Tiểu ngạch nghĩa là gì

Tiểu ngạch là hình thức vận chuyển hàng hoá giữa các nước giáp biên giới với nhau, như Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Lào,  Việt Nam – Trung Quốc. Thường thì hàng hoá được vận chuyển bằng xe tải, đi bằng một con đường khác không đi qua cửa khẩu. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, vận chuyển tiểu ngạch không phải là vận chuyển chui, hay làm lậu, vẫn là hình thức hợp pháp.

Tiểu ngạch tốt hay xấu ?

Bằng cách sử dụng đường đi khác, không đi qua cửa khẩu, nhà vận chuyển sẽ giúp hàng hoá được qua biên giới dễ dàng, không cần nhiều giấy tờ và thủ tục phức tạp. Lúc này, mọi hàng hoá được nhà vận chuyển gom chung lên xe tải, sau đó nhà vận tải đứng tên ra làm mọi giấy tờ, tờ khai để cho hàng hoá qua, hàng vẫn phải đóng thuế, tuy nhiên đóng ít hơn mức thuế hàng chính ngạch bình thường.

Vì thế, đây là một cách vận chuyển hàng hoá tốt, nhà vận chuyển có được giá tốt và rẻ cho khách hàng, khách hàng tiết kiệm được chi phí, tuy nhiên nếu hàng hoá cần phải có tờ khai thì không đi được theo phương thức này.

Đối với hàng cần tờ khai xuất khẩu, không cần tờ khai nhập khẩu, hàng hoá sẽ được vận chuyển qua cửa khẩu đầu xuất là Việt Nam, khai tờ khai xuất khẩu, tuy nhiên, tại cột mốc số 0 giữa 2 cửa khẩu 2 nước, nhà vận chuyển rẽ qua con đường khác vận chuyển hàng để  tránh đi qua cửa khẩu nước nhập khẩu, giảm bớt lượng thuế nhập, thủ tục rườm rà và tờ khai nhập khẩu. Đây là hình thức chính ngạch đầu xuất, tiểu ngạch đầu nhập khẩu [ dành cho hàng hoá cần tờ khai xuất khẩu, hàng transit, hàng ra khỏi khu công nghiệp, khu chế xuất,… bắt buộc phải làm tờ khai xuất khẩu]. Đối với hàng hoá cần cả tờ khai xuất khẩu và tờ khai nhập khẩu thì phải đi qua cửa khẩu của 2 nước, là hình thức chính ngạch 2 đầu, không đi tiểu ngạch được.

Lưu ý :

  • Vận chuyển tiểu ngạch không đi bằng container được mà đi bằng xe tải.
  • Hàng có thể sẽ bị chuyển sang qua xe khác.
  • Hàng có thể được gom chung với nhiều hàng khác, nên không nên áp dụng cho hàng nguy hiểm, hàng nhạy cảm, hàng rất dễ hư hỏng, hàng cần nhiệt độ lạnh,….

Hiện nay vẫn còn có rất nhiều người không phân biệt được xuất nhập khẩu hàng hóa chính – tiểu ngạch là gì hoặc có những suy nghĩ sai lầm như xuất nhập khẩu tiểu ngạch là không chính thống, luồn lách thủ tục giấy tờ còn xuất nhập khẩu chính ngạch mới là chính thức, làm đầy đủ các thủ tục hải quan. Qua bài viết hôm nay Thương Đô sẽ giúp bạn hiểu rõ, có cái nhìn khách quan hơn về xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch trong vận chuyển hàng hóa hiện nay.

Tiểu ngạch là một trong những hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa, giao thương hợp pháp giữa những người dân sinh sống gần phần biên giới hai nước liền kề nhau như Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Lào.

Ví dụ như việc nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam hiện nay thường được vận chuyển qua hình thức tiểu ngạch vì hai nước liền kề nhau, còn với những hàng hóa đến từ Mỹ, Châu Âu… thường được nhập khẩu theo hình thức chính ngạch.

Hình thức nhập khẩu tiểu ngạch qua các cửa khẩu nằm sát biên giới hai nước

Những người tham gia quá trình giao dịch tiểu ngạch nhất định phải có hộ khẩu tại khu vực tiếp giáp biên giới. Ở Việt Nam có Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai… là những tỉnh giáp biên với các nước láng giềng, việc giao thương, trao đổi hàng hóa ở các tỉnh này thường diễn ra rất nhộn nhịp. Các mặt hàng thường được buôn bán, trao đổi qua đường tiểu ngạch như: Các mặt hàng nông sản, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng… hình thức xuất nhập khầu này hiện nay rất được ưa chuộng bởi các thương lái vì thủ tục thường đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp.

Tuy nhiên để vận chuyển theo hình thức này thì bạn chỉ được phép vận chuyển những hàng hóa đơn giản, thiết yếu và tuân theo quy định của pháp luật về việc đóng thuế, kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng hàng hóa, kiểm dịch với động vận cũng như các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chính ngạch là gì?

Chính ngạch là hình thức buôn bán mang tính quốc tế cao, dành cho tất cả mọi người dân, công ty, doanh nghiệm sống tại hai nước có đường biên giới cạnh nhau. Khác với hình thức xuât – nhập khẩu tiểu ngạch

Xuất nhập khẩu chính ngạch thường mang tính quốc tế cao

Đây là hình thức các công ty, doanh nghiệp nước ta ký những hợp đồng kinh tế, thương mại với các đối tác nước ngoài theo một hiệp định đã được cam kết giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa các quốc gia với các tổ chức, khu vực, hiệp hội… theo thông lệ quốc tế.

Sự khác nhau giữa hai hình thức xuất - nhập khẩu

  • Con đường vận chuyển: Với các hàng hóa xuất nhập khẩu theo hình thức chính ngạch sẽ được vận chuyển qua các cửa khẩu và đóng các loại thuế cũng như các loại phí liên quan. Còn với cách vận chuyển hàng hóa qua đường tiểu ngạch thường sẽ được đi theo một con đường riêng, không phải chịu sự kiểm duyệt khắt khe của cơ quan hải quan nhưng vẫn phải đóng thuế đầy đủ. Ngoài ra khi vận chuyển tiểu ngạch bạn sẽ bị các cơ quan quản lý kiểm tra bất cứ lúc nào để đảm bảo an toàn hàng hóa.
  • Giấy tờ thủ tục: Với con đường vận chuyển chính ngạch, thuế suất hàng hóa thấp hơn rất nhiều, thủ tục dễ dàng, chỉ cần một tòe khai tiểu ngạch và chịu phí biên mậu là có thể thông quan. Với hình thứ chính ngạch thì phức tạp hơn bởi cần có phiếu kiểm tra chất lượng hàng, hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương …cũng như chịu mức thuế cao.

Vận chuyển chính ngạch phải chịu mức thuế cao

  • Giá trị khi giao dịch: Với chính ngạch bạn sẽ không bị giới hạn về chi phí và giá trị của đơn hàng cũng như có thể chuyển bất cứ mặt hàng nào mà pháp luật không cấm với số lượng không hạn định. Hình thức tiểu ngạch sẽ bị giới hạn số lượng mua hàng theo quy định của pháp luật.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp các bạn phân biệt cũng như hiểu rõ về hai hình thức xuất nhập khẩu hiện nay được áp dụng khi vận chuyển hàng hóa. Nếu có thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay hotline: 1900.6825 để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Buôn bán tiểu ngạch, còn gọi cách khác là mậu dịch tiểu ngạch hoặc thương mại tiểu ngạch, là một hình thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinh sống ở các địa phương hai bên biên giới mà kim ngạch của mỗi giao dịch hàng hóa hữu hình có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật. Ví dụ, buôn bán tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc là các hoạt động buôn bán giữa dân cư Việt Nam với dân cư Trung Quốc sống ở các xã, phường sát đường biên có giá trị mỗi giao dịch không quá 2 triệu đồng/người/ngày theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chính tiêu chí về giá trị nhỏ [tiểu ngạch] đã khiến cho hình thức thương mại này có tên như vậy.

Một tờ khai hàng hóa dành cho buôn bán tiểu ngạch áp dụng tại cửa khẩu Hekou của Vân Nam, Trung Quốc.

Buôn bán tiểu ngạch còn có những đặc trưng như thường [song không nhất thiết] thanh toán bằng tiền mặt, không cần hợp đồng mua bán. Chú ý là buôn bán tiểu ngạch không phải là buôn lậu. Kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn cần xin phép. Việc xác định đâu là buôn bán tiểu ngạch không dựa vào hình thức vận chuyển hàng hóa qua đường biên giới. Buôn bán tiểu ngạch vẫn phải chịu thuế đánh vào giá trị giao dịch, gọi là thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Hàng hóa khi đi qua biên giới vẫn phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan thuế quan, kiểm dịch, biên phòng, xuất nhập cảnh, v.v...

Buôn bán tiểu ngạch được cho là có tính ổn định thấp. Do giá trị mỗi giao dịch nhỏ, nên trong nhiều trường hợp mặt hàng được buôn bán là các loại hoa quả. Điều này khiến cho kim ngạch buôn bán tiểu ngạch nói chung có thể thay đổi theo mùa vụ, theo thời tiết, theo thay đổi chính sách kiểm dịch. Buôn bán tiểu ngạch còn được cho là dễ bị lợi dụng để tránh thuế. Vì thuế xuất nhập tiểu ngạch thường có thuế suất thấp hơn thuế xuất nhập khẩu chính ngạch, thủ tục liên quan phải làm đơn giản hơn, nên một doanh nghiệp có thể thuê mướn nhiều người dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán để không phải nộp thuế nhiều.

  • Phát triển thương mại biên giới Việt – Trung Lưu trữ 2008-09-26 tại Wayback Machine
  • Quyết định số của Bộ Thương mại Việt Nam phê duyệt đề án phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015[liên kết hỏng] [tài liệu ở định dang MS Word].
  • Unofficial Cross-Border Trade in Eastern Africa [tài liệu định dạng PDF trong đó có phần nêu Buôn bán tiểu ngạch là gì]

  Bài viết chủ đề kinh tế học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Buôn_bán_tiểu_ngạch&oldid=66802756”

Video liên quan

Chủ Đề