Top 10 doanh nhân việt 2023 phan quyết năm 2024

(HQ Online) - Nhân Kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam, tối 11/10, Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức chương trình Gặp gỡ tháng 10 và vinh danh 10 doanh nhân truyền cảm hứng 2023.

Top 10 doanh nhân việt 2023 phan quyết năm 2024
Các doanh nhân được vinh danh ở hạng mục “Ra thế giới để mang về”. Ảnh: BTC

Với chủ đề “Hãy tin vào chính mình”, chương trình “Gặp gỡ tháng 10” mong muốn tiếp tục đồng hành, khơi dậy niềm tin của mỗi doanh nhân, doanh nghiệp trên con đường và sứ mệnh doanh nhân đang theo đuổi. Đặc biệt là niềm tin vào định hướng, chính sách của Chính phủ, thành phố sẽ mở ra một tương lai tươi sáng cho nền kinh tế đất nước nói chung và TPHCM nói riêng.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã vinh danh 10 doanh nhân truyền cảm hứng năm 2023 được bình chọn theo ba hạng mục: Mang thương hiệu Việt vươn ra thế giới; Ra thế giới để mang về; Hoạt động vì cộng đồng.

Ở hạng mục “Mang thương hiệu Việt vươn ra thế giới”, bốn doanh nhân được vinh danh gồm: bà Nguyễn Ngọc Huyền, Chủ tịch Công ty TNHH Mia Group được vinh danh vì dám làm hết mình, dốc hết sức để theo đuổi ước mơ mang ngành hàng bán lẻ trái cây Việt Nam ra thế giới; ông Kao Siêu Lực, Tổng Giám đốc Công ty CP Bánh kẹo Á Châu (ABC Bakery) đã ghi dấu ấn thương hiệu bánh kẹo Việt Nam tại các thị trường bánh kẹo cao cấp quốc tế; bà Tôn Nữ Xuân Quyên, Chủ tịch HĐQT BluSaiGon đã sáng tạo tìm tòi kết hợp quy trình công nghệ và thủ công để tặng phẩm thủ công Việt Nam vươn ra thế giới; ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group.

Ở hạng mục “Ra thế giới để mang về”, 3 doanh nhân được vinh danh gồm: bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường không giới hạn tuổi tác của bản thân mà thay đổi tư duy nhanh nhạy, nắm bắt công nghệ quốc tế để mang về Việt Nam những công nghệ xanh bền vững. Ông Đinh Hồng Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Secoin đã truyền cảm hứng tới cộng đồng doanh nghiệp bằng những kiến thức về phát triển bền vững, hướng tới kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu Net Zero của quốc gia. Bà Lê Hồng Thuỷ Tiên, Tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) truyền cảm hứng của một nữ doanh nhân Việt mạnh mẽ, bước ra thương trường thế giới.

Ở hạng mục Hoạt động vì cộng đồng, các doanh nhân đã lan tỏa năng lượng tích cực, hỗ trợ cộng đồng để không ai bị bỏ lại phía sau. Hành động của họ đã thắp lên ngọn lửa nhân văn trong cộng đồng doanh nhân và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Ba doanh nhân được vinh danh gồm ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch Công ty CP Quỹ đầu tư Thành Thành Công; ông Nguyễn Xuân Dũng, Chủ tịch HĐQT Bitex Group; ông Phạm Duy Hiếu, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank).

Theo ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TPHCM, đội ngũ doanh nhân TPHCM đã không ngừng lớn mạnh thực hiện sứ mệnh của mình, phát huy tinh thần dân tộc, từng bước nâng cao vị thế kinh tế của thành phố đối với cả nước. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, các doanh nhân vẫn ý thức được sứ mệnh và giá trị của mình khi đã cố gắng duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, hoàn thành nhiệm vụ thuế với Nhà nước và trách nhiệm cộng đồng. Họ đã đoàn kết cùng nhau để vượt qua giai đoạn khó khăn nhất từ khi đất nước hội nhập.

(LSVN) - Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Ảnh minh họa.

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Việc này nhằm tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội đối với vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp.

Cụ thể, Chính phủ đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều doanh nhân lãnh đạo các tập đoàn kinh tế mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, phát huy vai trò mở đường dẫn dắt các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Chính phủ kỳ vọng khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65-70% GDP cả nước, khoảng 32-38% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98-99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; khoảng 20-25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và 30-35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới tăng 10% mỗi năm cũng là một mục tiêu đề ra.

Đáng chú ý, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Đến năm 2045, Chính phủ nêu định hướng phấn đấu một số doanh nhân làm chủ các tập đoàn có khả năng dẫn dắt các chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, tiến tới hình thành một số chuỗi giá trị của Việt Nam trong các ngành ưu tiên, có thế mạnh của đất nước. Cùng với đó, Chính phủ mong muốn hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín trong khu vực và quốc tế.

Ngoài ra, Chính phủ cũng nhấn mạnh việc hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, cống hiến. Bên cạnh nhiệm vụ phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới, Chính phủ yêu cầu xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.