Top 20 nền giáo dục hàng đầu thế giới năm 2022

Thứ hạng 19 của Việt Nam trong bảng xếp hạng này chỉ đơn thuần là đạt thành tích đứng thứ 19/72 quốc gia tham gia khảo sát, và nó không tương đương với một nền giáo dục đứng thứ 19 thế giới

Mới đây báo chí trong nước và thế giới đưa tin Việt Nam xếp thứ 19 trong bảng xếp hạng 20 quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Điều này cần được lý giải như thế nào?

Ngay sau khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố kết quả PISA 2015 vào ngày 6/12, ngày 8/12/2016, một tờ báo của Anh - The Independent - đã có bài viết "Những quốc gia tốt nhất thế giới để đến học", trong đó liệt kê 20 quốc gia có học sinh đạt thành tích cao nhất. Bản liệt kê này lấy từ kết quả của 72 quốc gia và nền kinh tế tham gia khảo sát, trong đó Việt Nam đứng thứ 19.

Vào những ngày giữa tháng 1/2017, một số tờ báo của Việt Nam đưa tin "Việt Nam lọt top 20 nền giáo dục tốt nhất trên thế giới".

Top 20 nền giáo dục hàng đầu thế giới năm 2022

Học sinh trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội) trong một buổi khai mạc cuộc thi về tiếng Anh. Ảnh: Thanh Hùng

PISA là bài kiểm tra nhằm đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi ở 3 lĩnh vực: khoa học, đọc hiểu và toán học, trong đó có những câu hỏi thực tế yêu cầu giải quyết vấn đề tài chính và đọc hiểu.

Theo kết quả PISA 2015, học sinh Việt Nam xếp thứ 8 về khoa học - lĩnh vực được đánh giá là trọng tâm của năm nay. Bên cạnh đó, lĩnh vực Toán học, Việt Nam đứng thứ 22 còn lĩnh vực Đọc hiểu là 32.

Anh Phạm Hiệp, một nghiên cứu sinh ở Đài Loan cho rằng: "PISA là 1 kỳ thi nghiêm túc, đánh giá năng lực toán học, khoa học , đọc hiểu, và một số vấn đề khác. Bản thân PISA cũng chưa bao giờ nhận đây là đánh giá bắt bệnh tổng thể cả nền giáo dục cả. Nhưng về tới Việt Nam, không hiểu sao nó lại được tuyên truyền như là kỳ thi đánh giá tổng thể".

Trao đổi với VietNamNet, TS. Tăng Thị Thùy, chuyên gia nghiên cứu về PISA cho rằng, vấn đề quan trọng của việc tham gia PISA không phải là điểm số và xếp hạng mà chỉ là kênh thông tin để phân tích dữ liệu, nhìn nhận điểm mạnh, yếu của giáo dục để có những điều chỉnh phù hợp.

"Việc so sánh điểm số và thứ hạng với các nước khác không nói lên được điều gì cả. Những nước có xếp hạng cao thì chứng tỏ học sinh giỏi hơn?" - chị Thùy nói.

TS Thùy ví dụ: Năm 2012, mặc dù học sinh Indonesia có điểm số thấp và đứng áp chót bảng xếp hạng về môn Toán nhưng học sinh lại thấy rất thích thú khi học muôn toán. Còn ở Việt Nam học sinh có kết quả cao môn toán nhưng luôn cảm thấy lo lắng và không thấy hứng thú với môn học.

Thông tin trên trang Independent cũng nói rõ, bài kiểm tra PISA được thiết kế bởi các chuyên gia giáo dục trên khắp thế giới và được sử dụng để đánh giá xem liệu những học sinh này có thể ứng dụng những gì mình được học ở trường vào các tình huống thực tế trong cuộc sống hay không.

Các nhà phê bình cho rằng, bảng xếp hạng PISA là một công cụ đánh giá kém về chất lượng học tập.

"Và chắc chắn là những nền giáo dục tập trung nhiều vào toán học và giải quyết vấn đề như Singapore hay Hồng Kông sẽ có lợi hơn trong bài đánh giá này".

PISA không thể đo lường nhiều yếu tố khác góp phần vào thành công của các hệ thống giáo dục, ví dụ như các môn nghệ thuật, mang tính sáng tạo hơn hay là mức độ hài lòng của học sinh về nền giáo dục.

Chính vì thế, thứ hạng 19 của Việt Nam trong bảng xếp hạng này chỉ đơn thuần là đạt thành tích đứng thứ 19/72 quốc gia tham gia khảo sát, và nó không tương đương với một nền giáo dục đứng thứ 19 thế giới.

20 quốc gia, vùng kinh tế có thành tích cao nhất được The Independent rút ra qua điểm số ở 3 lĩnh vực: khoa học, toán học, đọc hiểu năm 2015:

1. Singapore

2. Nhật Bản

3. Estonia

4. Đài Bắc

5. Phần Lan

6. Macao

7. Hồng Kông

8. Hàn Quốc

9. New Zealand

10. Trung Quốc

11. Slovenia

12. Úc

13. Vương quốc Anh

14. Đức

15. Hà Lan

16. Thụy Sĩ

17. Ireland

18. Bỉ

19. Việt Nam

20. Canada

Nelson Mandela – tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Nam Phi đã từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để chúng ta thay đổi thế giới”. Dưới đây là 10 quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất thế giới 2021 theo báo cáo của US News and World Report.

  • Top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
  • Top 10 trường đại học hàng đầu thế giới năm 2021
  • Top 10 quốc gia, lãnh thổ có GDP đầu người cao nhất thế giới
  • Top 10 quốc gia sạch và có lối sống bền vững nhất thế giới

1. Hoa Kỳ

Mỹ là quốc gia đứng đầu với hệ thống giáo dục vô cùng . Học sinh từ mẫu giáo đến 18 tuổi có thể học trường công, trường tư hoặc giáo dục tại nhà. Với hệ đại học, Mỹ chào đón hơn 900.000 du học sinh trong năm 2020, giảm 15% so với các năm trước. Dù chiếm 5% tổng số sinh viên, du học sinh vẫn mang về cho nền kinh tế Mỹ 39 tỉ USD trong năm 2020 (theo báo cáo của Open Doors 2021).

Tuy nhiên, vấn nạn học đường ở Mỹ cũng không hề ít: bắt nạt, bạo lực súng đạn, phân biệt chủng tộc… Đất nước này cũng không quá hào phòng trong việc hỗ trợ tài chính cho du học sinh.

Một vài trường đại học nổi tiếng ở Mỹ: Đại học Havard, Stanford, Caltech, MIT, Yale…

Top 20 nền giáo dục hàng đầu thế giới năm 2022

2. Anh Quốc

Vương Quốc Anh là nước có nền giáo dục phát triển thứ hai thế giới. Theo BritishEdu, nước này nhận được phản hồi rất tích cực về hệ thống giáo dục. 97% các trường cao đẳng, đại học được cho là đáp ứng đủ nhu cầu hoặc hơn thế; 88% du học sinh hài lòng về trải nghiệm giáo dục; 93% người học cao học đánh gia cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu.

Về mặt kinh tế, Anh cũng là một quốc gia có nền giáo dục đắt đỏ. Trong năm 2020-21, giáo dục Anh là dịch vụ công ngốn tiền thứ hai chỉ sau y tế. Tổng số tiền chi vào giáo dục là 99 tỷ bảng, chiếm 4,5% thu nhập quốc dân.

Một vài trường đại học nổi tiếng tại Anh: Đại học Oxford, Cambridge, Imperial College London, UCL…

Top 20 nền giáo dục hàng đầu thế giới năm 2022
Đại học Oxford – trường đại học lâu đời nhất nước Anh

3. Đức

Đức có nền giáo dục khá đặc biệt. Bậc tiểu học của học sinh đất nước này chỉ kéo dài 4 năm. Sau đó, học sinh phải lựa chọn loại trường trung học phù hợp với nhu cầu và khả năng. Trong quá trình đánh giá, điểm số được tính trên thang 6, với 1 là cao nhất.

Đối với sinh viên quốc tế, Đức là một điểm đến lý tưởng. Với hệ đại học, các trường công miễn toàn bộ học phí cho sinh viên. Với bậc phổ thông, tổng số tiền trung bình một học sinh Đức phải trả lớn hơn các nước khác trong OECD, trong khi tỉ lệ GDP lại thấp hơn (4,3% so với 4,9%). Ngoài ra, số tiền nhà nước đầu tư cho giáo dục cũng có xu hướng tăng trong 10 năm trở lại đây.

Một vài trường đại học nổi tiếng tại Đức: Đại học LMU Munich, Technical University of Munich…

4. Canada

Canada là quốc gia nằm phía bắc nước Mỹ. Học sinh tiểu học và trung học ở các trường công của đất nước này được miễn 100% học phí. Ngược lại, chi phí cho việc học trường tư hàng năm rơi vào khoảng 3.100 – 20.000 USD.

Canada có xu hướng mạnh tay đầu tư cho giáo dục. Trung bình mỗi học sinh phổ thông của quốc gia này được đầu tư 11.854 USD, ứng với 6% GDP. Một lý do giúp Canada nằm trong top 4 nền giáo dục phát triển nhất thế giới là chất lượng giảng viên. Đây là một ngành nghề khá cạnh tranh ở quốc gia này, với mức lương cao đi kèm với yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm.

Một vài trường đại học nổi tiếng ở Canada: Đại học Toronto, British Columbia, McGill.

Top 20 nền giáo dục hàng đầu thế giới năm 2022
Đại học Toronto – Trường đại học hàng đầu Canada

Đứng thứ 5 trong danh sách những nền giáo dục phát triển nhất thế giới là đất nước Pháp. Theo số liệu của EAG, gần như 100% trẻ em từ 6-14 tuổi ở Pháp đều đi học, tỉ lệ trẻ em 3-4 tuổi được giáo dục từ sớm cũng gần như tuyệt đối. Với hệ đại học, hai nhóm ngành có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp lớn nhất là kinh doanh, quản trị, luật và khoa học, toán học, thống kê.

Năm học ở Pháp bắt đầu vào tuần đầu tiên của tháng 7. Quốc gia này không yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục đến trường. Một điểm đặc biệt nữa là trường học ở Pháp đóng cửa vào ngày thứ tư hàng tuần. Cha mẹ thường phải gửi con đến trung tâm ngoại khóa với mức phí 5-20 EUR/ngày.

Một vài trường đại học nổi tiếng ở Pháp: PSL, Paris-Saclay, Sorbonne…

6. Thụy Sĩ

Nhìn chung, giáo dục ở Thụy Sĩ không quá đắt như ở Anh và Mỹ. Các trường công được các bang và khu tự quản hỗ trợ đến 90% chi phí. Một điều đặc biệt ở Thụy Sĩ là tỉ lệ giáo viên nam vượt trội so với nữ (56% so với 44%).

Người dân Thụy Sĩ không hoàn toàn theo đuổi mô hình giáo dục đầu đời cho trẻ 2-7 tuổi như ở Pháp. Ở hệ đại học, Thụy Sĩ có tổng cộng 12 trường, trong đó có 10 trường thuộc sự quản lý của bang. 2 viện công nghệ liên bang tập trung đào tạo về kỹ thuật, kiến trúc và cấp bằng cử nhân được đánh giá cao trên toàn thế giới.

Một vài trường đại học nổi tiếng ở Thụy Sĩ: Viện Công nghệ liên bang Zurich, Đại học Zurich, Đại học Bern…

7. Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia châu Á duy nhất trong danh sách này. Ở Nhật, bậc tiểu học kéo dài 6 năm, cấp 2 và cấp 3 (không bắt buộc) đều kéo dài 3 năm. Một năm có 3 kỳ học bắt đầu vào ngày khai giảng 7/4 và có 3 kỳ nghỉ xuân, hè, đông.

Các trường học tại Nhật không có nhân viên lao công. Khuôn viên trường sẽ được chăm sóc bởi chính học sinh sau thời gian ăn trưa. Sau giờ học, trường tổ chức nhiều loại câu lạc bộ từ thể thao (bóng rổ, bóng chuyền, judo…) đến văn hóa (hợp xướng, kịch…).

Một vài trường đại học nổi tiếng ở Nhật: Đại học Tokyo, Kyoto, Osaka…

Top 20 nền giáo dục hàng đầu thế giới năm 2022
Đại học Tokyo

8. Úc

Tính đến tháng 2/2021, Úc có tổng cộng 9.542 trường và hơn 4 triệu học sinh. Các gia đình có xu hướng cho con theo học trường tư, với tỉ lệ tăng 9,5% trong 5 năm qua. Trong trường học, có đến 81% cô giáo cấp 1 và 61% cô giáo cấp 2, chiếm ưu thế vượt trội so với thầy giáo (theo Australian Bureau of Statistics).

Úc cũng là một điểm đến lý tưởng cho du học sinh. Trước đại dịch, đất nước này có 738.107 du học sinh, tăng 60% so với năm 2015. Úc thu về 37,6 tỷ USD từ học sinh quốc tế, với 1/3 là Trung Quốc (theo Study in Australia). Các trường đại học Úc cũng đang dần mở cửa đón học sinh quốc tế trở lại.

Một vài trường đại học nổi tiếng ở Úc: Đại học Melbourne, Queensland, Monash…

9. Thụy Điển

Giáo dục phổ thông ở Thụy Điển được chia làm 3 bậc học. Bậc đầu tiên dành cho trẻ từ 1-5 tuổi chuẩn bị đi học. Bậc thứ hai là bậc học duy nhất bắt buộc, cho học sinh từ 6-14 tuổi. Kết thúc bậc học này là bài kiểm tra Toán và ngôn ngữ (Tiếng Anh & Tiếng Thụy Điển) để xét tuyển vào trung học phổ thông. Bậc học cuối này được chia thành 3 loại: công lập, định hướng đại học và định hướng học nghề.

Trong 10 năm qua, Thụy Điển đã có nhiều thay đổi được cho là đem lại kết quả tích cực. Trong bài đánh giá định kỳ của OECD, học sinh nước này đạt điểm trên mức trung bình ở cả ba môn toán học, đọc hiểu và khoa học. Đất nước này cũng đưa công nghệ vào chương trình giảng dạy. Trên 93% học sinh trong bậc học bắt buộc biết và sử dụng Internet cho việc học (theo https://sharingsweden.se).

Một vài trường đại học nổi tiếng ở Thụy Điển: Viện Karolinska, Đại học Lund, Stockholm…

10. Hà Lan

Đứng cuối cùng trong 10 nền giáo dục phát triển nhất thế giới năm 2021 là Hà Lan. Ở đất nước này, bên cạnh trường công lập thường thấy, có nhiều trường cấp 1, cấp 2 song ngữ cho học sinh có nhu cầu học Tiếng Anh từ sớm. Hà Lan cũng là quốc gia thành thạo nhất trong việc sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai.

Vì thế, đất nước này chào đón số lượng lớn du học sinh mỗi năm. Dưới sự hỗ trợ của chính phủ, học phí của các trường đại học chỉ từ 1.900 EUR (cho các nước EU) và 6.000 EUR (cho các nước ngoài EU). Các ngành học ở Hà Lan vô cùng đa dạng với tấm bằng đại học được công nhận trên toàn thế giới.

Một vài trường đại học nổi tiếng ở Hà Lan: Đại học Amsterdam, Wageningen, Utrecht…

Top 20 nền giáo dục hàng đầu thế giới năm 2022
Đại học Amsterdam có thiết kế đặc biệt hiện đại

Nguồn tham khảo số liệu: OECD, The World Bank