485, phòng thí nghiệm [Labo] thực hiện nghiên cứu đạt tiêu chuẩn ISO Class 8. Bộ kit được kiểm định các tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, độ lặp lại. Kết quả cho thấy các tiêu chí tương đương bộ sinh phẩm do US CDC và WHO sản xuất.

Các tiêu chí này được kiểm định độc lập tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đặc biệt, bộ kit được đánh giá trên các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, với 05 loại thiết bị phổ biến ở các cơ sở y tế đều cho kết quả chính xác tin cậy tại tất cả các thiết bị và tất cả các lần thử nghiệm. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã khẳng định, bộ sinh phẩm được khuyến cáo sử dụng để phát hiện COVID-19

Thượng tá Sơn cũng chia sẻ thêm: Vì chúng ta là những người đi sau so với thế giới [khoảng vài tuần] nên nhóm nghiên cứu cũng đã tận dụng được lợi thế này để tối ưu hóa bộ kit. Nếu như bộ kit của CDC Hoa Kỳ cung cấp giai đoạn đầu thì họ làm 4 phản ứng nên tối đa trong 1 lần chạy là 24 mẫu còn chúng ta đã tối ưu hóa nên chỉ còn 1 phản ứng nên hiệu suất, công suất là gấp 4 lần – nghĩa là 1 lần chạy được tối đa 96 mẫu. Thời gian chạy là hơn 1 tiếng.

“Đây mới chỉ là thành công giai đoạn đầu bởi để một sản phẩm khẳng định được chất lượng hơn thì cần thêm một thời gian nữa thì tiếp tục tối ưu tốt hơn. Đề tài này chúng tôi được giao nhiệm vụ trong 18 tháng”- Thượng tá Sơn nhấn mạnh. Thông tin tại buổi họp báo cho biết, giá thành mỗi bộ kít dự kiến bằng 1/4 giá thành một bộ kit tương tự của nước ngoài.

Hiện Bộ Y tế đã cấp phép tạm thời, đưa vào sản xuất đại trà bộ Kit này trong 6 tháng. Cơ quan nghiên cứu vẫn trong quá trình thực hiện xét nghiệm sàng lọc, sản xuất sinh phẩm chẩn đoán invitro [trong ống nghiệm] phải tiếp tục phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đánh giá hiệu quả của sản phẩm trên lâm sàng và kiểm tra với sản phẩm đối chứng. Nhóm nghiên cứu cũng tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và hồ sơ để được xem xét cấp số đăng ký lưu hành theo quy định.

"Chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế và tiếp tục các thử nghiệm tiếp theo, phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kiểm chứng, nâng cao độ chính xác, hiệu quả của kỹ thuật. Chúng tôi sẽ có báo cáo Bộ Y tế hàng tháng. Sau 6 tháng với kết quả các ca thử nghiệm lâm sàng sẽ rà soát lại để trình Bộ Y tế cấp phép sử dụng tiếp theo"- Trung tướng Đỗ Quyết nói.

Trước đó, ngày 4/3, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BYT về việc ban hành danh mục 2 sinh phẩm chuẩn đoán invitro [trong ống nghiệm] xét nghiệm virus Corona [SARS-CoV-2] để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Theo Quyết định thì 2 sinh phẩm nói trên được cấp số đăng ký tạm thời để sử dụng trong xét nghiệm sàng lọc. Đơn vị có sinh phẩm chẩn đoán in vitro phải in số đăng ký được Bộ Y tế cấp lên nhãn và phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về sản xuất, kinh doanh sinh phẩm chẩn đoán in vitro. Các số đăng ký có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.

Theo suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ Đề