Tỉ lệ giới tính có vai trò chủ yếu gì đổi với quần thể

1.404 lượt xem

Tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật là gì? Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa như thế nào với quần thể sinh vật? Tỉ lệ giới tính của quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn trả lời chi tiết, dễ hiểu, giúp các em nắm chắc kiến thức. Dưới đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

Câu hỏi: Tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật là gì? Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa như thế nào với quần thể sinh vật? Tỉ lệ giới tính của quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

a, Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật là gì?

- Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa như thế nào với quần thể sinh vật?

- Tỉ lệ giới tính của quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b, Thành phần nhóm tuổi

- Em hãy thảo luận với các bạn để mô tả ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi [hoàn thành bảng 29.3].

STTCác nhóm tuổiý nghĩa sinh thái
1nhóm tuổi trước sinh sản
2nhóm tuổi sinh sản
3nhóm tuổi sau sinh sản

Em hãy quan sát 3 dạng tháp tuổi ở hình 29.2 và cho biết đặc điểm của mỗi dạng tháp tuổi .

STTDạng thápHình
1tháp ổn định
2tháp phát triển
3tháp giảm sút

c, Mật độ quần thể

- Mật độ quần thể là gì? Lấy ví dụ

- Mật độ quần thể có ý nghĩa như thế nào với quần thể sinh vật?

- Mật độ quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Bài làm:

a, Tỉ lệ giới tính

  • Là tỉ lệ giữa cá thể đực/ cá thể cái
  • Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong không đều giữa cá thể đực và cái
  • Nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể

b, Thành phần nhóm tuổi

STTCác nhóm tuổiý nghĩa sinh thái
1nhóm tuổi trước sinh sảncó vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
2nhóm tuổi sinh sảnkhả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể
3nhóm tuổi sau sinh sảnkhông ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể

Bảng 29.2

STTDạng thápHình
1tháp ổn địnhB
2tháp phát triểnA
3tháp giảm sútC

c, Mật độ quần thể

  • Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
  • Mật độ thay đổi theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật

Tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật là gì? Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa như thế nào với quần thể sinh vật? Tỉ lệ giới tính của quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

06/11/2020 563

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

30/12/2021 355

A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. 

Đáp án chính xác

B. Nguồn thức ăn của quần thể. 

Câu 2 [NB]. Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu: A. theo nhóm tuổi của quần thể B. do nguồn thức ăn C. theo nhiệt độ môi trường D. do nơi sinh sống Câu 3 [TH]. Trong tự nhiên, mỗi quần thể có một tỉ lệ giới tính đặc trưng. Tỉ lệ giới tính của quần thể giúp: A. đảm bảo quần thể sinh sản tốt nhất trong điều kiện môi trường xác định. B. đảm bảo tất cả các cá thể trong quần thể được sinh sản. C. giảm cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài trong sinh sản. D. giúp chọn lọc được những cá thể tốt nhất tham gia sinh sản. Câu 4 [NB]. Khi nói về ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi trong quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhóm tuổi sinh sản có vai trò chủ yếu trong quá trình làm tăng trưởng khối lượng của quần thể. B. Nhóm tuổi sinh sản quyết định mức sinh sản của quần thể. C. Nhóm tuổi sau sinh sản không thể làm tăng mức sinh sản của quần thể. D. Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu trong quá trình làm tăng trưởng kích thước của quần thể. Câu5 [TH] . Trong các đặc trưng của quần thể thì đặc trưng nào là quan trọng nhất: A. Tỉ lệ giới tính B. Thành phần nhóm tuổi C. Mật độ quần thể D. Tỉ lệ giới tính và thành phần nhóm tuổi. Câu 6 [TH] . Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao thì: A. mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng B. nguồn sống sẽ được mở rộng để cung cấp đủ cho các cá thể trong quần thể C. cần có sự khai thác của con người thì mật độ mới trở về mức cân bằng D. mật độ sẽ tiếp tục tăng vì cơ hội gặp gỡ giữa các cá thể tăng, sinh sản tăng. Câu 7 [TH]. Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và A. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng. B. thành phần nhóm tuổi trong quần thể. C. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. D. các yếu tố giới hạn sự gia tăng của quần thể. Câu 8 [VDC]. Biện pháp nào sau đây làm tăng số lượng cá thể của đàn vật nuôi? A. Đảm bảo mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau . B. Tăng mức độ sinh sản, giảm mức độ tử vong. C. Làm cho các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng. D. Giảm mức độ sinh sản, tăng mức độ tử vong. Câu 9 [NB]. Sự biến động số lượng muỗi xảy ra A. theo chu kỳ mùa. B. không theo chu kỳ. C. theo chu kỳ ngày đêm. D. theo chu kỳ nhiều năm. Câu 10 [TH]. Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt số lượng cá thể tối đa? A. Tỉ lệ cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên B. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể. C. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác. D. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng. Câu 11 [VDT]. Vào những năm 80 của thế kỉ XX, ốc bươu vàng du nhập vào Việt Nam phát triển mạnh gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp. Sự gia tăng số lượng ốc bươu vàng là do: A. Tốc độ sinh sản cao. B. Gần như chưa có thiên địch. C. Nguồn sống dồi dào nên tốc độ tăng trưởng nhanh. D. Ốc bươu vàng là loại rộng thực Số phương án đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12 [NB]. Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác? A. Tỉ lệ giới tính C. Kinh tế- xã hội B. Thành phần nhóm tuổi D. Mật độ cá thẻ Câu 13 [NB]. Đặc trưng nào sau đây đều có ở quần thể người và quần thể sinh vật khác? A. Thành phần nhóm tuổi C. Giáo dục B. Văn hóa D. Pháp luật Câu 14 [TH]. Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? A. do con người có hệ thần kinh phát triển, có tư duy và lao động sáng tạo. B. do con người có đặc điểm thích nghi hoàn hảo với mọi điều kiện sống. C. do quần thể người có sự hỗ trợ nhau tốt hơn các quần thể sinh vật khác. D. do quần thể người có sự cạnh tranh nhau gay gắt tạo động lực phát triển tốt hơn. Câu 15 [NB]. Dạng tháp dân số trẻ là tháp A. có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, tuổi thọ trung bình cao. B. có đáy rộng, cạnh tháp xiên, đỉnh tháp nhọn, tuổi thọ trung bình thấp. C. có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, tuổi thọ trung bình cao. D. có đáy rộng, cạnh tháp xiên, đỉnh tháp nhọn, tuổi thọ trung bình cao. E. Có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, tuổi thọ trung bình thấp. Câu 16 [TH]. Tăng dân số quá nhanh ở quần thể người có thể dẫn đến những hậu quả nào sau đây? I. Thiếu nơi ở II. Ô nhiễm môi trường. III. Chặt phá rừng IV. Tắc nghẽn giao thông V. Xã hội phát triển Số phương án đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 17 [VDT]. Mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí để: A. duy trì dân số ở mức độ ổn định, cân bằng với sự phát triển kinh tế- xã hội. B. tăng nhanh dân số liên tục, góp phần tăng nguồn nhân lực C. giảm dân số nhanh chóng, khắc phục tình trạng thiếu lương thực. D. tăng nhanh dân số, khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính.

I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH

1. Khái niệm

-­ Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.

-­ Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên tỉ lệ này có thể thay đổi tùy từng loài, từng thời gian, điều kiện sống...

-­ Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như:

+ Tỉ lệ tử vong không đều giữa cá thể đực và cá.

+ Do điều kiện môi trường sống.

+ Do đặc điểm sinh sản của loài.

+ Do đặc điểm sinh lí và tập tính của loài.

+ Do điều kiện dinh dưỡng của các cá thể…

3. Ứng dụng

- Người ta có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế.

II. NHÓM TUỔI

1. Khái niệm

-­ Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

-­ Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.

-­ Tuổi quần thể là tuổi bình quần của các cá thể trong quần thể.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tuổi

- Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, cấu trúc luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống.

+ Khi môi trường sống bất lợi: cá thể non và già chết nhiều hơn các cá thể có nhóm tuổi trung bình.

+ Khi môi trường sống thuận lợi: các con non lớn nhanh chóng, tỉ lệ tử vong giảm.

3. Ứng dụng

- Giúp cho chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.

III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ

Gồm 3 kiểu phân bố:

1. Phân bố theo nhóm

- Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường [di cư, trú đông, chống kẻ thù…].

2. Phân bố đồng đều

- Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự cạnh tranh gay gắt.

3. Phân bố ngẫu nhiên

- Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.

IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ

- Mật độ: Số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

- Mật độ cá thể của quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng của quần thể vì ảnh hưởng lớn tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

+ Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở... dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao.

+ Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

V. KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

-­ Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể đặc trưng [hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể] phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

- Mỗi quần thể có kích thước đặc trưng. Ví dụ: quần thể voi khoảng 25 con, quần thể gà rừng khoảng 200 con…

1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa

-­ Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào tình trạng suy giảm dẫn tới diệt vong.

-­ Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật… tăng cao, dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.

2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật

a] Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật

- Là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

- Mức độ sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục cá thể, nguồn thức ăn, điều kiện khí hậu…

b] Mức độ tử vong của quần thể sinh vật

- Là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

- Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường như sự biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn, kẻ thù…

c] Phát tán cá thể của quần thể sinh vật

- Là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể.

+ Xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình di chuyển đến nơi ở khác.

+ Nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.

- Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể gay gắt.

VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

-­ Điều kiện môi trường thuận lợi: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học [đường cong tăng trưởng hình chữ J].

-­ Điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi: Tăng trưởng quần thể giảm [đường cong tăng trưởng hình chữ S].



VII. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI

-­ Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử.

- Nguyên nhân: Do những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, mức độ tử vong giảm và tuổi thọ ngày càng được nâng cao.

-­ Hậu quả: Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề