Tin học 8 chủ đề 4 dữ liệu và biến trong chương trình

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Tin Học 8 – Bài 4: Sử dụng biến và hằng trong chương trình giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Khoa Tin Học Lớp 8

    • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 8

    Bài 1 [trang 32 sgk Tin học lớp 8]: Giả sử A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu số thực, X là biến với kiểu dữ liệu xâu. Các phép gán sau đây có hợp lệ không?

    a] A:=4;

    b] X:=3242;

    c] X:= ‘3242’;

    d]A:=’Ha Noi’.

    Trả lời:

    a] Hợp lệ bởi 4 là số nguyên, mà số nguyên là tập con của số thực.

    b] Không hợp lệ bởi X là kiểu dữ liệu xâu, không thể gán giá trị thuộc kiểu dữ liệu số nguyên.

    c] Hợp lệ.

    d] Không hợp lệ bởi A được khai báo với kiểu dữ liệu số thực, còn ‘Ha Noi’ lại thuộc xâu kí tự.

    Bài 2 [trang 32 sgk Tin học lớp 8]: Nêu sự khác nhau giữa biến và hằng và cho một vài ví dụ cụ thể về khai báo biến và hằng.

    Trả lời:

    – Biến dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình. Để mở đầu khai báo ta dùng cú pháp “const”

    – Hằng cũng dùng để lưu trữ dữ liệu nhưng dữ liệu được hằng lưu trữ không thể thay đổi – trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Để mở đầu khai báo ta dùng cú pháp “var”.

    – Ví dụ khai báo về hằng và biến:

    Hằng: const pi=3.14; Bankinh = 2; Biến: var m,n: integer; S, dientich: real; thong_bao: string;

    Bài 3 [trang 32 sgk Tin học lớp 8]: Giả sử ta đã khai báo một hằng Pi với giá trị 3.14. Có thể gán lại giá trị 3.1415 cho Pi trong phần thân chương trình được không? Tại sao?

    Trả lời:

    Ta không thể gán lại giá trị của Pi bởi tính chất của hằng là “Có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình”.

    Bài 4 [trang 32 sgk Tin học lớp 8]: Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng?

    a] var tb: real;

    b] var 4hs: integer;

    c] const x: real;

    d] var R=30;

    Trả lời:

    a] Đúng;

    b] Sai bởi tên biến không tuân theo quy tắc ngôn ngữ lập trình: có chữ số ở đầu.

    c] Sai bởi khai báo hằng cần một giá trị ngay sau khi khai báo, còn “real” là tên kiểu dữ liệu của biến được khai báo.

    d] Sai bởi khai báo tên biến thì phía sau phải có kiểu dữ liệu chứ không phải giá trị.

    Bài 5 [trang 32 sgk Tin học lớp 8]: Hãy liệt kê các lỗi có thể có trong chương trình dưới đây và sửa lại cho đúng:

    var a,b:= integer; // Dòng số 1. const c:=3; // Dòng số 2. begin // Dòng số 3. a:= 200; // Dòng số 4. b:= a/c; // Dòng số 5. write[b]; // Dòng số 6. readln // Dòng số 7. end. // Dòng số 8.

    Trả lời:

    – Các lỗi của chương trình:

    Dòng số 1: Thừa dấu = và khai báo kiểu dữ liệu của b phải là số thực.

    Dòng số 2: Thừa dấu:

    Dòng số 3: Đúng.

    Dòng số 4: Đúng.

    Dòng số 5: Đúng.

    Dòng số 6: Đúng.

    Dòng số 7: Thiếu;

    Dòng số 8: Đúng.

    – Chương trình sau khi sửa lại:

    Bài 6 [trang 33 sgk Tin học lớp 8]: Hãy cho biết kiểu dữ liệu của các biến cần khai báo dùng để viết chương trình để giải các bài toán dưới đây:

    a] Tính diện tích S của hình tam giác với độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h [a và h là các số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím].

    b] Tính kết quả c của phép chia lấy phần nguyên và kết quả d của phép chia lấy phần dư của hai số nguyên a và b.

    Trả lời:

    a] Ta sẽ có các biến cần khai báo: S là diện tích tam giác, a là độ dài cạnh, h là chiều cao tương ứng. Do a, h là các số tự nhiên nên S cũng là số tự nhiên, kiểu dữ liệu chung đều là integer;

    var S, a, h: integer;

    b] Ta sẽ có các biến cần khai báo: c là kết quả chia lấy phần nguyên, d là kết quả chia lấy phần dư; a,b đều là hai số nguyên. Do đó cả a,b,c,d đều là kiểu dữ liệu số nguyên.

    var c, a, b, d: integer;

    Tìm hiểu mở rộng [trang 33 sgk Tin học lớp 8]: Em đã biết để có các kết quả tính toán đúng mục đích của chương trình, cần phải gán các giá trị dữ liệu thích hợp cho các biến. Hãy chạy chương trình dưới đây để tìm hiểu ngay sau khi khai báo biến [trước khi gán giá trị dữ liệu cụ thể], biến có nhận giá trị dữ liệu ban đầu nào không? Nêu nhận xét của em về giá trị dữ liệu của biến ngay sau khi khai báo.

    var A: integer; B: integer; C: integer; D: integer; begin writeln[A]; writeln[B]; writeln[C]; writeln[D]; readln; end.

    Trả lời:

    – Kết quả chạy chương trình:

    – Ta có thể thấy nếu không khai báo giá trị của biến thì chương trình sẽ tự động đặt giá trị của bằng 0. Ở một số ngôn ngữ lập trình khác thì nếu không khai báo biến thì biến sẽ tự động nhận một giá trị ngẫu nhiên.

    Lý thuyết tổng hợp Tin học 8 Bài 4: Sử dụng biến và hằng trong chương trình  chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Tin 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Tin học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Tin học 8.

    A. Lý thuyết

    Nội dung chính

    - Biến và hằng là gì?

    - Cách sử dụng biến và hằng trong chương trình

    1. Biến là công cụ lập trình

    - Trong lập trình biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.

    - Dữ liệu do biến lưu trữ, được gọi là giá trị của biến.

    Ví dụ 1:

    • Giả sử cần in kết quả của phép cộng 15+5 ra màn hình. Ta sử dụng câu lệnh Pascal sau đây: Writeln [15+5];

    • Ta có thể sử dụng hai biến X và Y để lưu giữ giá trị của hai số 15 và 5. Khi đó chúng ta có thể viết lại câu lệnh trên như sau: Writeln [X+Y];

    • Chương trình thực hiện như sau:

    2. Khai báo biến

    - Các biến dùng trong chương trình cần phải được khai báo ngay trong phần khai báo của chương trình.

    - Việc khai báo biến bao gồm:

       + Khai báo tên biến

       + Khai báo kiểu dữ liệu

    - Cú pháp: Var : ;

    - Ví dụ:

    - Tùy theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau.

    3. Sử dụng biến trong chương trình

    - Các thao tác có thể thực hiện với các biến là:

    + Gán giá trị cho biến

    + Tính toán với biến

       - Cần phải gán các giá trị dữ liệu thích hợp cho biến, kiểu dữ liệu của giá trị được gán phải trùng với kiểu của biến.

       - Khi gán giá trị mới, giá trị cũ sẽ bị xóa đi.

       - Có thể thực hiện việc gán giá trị cho biến tại bất kì thời điểm nào trong chương trình.

       - Cú pháp: := .

       - Ví dụ 1:

       - Giá trị của biến còn có thể gán nhờ các câu lệnh nhập dữ liệu read hoặc readln. Khi đó, máy tính sẽ đợi ta gõ các giá trị tương ứng của các biến m và n từ bàn phím và ấn Enter.

       - Ví dụ 2:

    Read[m,n]; hoặc readln[m,n];

    4. Hằng

       - Tương tự với biến, hằng cũng là 1 công cụ lưu trữ dữ liệu. Nhưng hằng khác với biến ở chỗ: hằng có giá trị không đổi và hằng phải được gán giá trị ngay khi khai báo.

       - Cú pháp khai báo: const tên hằng = giá trị.

       - Ví dụ: const pi = 3.14; Bankinh = 2;

       - Không thể dùng các câu lệnh để thay đổi giá trị của hằng. chương trình sẽ báo lỗi nếu ta cố thay đổi giá đị đó bằng các câu lệnh.

    B. Bài tập trắc nghiệm

    Câu 1:Tìm điểm sai trong khai báo hằng sau:

       Const Max :=2010;

       A. Dư dấu bằng [=]

       B. Tên hằng không được nhỏ hơn 4 kí tự

       C. Từ khóa khai báo hằng sai

       D. Dư dấu hai chấm [:]

       Cấu trúc khai báo hằng là : Const = ;

       Khi sử dụng dấu := là lệnh gán được thực hiện trong chương trình.

       Đáp án: D

    Câu 2:Khai báo nào sau đây đúng?

       A. Var x, y: Integer;

       B. Var x, y=Integer;

       C. Var x, y Of Integer;

       D. Var x, y := Integer;

       Cấu trúc khai báo biến có dạng : var : < kiểu dữ liệu> ;

       Trong đó danh sách biến được cách nhau bởi dấu phẩy.

       Đáp án: A

    Câu 3:Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là:

       A. Const

       B. Begi

       C. Var

       D. Uses

       Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là Var. Cấu trúc khai báo biến có dạng: var : < kiểu dữ liệu> ;

       Đáp án: C

    Câu 4:Trong Pascal, từ khóa để khai báo hằng là:

       A. Const

       B. Begin

       C. Var

       D. Uses

       Trong Pascal, từ khóa để khai báo hằng là Const. Cấu trúc khai báo hằng là:

       CONST = ;

       Đáp án: A

    Câu 5:Để khai báo biến x thuộc kiểu xâu kí tự ta khai báo:

       A. Var x: String;

       B. Var x: Integer;

       C. Var x: Char;

       D. Var x: Real;

       Các kiểu dữ liệu: String [kiểu xâu], Integer [kiểu nguyên], Char [kiểu kí tự], Real [kiểu thực]. Để khai báo biến x thuộc kiểu xâu kí tự ta khai báo Var x: String;

       Đáp án: A

    Câu 6:Giả sử A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu xâu, X là biến với kiểu dữ liệu số thực. Phép gán sau đây là không hợp lệ không?

       A. X:=4.1;

       B. X:=324.2;

       C. A:= ‘3242’;

       D. A:=3242 ;

       A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu xâu → A phải được gán với xâu kí tự [được bao trong dấu nháy], X là biến với kiểu dữ liệu số thực → X là số thực.

       Đáp án: D

    Câu 7:Khai báo sau có ý nghĩa gì?

       Var a: Real; b: Char;

       A. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số thực và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự

       B. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu xâu kí tự

       C. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự

       D. Các câu trên đều sai

       Real là kiểu dữ liệu số thực, Char là kiểu dữ liệu kí tự.

       Đáp án: A

    Câu 8:Biến là:

       A. Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

       B. Là đại lượng có giá trị luôn thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

       C. Là đại lượng dùng để tính toán

       D. Là đại lượng dùng để khai báo tên chương trình

    Câu 9:Cách khai báo nào sau đây là đúng:

       A. const k= 'tamgiac';

       B. Var g :=15;

       C. Const dien tich;

       D. var chuvi : byte;

       Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là Var. Cấu trúc khai báo biến có dạng: var : < kiểu dữ liệu> ;

       Đáp án: D

    Câu 10:Đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình được gọi là:

       A. Tên

       B. Từ khóa

       C. Biến

       D. Hằng

       Hằng là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Cấu trúc khai báo hằng là: CONST = ;

       Trong đó Tên hằng được đặt theo quy tắc Pascal.

       Đáp án: D

    Video liên quan

    Chủ Đề