Tóm tắt bài cổng trường mở ra ngữ văn 7 năm 2024

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Cổng trường mở ra Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Cổng trường mở ra trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Cổng trường mở ra

Văn bản ghi lại tâm trạng đầy cảm xúc của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp Một. Trái ngược với cảm xúc của người con đầy háo hức, mong chờ thì người mẹ lại trằn trọc không ngủ được, vừa nghĩ đến tâm trạng của con lại vừa sống lại tuổi thơ đến trường của bản thân. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con. “Cổng trường mở ra” còn là một câu chuyện về chính ngày đầu tiên đi học của mẹ trong kí ức, cùng với đó là sự đề cao vai trò của trường học trong sự nghiệp giáo dục.

B. Đôi nét về tác phẩm Cổng trường mở ra

1. Tác giả

– Lý Lan sinh năm 1957 quê ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.

– Là một phụ nữ đa tài, vừa là giáo viên, nhà văn và dịch giả nổi tiếng

– Các tác phẩm chính: Chàng nghệ sĩ (1978), Cỏ hát (1983)…

– Phong cách nghệ thuật: dịu dàng, đằm thắm và dạt dào cảm xúc trên từng trang viết.

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

– Trích từ Báo Yêu trẻ, số 166, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01/09/2000

b, Bố cục

– Gồm 2 phần

Phần 1: Từ đầu… “ngày đầu năm học”: Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khi giảng

Phần 2: Còn lại: Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ em.

c, Phương thức biểu đạt

– Văn bản sử dụng phương thức biểu cảm ghi lại chân thực cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.

d, Ngôi kể

– Ngôi thứ nhất trong vai người Mẹ.

e, Ý nghĩa nhan đề

– “Cổng trường mở ra” mang ý nghĩa của sự khởi đầu cho một chặng đường học sinh bắt đầu trong cuộc đời mỗi con người. Cổng trường rộng mở hay cũng chính là tương lai đang mở ra với nhân vật khi trên hành trình tiếp nhận tri thức.

f, Giá trị nội dung

– Văn bản là những suy tư đầy xúc cảm của người mẹ trước ngày con vào lớp Một- một bước ngoặt to lớn của con. Qua đó đã thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của mẹ. Đồng thời văn bản cũng nhấn mạnh vai trò to lớn của nhà trường trong việc giáo dục con người.

g, Giá trị nghệ thuật

– Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc qua việc sử dụng từ ngữ nhẹ nhàng, kín đáo thể hiện tâm tư nội tâm thầm kín của mẹ.

C. Sơ đồ tư duy Cổng trường mở ra

D. Đọc hiểu văn bản Cổng trường mở ra

1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường

– Những tình cảm dịu dàng mẹ dành cho con thật ấm áp:

+ Trìu mến quan sát con làm những việc trước tối hôm đến trường (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức chờ đợi ngày mai thức dậy cho kịp giờ…)

+ Vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường.

– Hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đến trường

– Không thể tập trung làm bất cứ việc gì hôm đấy, mẹ trằn trọc… không ngủ được.

\=>Tình yêu thương con dạt dào vô bờ bến từ tấm lòng của người mẹ, luôn suy nghĩ và lo lắng cho con. Sự quan tâm của phụ huynh với con trong việc học tập.

2.Tâm trạng của con

– Hồn nhiên, vô tư

– Háo hức chờ ngày khai trường với những sự mới mẻ và mong đợi, cậu cứ nghĩ đây là một chuyến đi chơi xa

– Giúp mẹ dọn đồ chơi

– Giấc ngủ đến dễ dàng

\=> Trái ngược với tâm trạng đầy suy tư của người mẹ, cậu bé đã đón nhận ngày khai trường với một cảm xúc hoàn toàn vô tư và thoải mái. Sự mong chờ một cánh cửa mới mẻ sắp đón chờ mình là tinh thần khát khao tìm hiểu và học tập trong mỗi con người.

3.Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ

– Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, người mẹ bày tỏ suy nghĩ nghĩ về vai trò của nhà trường với việc giáo dục thế hệ trẻ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường là cả thế giới diệu kỳ sẽ mở ra.”

Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.

Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Lời giải chi tiết:

- Tóm tắt nội dung của văn bản:

Bài văn ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ trong đêm ngủ không được trước ngày khai trường vào lớp một của con mình.

Quảng cáo

Tóm tắt bài cổng trường mở ra ngữ văn 7 năm 2024

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 8 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Lời giải chi tiết:

- Trong đêm trước ngày khai trường, hai mẹ con là tâm trạng khác nhau: Mẹ cứ trằn trọc không ngủ được; suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa, còn con tuy háo hức nhưng thanh thản, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

- Biểu hiện:

+ Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng "cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ".

+ Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 8 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?

Lời giải chi tiết:

- Lí do người mẹ không ngủ được:

+ Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi đời người.

+ Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường

⟹ Kỉ niệm đẹp của cuộc đời.

+ Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.

+ Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước.

+ Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu. Ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đến nỗi cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 8 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Lời giải chi tiết:

Trong bài này, bà mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai khác. Bà mẹ đang nhìn con ngon giấc và suy nghĩ với chính mình, bất chợt những kỉ niệm cũ tràn về. Cách viết này đã khắc họa tâm trạng cũng như suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 (trang 8 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Lời giải chi tiết:

Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là câu văn kết thúc tác phẩm: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm… chệch cả hàng dặm sau này”

\=> Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà trường đối với việc giáo dục. Giáo dục cần tâm huyết, đúng đắn đường hướng để không làm ảnh hưởng tới cả một thế hệ.

Câu 6

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 6 (trang 8 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Lời giải chi tiết:

Đây là câu hỏi nhằm làm nổi bật vị trí và vai trò của nhà trường đối với học sinh. Các em có thể trả lời theo những cách riêng của mình. Sau đây là một vài gợi ý:

Thế giới kì diệu đó là thế giới do nhà trường mở ra, trong đó:

- Học sinh được vui thú cùng nhau, tràn đầy tình cảm thân yêu của thầy cô và của bè bạn.

- Học sinh biết thêm nhiều kiến thức về cuộc sống, về cách ứng xử với mọi người...

- Đặc biệt, các em biết đọc chữ, viết chữ ghi lại tiếng nói dân tộc. Điều này sẽ giúp các em đọc được nhiều sách báo và học được nhiều điều bổ ích nữa.

Luyện tập

Trả lời câu 1 (trang 9 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Em rất tán thành ý kiến trên. Vì đó là lần đầu tiên có sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời, em phải sinh hoạt trong một môi trường mới lạ. Ngày ấy, tâm trạng em vừa háo hức vì có quần áo mới, cặp sách mới; vừa hồi hộp lo lắng, rụt rè, vụng về trước khung cảnh trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới.

Trả lời câu 2 (trang 9 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.

Trả lời:

Các em tham khảo đoạn trích sau đây để viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình:

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc trôi đi, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thầm vụng về ước ao được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

(Thanh Tịnh)

Tác phẩm

VỀ TÁC PHẨM:

- Văn bản Cổng trường mở ra được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000

- Văn bản ghi lại chân thực cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con

- Tác phẩm là một văn bản nhật dụng.

- Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý…

- Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín…

- Các bài học: Cổng trường mở ra của Lí Lan, Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả) của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài, Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh thuộc kiểu văn bản nhật dụng.

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục: 2 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “ngày đầu năm học”): Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng.

- Đoạn 2 (Còn lại): Tình cảm của mẹ đối với con và cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường, xã hội trong việc giáo dục trẻ em.

ND chính

Video hướng dẫn giải

Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con. Nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.