Tình yêu và tiền bạc cái nào quan trọng hơn năm 2024

Tôi yêu em được hơn bốn năm, chúng tôi cùng nhau trải qua những ngày tháng cơ cực nhất của tuổi trẻ, nhiều lúc hai đứa bàn nhau, hay từ bỏ thành phố để về quê ở, sống một cuộc sống đơn giản, yên bình, chẳng phải đua chen với đời...

Năm 2014, tôi về thăm bố mẹ em, tiện thể cũng đặt luôn vấn đề cưới hỏi với hai cụ. Nhưng cái thân tôi lúc ấy vẫn tay trắng, nhà cửa không có, xe cộ cũng không, lương lậu nhân viên mỗi tháng năm triệu bạc chẳng đủ làm lớn. Bố mẹ em cũng vì thế mà ái ngại, sợ con gái sẽ không có được cuộc sống ổn định nếu như kết hôn cùng với một người còn đang quăng quật với đời như tôi.

Tôi mất em vì khi ấy vẫn còn nghèo, với đồng lương rất eo hẹp [Ảnh minh họa].

Gia đình cấm cản, tuổi xuân em thì cứ thế trôi đi, còn tôi thì vẫn đang gồng mình với những gánh nặng của cuộc sống. Giữa năm 2014, em nói chia tay với tôi, gia đinh đã sắp đặt cho em lấy một người làm giáo viên trên tỉnh, tiền bạc, địa vị, công việc, mọi thứ đều ổn định. Tôi cũng chẳng dám níu kéo em, nhiều khi tự thấy bản thân mình hèn, nhưng xét theo thực tế, tôi cũng đâu có thứ gì để đảm bảo được cho em một tương lai trọn vẹn. Cũng đến lúc tôi với em phải nhìn nhận vào hiện tại, vào cuộc sống mà cả hai đang phải đối mặt, đương đầu.

Ừ, thì cuộc sống này, tiền bạc không mua được tình cảm, nhưng nếu như không có tiền, tình cảm đâu giúp ta sống mãi được với những thứ chật vật ngoài kia. Con người ta, kể từ lúc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, thử hỏi có mấy lần chữ tiền không được ta xem trọng? Từ cái quần, cái áo, cho đến cả bữa cơm thường nhật, thứ gì cũng phải mất tiền mua. Hay thậm chí là những mối quan hệ xã hội, bạn bè, không có tiền, liệu có mua được, liệu có mấy ai trân trọng mình?

Nếu không có tiền, chúng ta sẽ chẳng thế sống với những thứ chật vật ngoài kia [Ảnh minh họa]

Nhưng tiền, có chắc là tất cả, khi mà người ta yêu nhau, nên vợ nên chồng, ở cạnh nhau đến mấy mươi năm, có với nhau cả bốn mặt con, tiền bạc tài sản ít người bì kịp. Thế nhưng tại sao họ vẫn đưa đơn ly dị, vẫn nhìn nhau bởi những ánh mắt thù hằn, oán trách. Thiên hạ thì bảo nhau họ vì quyền lực, vì tham vọng cá nhân? Nhưng sự thật thì liệu có phải vậy, hay đơn giản giữa hai con người họ, tiếng nói chung và tình cảm nay đã không còn tồn tại, thứ lắng đọng duy nhất giữa hai người, chắc chỉ vỏn vẹn trong một chữ “đau”.

Tiền nhiều, cuối cùng cũng chẳng thể mua nổi được tình cảm. Nếu như người đàn ông sẵn sàng hy sinh và người đàn bà sẵn sàng từ bỏ cái lý của mình để đổi lại được thứ tình cảm như buổi ban đầu, liệu có trọn vẹn? Lúc ấy, chắc hẳn là họ sẽ phải tự hỏi bản thân, tiền bạc quan trọng hay tình cảm quan trọng, và giữa hai người, cái gọi là niềm tin vợ chồng, nó có còn tồn tại hay không.

Với tôi, ở thời điểm hiện tại, khi công việc và cuộc sống được ổn định, tôi lại băn khoăn, suy nghĩ, tiếc nuối về những thứ tình cảm mà mình đã đánh mất trong quá khứ. Phải chăng, giữa tiền bạc và tình cảm, ta không thể nào cùng lúc có được một cách trọn vẹn. Vậy thứ nào mới thật sự quan trọng đối với ta, hay giá trị của nó sẽ được ta xây dựng, nhìn nhận, đánh giá qua từng giai đoạn trong cuộc đời?

Những năm tháng tuổi trẻ, tôi chọn tình cảm, nhưng tiền bạc lại chẳng có. Cho đến khi đã trưởng thành, tôi lại chẳng tìm thấy được thứ tình cảm ngọt ngào trong trái tim…

Đánh dấu đã đọc

Chúng ta thường nghĩ tiền bạc là một thứ làm tổn hại đến sự trong sáng của tình yêu. Tương tự như vậy, tình yêu được xem là cảm xúc không liên quan đến tài chính. Sự thật là cả hai thứ này vẫn tồn tại một mối quan hệ khá mật thiết.

Trong một cuộc khảo sát, khoảng 56% người Mỹ nói rằng họ thích một đối tác đảm bảo tài chính hơn người chỉ cho họ cảm giác "yêu say đắm". Tương tự, trong một cuộc khảo sát khác, 75% phụ nữ nói sẽ không kết hôn với một người đàn ông không có việc làm. Tuy nhiên, 91% phụ nữ độc thân cho biết họ sẽ kết hôn vì tình yêu hơn là tiền bạc.

Một lời giải thích cho những kết quả không nhất quán này là đại đa số phụ nữ coi trọng tình yêu hơn tiền bạc trừ khi tài chính của người đàn ông ở dưới một ngưỡng nhất định.

Trong mâu thuẫn giữa tình yêu và cuộc sống, tình yêu không phải lúc nào cũng chiến thắng. Vì vậy, tốt nhất nên có sự kết hợp cân bằng giữa tình yêu và tiền bạc.

Nếu đang cân nhắc nên chọn giữa tình yêu hay tiền bạc, dưới đây là những gợi ý.

Nghĩ đến sự lâu dài trong mối quan hệ

Khi đứng trước sự lựa chọn giữa một người bạn đời có khả năng mang lại lợi ích cho bạn [về mặt vật chất] và một người sẵn sàng mang lại lợi ích cho bạn [bằng sự hào phóng, hợp tác, đáng tin cậy] bạn nên chọn cái sau.

Một nghiên cứu giải thích rằng sự nhiệt tình là phẩm chất hiếm hơn nhiều nên có giá trị hơn. Điều này không có nghĩa chúng ta bỏ qua sự cân nhắc tài chính của bạn đời tiềm năng. Tuy nhiên, bạn không nên đặt sự giàu có và địa vị lên hàng đầu trong danh sách ưu tiên vì nó có thể che mất những thứ thực sự quan trọng, tức là tính cách của một người.

Tình yêu là sự đầu tư thực sự

Nếu nền tảng mối quan hệ dựa trên lợi ích kinh tế, rất ít hy vọng nó sẽ chuyển thành tình yêu. Các mối quan hệ dựa trên lợi ích thường sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì một người chỉ hữu ích cho người khác trong một thời gian.

Cùng bạn đời chung tay nâng cao tài chính để đạt mục tiêu là quyết định thông minh và mang lại lợi ích.

Tuy nhiên, bạn đời không phải phương tiện để bạn đạt thành công mà là người cùng bạn chia sẻ thành quả chung.

Đề cao cảm giác hạnh phúc

Chọn một người bạn đời giàu có nhưng hai người lại không hợp nhau có thể dẫn đến mức độ hài lòng trong mối quan hệ thấp hơn, chất lượng cuộc sống kém hơn và thường xuyên có những cảm xúc tiêu cực.

Chọn một người bạn đời mà bạn thích dành thời gian cùng, thậm chí ngưỡng mộ giúp cuộc sống của bạn tràn ngập niềm vui.

Do đó, sẽ là khôn ngoan nếu ở trong một mối quan hệ mà trước hết cả hai thấy hạnh phúc và khơi gợi những cảm xúc tích cực cho nhau. Hãy để những cảm xúc tích cực này thúc đẩy các bạn cùng nhau tạo ra sự giàu có.

Chủ Đề