Kỹ năng cứng của nhà lãnh đạo là gì năm 2024

Kỹ năng lãnh đạo là một khía cạnh quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống và công việc. Từ việc điều hành một nhóm nhỏ đến đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong một tổ chức lớn, khả năng lãnh đạo giúp xác định và định hướng mục tiêu, tạo động lực và thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ. Trong bài viết này, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ giúp bạn khám phá khái niệm về kỹ năng lãnh đạo, tầm quan trọng của nó và những cuốn sách giúp bạn rèn luyện kỹ năng này.

1. Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Theo

Kỹ năng lãnh đạo là khả năng của người lãnh đạo vận dụng những kiến thức lý thuyết, phương thức hành động, kinh nghiệm đã có để thực hiện các hoạt động lãnh đạo phù hợp với điều kiện cụ thể và mang lại kết quả tốt.

Kỹ năng cứng của nhà lãnh đạo là gì năm 2024

Lãnh đạo là tạo sự ảnh hưởng đến người khác

✍ Xem thêm: Top 10 kỹ năng làm việc quan trọng cần có và các rèn luyện

2. 4 kỹ năng quản trị của một lãnh đạo

Kỹ năng quản trị là một trong ba thứ mà một nhà lãnh đạo cần có bên cạnh phẩm chất và chuyên môn.

Trong kỹ năng quản trị có 4 kỹ năng con bao gồm:

  • Kỹ năng tư duy chiến lược
  • Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức triển khai, xử lý vấn đề
  • Kỹ năng truyền cảm hứng và tạo động lực làm việc
  • Kỹ năng quản lý và đào tạo nhân sự. Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo

Trong nội dung tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu 4 kỹ năng này.

2.1 Kỹ năng tư duy chiến lược

Kỹ năng này gồm 3 kỹ năng thành phần gồm:

Kỹ năng cứng của nhà lãnh đạo là gì năm 2024

3 thành phần của kỹ năng hoạch định chiến lược

✍ Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Danh sách 13 kỹ năng mềm cần phải có

a. Thiết lập tầm nhìn:

Tầm nhìn là một bức tranh tương lai, được tạo ra từ quá trình tư duy vượt lên trước của người đứng đầu. Người có tầm nhìn sẽ nhận thức bao quát đại cục, sinh ra cái nhìn vĩ mô. Tầm nhìn chiến lược phải bao quát ở tầm quốc tế, hoặc quốc gia, hoặc tầm nhìn về một ngành, một tổ chức lớn, một địa phương cụ thể.

Tầm nhìn là khả năng nhìn thấy tương lai của tổ chức, trong đó xác định rõ: Chúng ta là ai? Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta muốn đến đâu? Khả năng hình dung ra bức tranh tương lai là bước đầu tiên để có thể thiết kế con đường đi đến tương lai đó. Tầm nhìn và thiết kế con đường đều là sản phẩm của khả năng tư duy chiến lược. Kỹ năng tư duy chiến lược giữ vị trí trung tâm của kỹ năng lãnh đạo.

Kỹ năng tư duy chiến lược nói chung và kỹ năng thiết lập tầm nhìn nói riêng hình thành nhờ các thói quen sau:

  • Thói quen nghĩ lớn “Lùi một bước, biển rộng trời cao” - câu nói này không chỉ có nghĩa là nhẫn nhịn, mà còn là một phương pháp để tập luyện tư duy chiến lược, sinh ra tầm nhìn. Đó chính là tập “lùi một bước” để có góc nhìn rộng hơn. Chẳng hạn như:
  • Thói quen “đi trước một bước” trong suy nghĩ - Trong khi người khác đang loay hoay thì người lãnh đạo dự đoán trước “đề bài”, tập nhìn thấy trước các rủi ro, rồi suy nghĩ xem nếu rủi ro đó xảy ra thật thì giải pháp là gì, từ đó nhìn thấy được giải pháp trước người khác.
  • Thói quen “dự đoán cơn sóng thị trường” - Từ những biểu hiện dự báo là nước biển đang rút xuống khá nhanh, người lãnh đạo dự đoán cơn sóng thần đang chuẩn bị ập đến, nghĩa là tập quan sát các dấu hiệu sớm để đón đầu thị trường.
  • Thói quen “tuy duy n lần” - Thông thường chúng ta hay có thói quen tư duy 1 lần để ra một dự đoán, đây là dự đoán “nông”. Nhưng nếu tập suy luận “n” lần để nhìn xa hơn gấp “n” lần người khác thì đây là người có tầm nhìn. Người đánh cờ hay không bao giờ chỉ suy luận 1 nước cờ sắp tới mà tính toán để nhìn ra 3 - 5 bước tiếp theo trong đầu rồi mới ra quân.

Ví dụ về tầm nhìn của tập đoàn Viettel:

“Trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu; tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số 1 Việt Nam về Viễn thông & Công nghiệp công nghệ cao; góp mặt trong Top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030.”

Kỹ năng cứng của nhà lãnh đạo là gì năm 2024

Tầm nhìn của tập đoàn Viettel góp mặt trong top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới

b. Cụ thể hóa tầm nhìn thành “sứ mệnh” - “bộ mục tiêu chiến lược” & “phương châm chiến lược”

  • Sứ mệnh là một tuyên bố về lý do vì sao tổ chức ấy tồn tại và phát triển. Nó thông báo cho mọi người biết mục đích tối cao của tổ chức là gì.

Tầm nhìn là bức tranh tương lai, sứ mệnh là nhiệm vụ chính sẽ làm để bức tranh tương lai đó thành sự thật. Nói cách khác, sứ mệnh là mô tả hoạt động chính mà doanh nghiệp cần thực hiện để đạt được tầm nhìn.

Tầm nhìn tập trung vào tương lai, sứ mệnh thường tập trung vào cái cần làm hiện tại.

Ví dụ về tầm nhìn và sứ mệnh của một doanh nghiệp dược phẩm Baniphar:

Tầm nhìn: Trở thành doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu Việt Nam. Theo wikipedia:Mang đến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng bằng tất cả tình yêu đối với sự sống của con người.
  • Mục tiêu chiến lược là những cột mốc mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định, nhằm đảm bảo sự thực hiện thành công tầm nhìn và sứ mạng của doanh nghiệp.
    Mục tiêu chiến lược có những đặc điểm sau:
Mục tiêu chiến lược phải gắn liền với sứ mệnh của tổ chức, mang tính sống còn. Mục tiêu chiến lược khác với mục tiêu của người quản lý bậc trung Mục tiêu chiến lược phải được toàn thể các lãnh đạo cấp trung, các thành viên của tổ chức thấu hiểu, đồng tình, thấm nhuần, nghi nhờ và cảm thấy đầy cảm hứng. Mục tiêu của tổ chức phải “link” (liên kết) được với các mục tiêu cá nhân của nhân viên (thường nhân viên đi làm với các mục tiêu vật chất, an toàn, danh dự, mối quan hệ, phát triển bản thân, hay đạo đức).
  • Phương châm chiến lược là một cách thức hành động mang tính chỉ đạo xuyên suốt nhất quán trong quá trình vận hành. Phương châm thường thể hiện qua các giá trị cốt lõi (core values) của tổ chức. Ngoài ra, phương châm còn thể hiện qua câu khẩu hiệu (slogan) gắn liền với tổ chức đó.
    Phương châm lãnh đạo có những đặc điểm sau:
Phương châm hay giá trị cốt lõi là những tiêu chuẩn quan trọng nhất, chỉ đạo mọi hành động trong tổ chức và bất biến theo thời gian. Phương châm hay giá trị cốt lõi là hệ thống niềm tin, chi phối cách cư xử giữa con người với con người trong tổ chức. Phương châm hay giá trị cốt lõi chính là phẩm chất của một tổ chức. Nhiệm vụ và kế hoạch cụ thể của doanh nghiệp có thể thay đổi nhưng những giá trị cốt lõi thường vẫn được giữ lại.

Kỹ năng cứng của nhà lãnh đạo là gì năm 2024

Cụ thể hóa tầm nhìn thành “sứ mệnh” - “bộ mục tiêu chiến lược” & “phương châm chiến lược”

c. Phác thảo lộ trình chiến lược

Lộ trình chiến lược thực chất là những bước đi lớn. Những bước đi này được tính toán một cách khôn ngoan, sao cho hiệu quả nhất - hoàn thành mục tiêu nhanh nhất – an toàn nhất – tiết kiệm nhất có thể.

Lộ trình chiến lược phải chỉ ra các phương cách thực hiện quan trọng nhất, các mốc hoàn thành những công việc lớn. Ngoài ra, nó cũng cần xác định những bước đi nào cần ưu tiên, bước đi nào dẫn đến đột phá, bước đi nào mang tính quyết định.

Đồng thời với việc xác lập lộ trình là việc xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện lộ trình chiến lược đó, như: nguồn lực về con người, nguồi lực tài chính, nguồn lực công nghệ; nguồn lực tại chỗ và nguồi lực bên ngoài; nguồn lực ngắn hạn và nguồn lực dài hạn, quốc gia và quốc tế, công và tư…

Để có kỹ năng phác thảo lộ trình chiến lược, bạn cần tập 3 thói quen sau:

  • Thói quen “luôn lập kế hoạch” cho bản thân, lập kế hoạch cho các mục tiêu lớn.
  • Thói quen “luôn tìm cách làm thông minh” trước khi làm để tìm ra phương pháp khôn ngoan nhất để tiết kiệm sức lực khi học, khi làm việc. Hãy bỏ thói quen làm theo bản năng, làm mù quáng, làm nông cạn.
  • Thói quen “đọc sách về tư duy chiến lược” để phát triển trí óc, mở rộng tầm tư duy cho trí não. Đây là cách để “đứng trên vai những người khổng lồ” thông qua việc học hỏi lối tư duy chiến lược của họ.

Kỹ năng cứng của nhà lãnh đạo là gì năm 2024

Lộ trình chiến lược thực chất là những bước đi lớn

2.2 Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức triển khai, xử lý vấn đề

Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức triển khai và xử lý vấn đề là những kỹ năng quan trọng trong nhiều lĩnh vực và vai trò trong cuộc sống cá nhân cũng như công việc.

Dưới đây là một số hướng dẫn để giúp phát triển những kỹ năng này:

  • Kỹ năng lập kế hoạch:
    • Xác định mục tiêu: Đầu tiên, hãy xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn đạt được. Điều này giúp bạn tập trung vào những gì quan trọng nhất.
    • Phân công ưu tiên: Xác định các nhiệm vụ cần thực hiện và ưu tiên chúng theo mức độ quan trọng. Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên giúp bạn tổ chức thời gian và tài nguyên hiệu quả hơn.
    • Xác định bước tiếp theo: Định rõ các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Thiết lập lịch trình thực hiện cho các bước này và giới hạn thời gian đạt được chúng.
  • Kỹ năng tổ chức triển khai:
    • Phân chia công việc: Chia nhỏ công việc thành các phần nhỏ hơn và phân công cho các thành viên trong nhóm. Điều này giúp giảm bớt áp lực và tăng khả năng hoàn thành công việc.
    • Xây dựng lịch trình: Lập lịch công việc và đặt ra thời hạn cho mỗi phần của dự án. Đồng thời, cân nhắc các rủi ro và nguồn lực để xây dựng lịch trình khả thi.
    • Thiết lập cơ chế theo dõi: Đặt ra các cơ chế để theo dõi tiến độ và đảm bảo rằng dự án diễn ra đúng kế hoạch. Điều này bao gồm việc tổ chức các cuộc họp tiến độ, sử dụng công cụ quản lý dự án và theo dõi tiến trình công việc.
  • Kỹ năng xử lý vấn đề:
    • Phân tích vấn đề: Đầu tiên, hãy hiểu rõ vấn đề và các yếu tố liên quan. Phân tích nguyên nhân gốc rễ và tác động của vấn đề để có cái nhìn tổng quan.
    • Tìm giải pháp: Dựa trên phân tích của bạn, tạo ra các giải pháp khả thi. Suy nghĩ sáng tạo và xem xét các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề.
    • Thực hiện giải pháp: Chọn một giải pháp tốt nhất và triển khai nó. Đảm bảo rằng bạn có các bước cụ thể để thực hiện giải pháp và lập lịch thực hiện.
    • Đánh giá kết quả: Kiểm tra kết quả của giải pháp và đánh giá hiệu quả của nó. Nếu cần, điều chỉnh và thay đổi giải pháp để đạt được kết quả tốt hơn

Kỹ năng cứng của nhà lãnh đạo là gì năm 2024

Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức triển khai và xử lý vấn đề là những kỹ năng quan trọng

2.3 Kỹ năng truyền cảm hứng và tạo động lực làm việc

Các nhân viên được truyền cảm hứng thường là những người có năng suất cao và họ có thể tiếp tục truyền cảm hứng đến những người xung quanh để tập thể cùng cố gắng phấn đấu.

Nhân viên có động lực có thể dẫn đến tăng hiệu quả và giúp tổ chức đạt được mức sản lượng cao hơn. Có thể nói rằng động lực là yếu tố rất quan trọng đối với một nhân viên nói riêng và cả một tổ chức nói chung.Các nghiên cứu chuyên sâu cũng đã chỉ ra rằng động lực sẽ giúp nhân viên đạt được mục tiêu cá nhân của mình, tạo tiền đề để nhân viên đó có thể học hỏi và phát triển hết tiềm lực của bản thân.

Một nhân viên có động lực sẽ luôn tìm cách để hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc. Nếu một doanh nghiệp sở hữu lực lượng nhân viên luôn tràn đầy động lực, chính sự cống hiến và đóng góp của họ sẽ khiến doanh nghiệp đạt được nhiều thành công và ngày càng phát triển.

a. 5 cấp độ truyền cảm hứng và tạo động lực của một người lãnh đạo:

Nói về các mức độ truyền cảm hứng, chúng ta tham khảo mô hình “5 cấp độ lãnh đạo” của John Maxwell.

  • Cấp 1: POSITION (Lãnh đạo bằng chức vụ, quyền hành): Nhân viên theo bạn vì họ “phải theo”, vì bạn đang là “cấp trên” của họ, vì bạn đang có “quyền hành” trong tay.
  • Cấp 2: PERMISSION (Lãnh đạo bằng mối quan hệ, tình cảm): Nhân viên theo bạn vì họ thích bạn hơn là do uy tín của bạn. Cấp độ này bắt đầu có thể tạo cảm hứng cho nhân viên làm việc.
  • Cấp 3: PRODUCTION (Lãnh đạo bằng năng suất, hiệu quả): Nhân viên đi theo bạn vì họ thích những gì bạn đã làm cho tổ chức, vì bạn làm việc hiệu quả. Khi đó, hầu hết mọi người cảm nhận được sự thành công của bạn và tổ chức.
  • Cấp 4: PEOPLE DEVELOPMENT (Lãnh đạo bằng phát triển năng lực đội ngũ): Nhân viên đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ, đã giúp họ phát triển, có thêm năng lực, có thêm cơ hội, có thêm thu nhập.
  • Cấp 5: PERSONHOOD (Lãnh đạo bằng tấm gương hình mẫu): Nhân viên đi theo bạn vì bạn là đại diện cho một điều gì đó tốt đẹp. Khiến họ kính phục “năng lực”, “phẩm chất” và “con người” thật sự của bạn. Họ có “lòng tin” ở bạn.

Kỹ năng cứng của nhà lãnh đạo là gì năm 2024

Mô hình “05 cấp độ lãnh đạo” của John Maxwell

Ngày nay, người ta còn thêm vào cấp độ thứ 6 trong các cấp độ lãnh đạo:

  • Cấp 6: PRESERVATION & PROGRESS (Lãnh đạo bằng gìn giữ hệ thống cốt lõi và cải tiến không ngừng): Các giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, định hướng chiến lược được thấm nhuần từ cấp quản lý đến nhân viên. Công ty có đội ngũ kế thừa, từ quản lý cấp cao đến quản lý cấp trung. Tại đây, Bạn là “lãnh tụ tinh thần” của mọi người.

b. Lãnh đạo truyền cảm hứng bằng kỹ năng giao tiếp & các phẩm chất nhân cách

FranklinCovey (tổ chức phát triển lãnh đạo uy tín bậc nhất thế giới) đã tiến hành một cuộc khảo sát về những yếu tố ở người lãnh đạo có thể truyền cảm hứng cho nhân viên, họ đã tìm ra những yếu tố trọng tâm như sau:

  • Bốn phẩm chất cá nhân giúp truyền cảm hứng:
    • Tinh thần lạc quan, khả năng hóa giải căng thẳng, yêu thương bản thân và yêu thương con người.
    • Sức sống mạnh mẽ, sự cởi mở, sự hào sảng trong giao tiếp giúp truyền sinh khí cho đội ngũ.
    • Có tầm nhìn tương lai, đủ đam mê, tinh thần trách nhiệm cao giúp truyền lửa cho đội ngũ.
    • Có kỹ năng mindfulness (chánh niệm), giúp nhập tâm vào việc đang làm, giúp điềm tĩnh trước áp lực, giúp lắng nghe sâu sắc.
  • Bốn việc làm giúp truyền cảm hứng:
    • Tinh thần lạc quan, khả năng hóa giải căng thẳng, yêu thương bản thân và yêu thương con người.
    • Sức sống mạnh mẽ, sự cởi mở, sự hào sảng trong giao tiếp giúp truyền sinh khí cho đội ngũ.
    • Có tầm nhìn tương lai, đủ đam mê, tinh thần trách nhiệm cao giúp truyền lửa cho đội ngũ.
    • Có kỹ năng mindfulness (chánh niệm), giúp nhập tâm vào việc đang làm, giúp điềm tĩnh trước áp lực, giúp lắng nghe sâu sắc.

Kỹ năng cứng của nhà lãnh đạo là gì năm 2024

Steve Jobs - Một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng

✍ Xem thêm: Các kỹ năng giao tiếp cơ bản mà bạn cần biết

c. Tạo động lực và cảm hứng làm việc bằng hệ thống tính điểm KPI

Key performance indicator, viết tắt là KPI, là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một nhân viên hoặc một bộ phận trong một công ty hoặc của cả công ty.

Mỗi vị trí làm việc trong công ty sẽ có những chỉ số KPI riêng. KPI ở các vị trí quản lý sẽ tập trung vào các mục tiêu chiến lược chung như: Tăng 120% tổng doanh thu trong tháng 10; Hoàn thành 35 dự án cấp tỉnh trong quý IV...

Ngược lại, KPI ở các vị trí nhân viên thường gắn với hiệu suất những công việc đơn lẻ.

Ví dụ: Tìm kiếm được 150 khách hàng tiềm năng mỗi tháng; Tuyển dụng được 2 nhân viên mới mỗi tuần...

2.4 Kỹ năng quản lý và đào tạo nhân sự

a. Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự hay còn được gọi là Human Resource Management. Đây là vị trí quản lý nguồn nhân lực, đội ngũ nhân sự, quản lý con người tại các công ty, doanh nghiệp nhằm giúp các hoạt động trong tổ chức được vận hành thuận lợi và mang đến kết quả tốt.

Nhờ có quản lý, nguồn nhân sự trong tổ chức luôn được đảm bảo về chất lượng và số lượng. Thông qua việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên theo kế hoạch bài bản, quản lý nhân sự giúp xây dựng nguồn nhân lực hùng hậu và chất lượng cho doanh nghiệp. Từ đó giúp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được vận hành trơn tru, tăng năng suất nhân viên, cuối cùng mang đến doanh thu và sức mạnh cho doanh nghiệp.

b. Các năng lực cụ thể khi quản lý nhân sự

Một lãnh đạo muốn quản lý nhân sự hiệu quả cần các nền tảng cơ bản sau đây

  • Biết nhìn người, biết tuyển dụng và lựa chọn ứng viên phù hợp, tối ưu hóa chi phí tuyển dụng
  • Biết quản lý hiệu suất làm việc của nhân sự thông qua KPI, phần mềm, hệ thống quản lý thông tin
  • Biết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
  • Biết lập kế hoạch dự phòng nhân sự cho trường hợp khẩn cấp và kế hoạch đào tạo các thế hệ lãnh đạo kế tiếp
  • Biết xây dựng chính sách quyền lợi của nhân viên để tạo động lực làm việc và xây dựng lòng trung thành
  • Biết phân tích và đánh giá dữ liệu nhân sự để ra các quyết định về con người

Kỹ năng cứng của nhà lãnh đạo là gì năm 2024

Quản lý nhân sự hay còn được gọi là Human Resource Management

3. Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là một yếu tố quan trọng trong nhiều lĩnh vực và vai trò trong cuộc sống cá nhân cũng như công việc. Dưới đây là tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo:

  • Định hướng và tạo động lực: Lãnh đạo giúp định hướng cho nhóm, tổ chức hoặc cộng đồng, xác định mục tiêu và tạo động lực để đạt được những mục tiêu đó. Lãnh đạo giúp người khác nhìn thấy tầm nhìn và ý nghĩa của công việc, khích lệ và truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm.
  • Tạo môi trường làm việc lành mạnh: Lãnh đạo không chỉ đơn thuần là điều phối và quản lý công việc mà còn là người tạo ra môi trường làm việc hài hòa và động viên nhân viên. Lãnh đạo giúp xây dựng một môi trường làm việc tích cực, tạo sự tin tưởng và hỗ trợ giữa các thành viên trong nhóm.
  • Quản lý và phân công công việc: Lãnh đạo có khả năng quản lý thời gian, nguồn lực và phân công công việc một cách hiệu quả. Lãnh đạo cân nhắc và sử dụng tài năng của từng cá nhân trong nhóm để tối đa hóa hiệu suất và đạt được kết quả tốt nhất.
  • Xử lý và giải quyết xung đột: Lãnh đạo giúp xử lý xung đột và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Lãnh đạo có khả năng lắng nghe và thấu hiểu các quan điểm khác nhau, tạo điều kiện để các bên tham gia đưa ra ý kiến và giải pháp, và tìm kiếm sự đồng thuận trong việc giải quyết xung đột.

Kỹ năng cứng của nhà lãnh đạo là gì năm 2024

Kỹ năng lãnh đạo có vai trò quan trọng trong cuộc sống

4. 6 cuốn sách giúp rèn luyện kỹ năng lãnh đạo

Dưới đây là tổng hợp 6 cuốn sách hay về kỹ năng lãnh đạo:

  • "Lãnh đạo không có giới hạn" (Leadership Without Limits) của John C. Maxwell: Cuốn sách này giúp bạn khám phá và phát triển tiềm năng lãnh đạo của mình thông qua việc xác định và vượt qua các giới hạn cá nhân.
  • "7 Thói quen của người lãnh đạo hiệu quả" (The 7 Habits of Highly Effective People) của Stephen R. Covey: Cuốn sách này tập trung vào việc xây dựng các thói quen hiệu quả để đạt được thành công cá nhân và lãnh đạo.
  • "Lãnh đạo bằng cả trái tim" (Leadership from the Heart) của Mark C. Crowley: Cuốn sách này tập trung vào lãnh đạo động viên và nhân văn, giúp bạn hiểu và áp dụng nguyên tắc lãnh đạo dựa trên sự tôn trọng và tâm hồn.
  • "Đắc nhân tâm" (How to Win Friends and Influence People) của Dale Carnegie: Mặc dù không phải là cuốn sách chuyên về lãnh đạo, nhưng nó cung cấp các nguyên tắc cơ bản về giao tiếp và tương tác xã hội, giúp bạn tạo dựng mối quan hệ và ảnh hưởng tích cực.
  • "Phát triển kỹ năng lãnh đạo" (Developing the leader within you) - Jonh C.Maxwel: Cuốn sách tập trung vào việc phát triển kỹ năng lãnh đạo và khám phá vai trò của người lãnh đạo trong môi trường công việc và cuộc sống cá nhân. John C. Maxwell giải thích rằng ai cũng có khả năng trở thành người lãnh đạo, và kỹ năng này có thể được rèn luyện và phát triển.
  • "Những nguyên tắc của lãnh đạo" (The Leadership Challenge) của James M. Kouzes và Barry Z. Posner: Cuốn sách này giúp bạn hiểu và áp dụng các nguyên tắc cốt lõi của lãnh đạo để trở thành một người lãnh đạo hiệu quả.

Kết luận lại, Kỹ năng lãnh đạo là khả năng của người lãnh đạo vận dụng những kiến thức lý thuyết, phương thức hành động, kinh nghiệm đã có để thực hiện các hoạt động lãnh đạo phù hợp với điều kiện cụ thể và mang lại kết quả tốt. Trong kỹ năng lãnh đạo có 4 kỹ năng con mà bạn cần nắm rõ và rèn luyện. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Khái niệm kỹ năng lãnh đạo là gì?

Kỹ năng lãnh đạo là khả năng quản lý, điều hành, hướng dẫn một nhóm người hoặc một tổ chức đạt được các mục tiêu công việc cụ thể.

Ai là người có kỹ năng lãnh đạo?

Người có kỹ năng lãnh đạo là người có tầm nhìn, kỹ năng quản lý công việc, quản lý nhân sự hiệu quả để mang đến thành công chung. Qua định nghĩa, ta có thể nhận thấy vai trò to lớn của kỹ năng lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Đội với nhà lãnh đạo thi đấu là kỹ năng quan trọng nhất?

Kỹ năng truyền thông Nói, thuyết phục và trình bày hiện nay được coi là kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất của một nhà lãnh đạo. Có ý tưởng nhưng không thuyết phục được người khác tin và làm theo thì chắc chắn sẽ thất bại.

Người lãnh đạo cần có những tri thức gì?

Phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Để trở thành người lãnh đạo, bạn cần phải trải qua một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đi trước. ... .

Tầm nhìn xa. ... .

Sự tự tin. ... .

Tính kiên định. ... .

Biết chấp nhận mạo hiểm. ... .

Sự kiên trì ... .

Sự quả quyết. ... .

Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân..