Tóm tắt cuốn sách tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu năm 2024

Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra nhiều lời khuyên cực kì bổ ích, những lời khuyên, lời động viên tư vấn chân thực, rõ ràng cho những người đang trong độ tuổi đôi mươi, cái độ tuổi mà qua nó, con người ta đã qua một nửa đời người.

Dưới dây là phần review:

Phần đầu tiên, tác giả đề cập đến tầm quan trọng của việc tự học, đặc biệt là thông qua việc đọc, việc đi du lịch, hay đơn giản là rèn luyện một số thói quen tốt, thông qua việc giới thiệu cách mà tác giả tự học. Cụ thể, đọc, là phải biết chọn lọc, là phải tinh nghiên. Thà có thể không đọc, còn hơn đọc những thứ hại người. Đọc, là cần phải kiên trì bền bỉ, bởi vì chỉ có kiên trì, thì ta mới có thể ngày càng trau dồi hơn vốn hiểu biết của bản thân. Có câu nói thế này: “Người đọc một quyển sách thì tìm thấy đường đi, người đọc trăm quyển sách thì biết đường đi gian nan, người đọc nghìn quyển sách thì đôi lúc thấy tuyệt vọng với thực tại, còn người đọc vạn quyển sách thì thấy được ánh rạng đông sau màn đêm tối”. Câu nói này miêu tả một cách chân thực, không chỉ việc đọc, mà còn cả việc học, việc làm người. Nhìn một chiếc là mà thấy cả mùa thu, việc tự học cũng giống như việc đọc. Việc đọc, việc học là tự thân, không ai làm thay được. Chỉ có kiên trì bền bỉ, không ngừng tiến bước, bất chấp những khó khăn cản trở, biết tinh nghiên chọn lọc nguồn tri thức để tiếp thu, thì con người ta mới tiến tới được. “Việc học nhưng chèo thuyền ngược dòng, không tiến ắt là lùi.” Bên cạnh đó, tác giả còn kín đáo bình phán hệ thống giáo dục truyền thống trong cách tiếp cận việc đào tạo con người theo khuôn mẫu, chạy đua theo thành tích và xa rời thực tế cuộc sống thay vì dẫn đạo, đặt nền móng cho việc phát triển của con người. Cuối cùng, tác giả khuyến khích, động viên người đọc dấn thân vào hành trình theo đuổi bản tâm khi đã xác định rõ ràng mong ước của chính bản thân mình.

Phần thứ hai, tác giả đề cấp đến những vấn đề xoay quanh việc đi tìm bản ngã và theo đuổi nó. Mở đầu, tác giả đưa ra mẩu chuyện về cô bán bánh tráng nướng và sân khấu nhỏ bé của cô. Đưa ra một đầu đề rằng đến cả một người bán bánh tráng bên vệ đường cũng có được sân khấu thuộc về chính họ, vậy thì bản thân mình liệu rằng có sân khấu nào sao? Việc thấu hiểu bản thân không là một điều đơn giản, nhưng may mắn, hiện tại chúng ta đã có được khá nhiều loại hình trắc nghiệm giúp phân tích sở trường, sở đoản cũng như định hướng phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, khoảng cách từ việc thấu hiểu chính mình, đến việc sống là chính mình không hề đơn giản. Mà trước hết, con người ta thường lầm tưởng có đam mê rồi mới có thành công. Thật sự, đam mê chỉ là một phần tạo nên thành công của con người, hay nói khác đi, nó chỉ là một trong những động lực thúc đẩy con người ta tiến bước trên hành trình theo đuổi bản ngã của mình. Bên cạnh đam mê, còn có sứ mệnh, chuyên môn và nghề nghiệp. Để có thể thực sự vững bước trên con đường này, bạn còn cần phải bỏ xuống cái tôi, sẵn sàng lắng nghe, dám nhận mình ngu dốt để có thể học tập từ người khác. Ngoài ra, còn phải hình thành nên những thói quen cần thiết để đảm bảo sự tiến bộ của bản thân và kiên định với con đường mình đã chọn. Khi làm được những điều đó, có thể bạn sẽ rất cô đơn, như có câu ngạn ngữ rằng “Ngồi trên cao, không rét mà vẫn lạnh run.” Vậy nên, đôi khi con người ta cũng cần phải tìm được những người có thể đồng cảm, sẻ chia, hay đơn giản lắng nghe chúng ta, để ta có thêm động lực bước tiếp trên con đường của mình.

Phần thứ ba, tác giả đặt ra những vấn đề xoay quanh việc đi du lịch, như đã được đề cập ở phần một, là một phương thức khác giúp con người ta tự học và trưởng thành hơn. Việc đi, có thể không hào nhoáng, không tuyệt vời như trong tưởng tượng của mọi người. Đi không phải để khoe khoang vốn sống, mà đi là để cảm thụ bản thân, để mài dũa tính cách, để kiên cường trước khó khăn, để biết nhân hậu với giống loài, để sống là chính mình, mặc kệ những phán xét của xã hội. Để đi du lịch, ta cần một trái tim can đảm của loài sư tử, nhưng ta cũng cần có sự thận trọng và khôn ngoan của loài cáo. Can đảm và lỗ mãng chỉ cách nhau một đường mỏng manh mà thôi. Và, như các cụ ta thường nói, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Lợi ích to lớn của việc vươn ra biển lớn là không thể chối bỏ. Dù rằng sẽ có những nỗi buồn mình mình biết, có những hiểm nguy không lường trước, có những mệt nhoài không biết thổ lộ cùng ai. Nhưng, đi giúp con người ta trưởng thành hơn. Tóm lại, là người trẻ, nên dám đặt mình vào hiểm nguy để có thể học hỏi được nhiều hơn nữa, để không ngừng chất vấn bản thân về bản ngã của chính mình, để hiểu ra những màu sắc tươi đẹp của cuộc sống, và từ đó, vươn mình thành cây đại thụ.

Phần cuối cùng, tác giả bàn về vấn đề những tài năng tiềm ẩn trong mỗi con người. Và rằng tài năng đó là không phải để cho người khác đánh giá, để vùi dập, mà là để vun vén. Và khi bạn trẻ đã nhận ra ước mơ của mình, hãy hạnh phúc vì bạn đã mạnh hơn rất nhiều người đang loay hoay vật vã với cuộc sống không mục đích, đang chết dần chết mòn ngay cả khi họ còn thở. Khi đã nhận ra ước mơ của mình, đừng từ bỏ, dù rằng bạn có thể vấp phải nhiều sự phản đối, có khi còn đến từ chính gia đình mình. “Các bậc cha mẹ muốn mang lại tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con, nhưng họ không biết những gì là tốt nhất cho con.” Vậy nên, hãy cảm thấy may mắn khi bạn nhận được sự ủng hộ từ chính gia đình mình. Ước mơ như vì sao dẫn lối đến thành công, nhưng mỗi người thành công một cách rất khác. Thành công không phải là đạt được cuộc sống vinh hoa phú quý, được sự kính trọng của thế nhân, hay đạt được thành tựu to lớn cho nhân loại. Nhiều lúc, thành công chỉ đơn giản là mỗi sớm mai thức dậy, cám ơn đời vì đã có thêm một ngày nữa để yêu thương. Vậy nên, hãy tìm lấy sự bình an trong tâm hồn của mình, hãy định nghĩa thành công của chính bản thân, và để cho vì sao trong bạn tỏa sáng.

Tóm tắt các phần của cuốn sách, mình cũng đưa ra một vài lời khuyên mà chính bản thân mình ngẫm ra được: 1. Tri nhân giả trí, tự tri giả minh. Biết được bản thân cần gì, muốn gì, để từ đó đặt ra mục tiêu, hoạch định đường đi cho bản thân mình chính là việc làm sáng suốt. 2. Có những thứ cũ nhưng rất đáng trân trọng: rượu cũ nên uống, sách cũ nên đọc, bạn cũ nên chơi. Sách chính là một trong những nguồn tri thức lớn nhất, lâu đời nhất, hàm chứa tinh hoa của cả nhân loại. Tuy nhiên, nên đọc một cách có chọn lọc, và kiên trì, có kỷ luật khi đọc và tiếp thu kiến thức từ sách vở. 3. Mọi lý thuyết đều màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi. Đọc là tiếp thu, nhưng ta cùng cần phải đối chiếu, so sánh, ứng dụng với thực tiễn cuộc sống nữa. Và việc đi để hấp thu những tri thức ấy là một sự lựa chọn không tồi chút nào. 4. Tồn tại hay không tồn tại. Việc sống là chính mình, theo đuổi con đường mình đã chọn không hề dễ dàng. Nên phải vững tin, vững bước khi đã nhận ra ước mơ của bản thân.

Sign into Goodreads to see if any of your friends have read Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu.

Tác giả của cuốn sách tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?

Rosie Nguyễn

Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu thuộc thể loại văn học nào?

Sau đây tôi xin giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh cuốn sách "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?" của tác giả Roise Nguyễn. Cuốn sách là thuộc thể loại self-help, được coi là kim chỉ nam cho giới trẻ qua 5 phần sách xúc tích, ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, đặc biệt là dễ thấm.

Sách tuổi trẻ để làm gì?

Cuốn sách Tuổi Trẻ Dùng Để Làm Gì? là những trải nghiệm cá nhân của tác giả và giúp các bạn trẻ tận dụng thời gian tuổi trẻ và các tiềm năng của mình hiệu quả để đạt được thành công trong cuộc sống.

Rút ra bài học gì từ tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?

Phê phán những người trẻ sống lãng phí thời gian, vô vị, tẻ nhạt. Bài học nhận thức và hành động: Phải biết nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng lớn khi còn trẻ, dám bước qua vùng an toàn của bản thân. Cần nỗ lực trong hành động để đạt được những mục tiêu lớn của cuộc đời.