Tổng kết đánh giá nghị định 169 2023

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, tháng 3/2023, mặc dù tình hình cơ quan, đơn vị có nhiều biến động nhưng lãnh đạo TTCP và các cục, vụ, đơn vị tiếp tục quan tâm triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch và các nhiệm vụ đột xuất được giao.

Về công tác thanh tra, TTCP đã ban hành 2 kết luận thanh tra; tiếp tục thực hiện 31 cuộc thanh tra, hoàn thiện dự thảo kết luận 11 cuộc thanh tra và gửi báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

Về công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo [KNTC], Tổng Thanh tra đã chủ trì tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương đối với 2 vụ việc phức tạp liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại huyện Thanh trì, TP Hà Nội.

Trụ sở Tiếp công dân Trung ương đã tiếp 290 lượt với 872 công dân đến trình bày 288 vụ việc. Ban Tiếp công dân Trung ương phân loại, xử lý 811/1.147 đơn; hướng dẫn bằng văn bản và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật đối với 169 đơn.

Đối với công tác phòng, chống tham nhũng, Cục IV đã xây dựng báo cáo kết quả xác minh tài sản thu nhập năm 2022 của TTCP; triển khai thực hiện kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2023 theo định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục hoàn thiện dự thảo kế hoạch thực hiện Đề án Xây dựng Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; xây dựng Kế hoạch tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị;...

Ngoài ra, các mặt công tác khác được các cục, vụ, đơn vị quan tâm triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong ghi nhận những kết quả đạt được trong tháng 3 của các đơn vị, cục, vụ, nổi bật trên các mặt công tác: Thanh tra, giải quyết KNTC, PCTN, xây dựng thể chế.

Về nhiệm vụ trọng tâm tháng 4, Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu các cục, vụ được giao chủ trì thực hiện thanh tra tiếp tục chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện kế hoạch năm 2023 và các cuộc thanh tra đột xuất được giao; chú trọng thực hiện có hiệu quả các cuộc thanh tra theo nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Các đơn vị, cục, vụ cần tập trung chấn chỉnh công tác thanh tra, nâng cao vai trò, trách nhiệm của vụ trưởng, cục trưởng, trưởng đoàn thanh tra.

Về công tác tiếp dân, giải quyết KNTC, Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu Ban Tiếp công dân Trung ương tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan trong công tác tiếp công dân tại trụ sở; phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành Trung ương, địa phương tập trung xử lý tình trạng khiếu kiện đông người tại các cơ quan Trung ương.

Về công tác PCTN, Cục IV khẩn trương hoàn thành báo cáo kết quả xác minh tài sản thu nhập năm 2022; tập trung hoàn thiện, trình Chính phủ dự thảo Chiến lược quốc gia PCTN trong tháng 4/2023; tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản.v.v.

Đối với các lĩnh vực công tác khác, Tổng Thanh tra chỉ đạo, các cục, vụ, đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng. Nêu cao trách nhiệm của Lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị trong việc quản lý công chức, viên chức chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính; tăng cường theo dõi, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện nhiệm vụ, chủ động nắm tình hình địa bàn, báo cáo và có đề xuất kiến nghị để xử lý kịp thời.

© TRANGTHÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH LAI CHÂU - HUYỆN PHONG THỔ

Cơ quan chủ quản: UBND Huyện Phong Thổ.

Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Mai Thị Hồng Sim - Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ

Địa chỉ: Thị trấn Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu.

Điện thoại: 02313.896.210 - Email: phongtho@laichau.gov.vn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 73/2023/NĐ-CP, ngày 29/9/2023 quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Nghị định quy định cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, viên chức quản lý, người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, xuất phát từ yêu câu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn nhằm tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII

1. Nguyên tắc khuyến khích, bảo vệ cán bộ

Nghị định nêu rõ nguyên tắc khuyến khích, bảo vệ cán bộ. Cụ thể, cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung phải được khuyến khích, bảo vệ.

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, quyết định cho thực hiện trong phạm vi thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật, bảo đảm không trái quy định của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan nhà nước cấp trên và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, quyết định cho thực hiện, có kết quả đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, của ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị được ghi nhận, tôn vinh, khen thưởng xứng đáng. Cơ quan sử dụng cán bộ báo cáo, xin ý kiến cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp trước khi phê duyệt và đánh giá kết quả thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.

2. Việc khuyến khích phải được thực hiện kịp thời

Việc khuyến khích và bảo vệ cán bộ phải được thực hiện kịp thời, dân chủ, công khai, minh bạch; đúng đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định và pháp luật có liên quan. Cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, xác định rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện đối với việc đề xuất và thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.

Cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung có thể không bị xử lý trách nhiệm, được loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm theo quy định.

3. Không được lợi dụng chính sách để bao che tham nhũng

Ngoài ra, Nghị định quy định những việc cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ như:

- Lợi dụng chính sách, biện pháp khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực, trục lợi, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cản trở, gây khó khăn, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện, hoàn thành đề xuất vì lợi ích chung.

- Né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong trình tự, thủ tục phê duyệt và triển khai thực hiện các đề xuất đổi mới, sáng tạo.

- Không chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức về việc giao thực hiện đề xuất; thực hiện không đúng đề xuất được cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho thực hiện; không chấp hành chỉ đạo của cơ quan sử dụng cán bộ về việc tiếp tục, dừng hoặc chấm dứt thực hiện đề xuất; lợi dụng việc thực hiện đề xuất để né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan.

- Xử lý trách nhiệm đối với cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện đề xuất đã được đánh giá là hoàn thành quy định tại Điều 18 Nghị định này.

Chủ Đề