Top những người phụ nữ giàu nhất việt nam năm 2024

Năm 2022 kết thúc với nhiều thăng trầm, với những sự mất mát lớn của các tỷ phú. Thế nhưng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet, người có ảnh hưởng tới Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) và Tập đoàn Sovico vẫn duy trì vị trí số 1 trong Top 10 phụ nữ giàu nhất Việt Nam, đồng thời đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách Những người giàu nhất Việt Nam.

Chốt năm đầy biến động 2022, bà Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn sở hữu khối tài sản khổng lồ, lên đến 23.369 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). Đó là tính theo giá trị cổ phiếu HDB và VJC giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Còn theo thống kê của Forbes, bà Thảo giàu hơn rất nhiều.

Top những người phụ nữ giàu nhất việt nam năm 2024

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet là Phụ nữ giàu nhất Việt Nam 2022 với khối tài sản gần 1 tỷ USD. Ảnh minh họa

Cụ thể, theo Forbes, tại ngày 31/12/2022, bà Thảo là người giàu thứ hai Việt Nam với khối tài sản lên đến 2,3 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ 1.280 trên toàn cầu. Bà Thảo là Á quân trong danh sách này suốt nhiều năm liền. Dù hiện tại, Forbes công nhận 6 tỷ phú đô la của bà Thảo nhưng hiện tại, chưa đại gia nào có thể soán ngôi được bà Thảo.

Năm 2023 là năm bà Thảo hứa hẹn sẽ “tăng tốc” tài sản khi mà ngành hàng không đã thấy “ánh sáng cuối đường hầm”. Mới đây nhất, Trung Quốc công bố kể từ đầu tháng tháng 1/2023, thị trường tỷ dân sẽ mở cửa. Đây là một trong những cú hích lớn với hàng không.

Có thể thấy, bà Thảo hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ hàng không đến ngân hàng, địa ốc. Trong khi đó, nhiều nữ tỷ phú khác chỉ hoạt động trong một lĩnh vực, hoặc ngân hàng, hoặc địa ốc. Số ít khác có cổ phần trong công ty sản xuất.

Đứng ở vị trí thứ hai và thứ tư trong danh sách Những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam là hai nữ tướng Vingroup với 9.074 tỷ đồng và 6.060 tỷ đồng.

Bà Vũ Thị Hiền, vợ ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đứng ở vị trí thứ ba 7.784 tỷ đồng. Đồng thời, bà Hiền nằm trong Top 10 Người giàu nhất Việt Nam với vị trí thứ 9. Bà Hiền thường xuyên có tên trong danh sách này suốt nhiều năm qua.

Madame Nga lọt vào Top 20 người giàu nhất Việt Nam

Nửa cuối của Top 10 Phụ nữ giàu nhất Việt Nam có tới 5 cái tên thuộc ngành ngân hàng. Chỉ duy nhất bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn thuộc ngành sản xuất. Bà Khanh đứng ở vị trí thứ 8 với 5.461 tỷ đồng.

Các vị trí 5,6,9 và 10 thuộc về bà Hoàng Anh Minh, vợ ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (5.848 tỷ đồng); bà Vũ Thị Quyên, mẹ ông Ngô Chí Dũng (5.833 tỷ đồng); bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, vợ ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (5.201 tỷ đồng) và Kim Ngọc Cẩm Ly, vợ ông Bùi Hải Quân, Phó Chủ tịch VPBank (5.130 tỷ đồng).

Đáng chú ý nhất là vị trí 7 của bà Nguyễn Thị Nga (Madame Nga), Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeaBank (SSB). Với 5.614 tỷ đồng, bà Nga là người phụ nữ giàu thứ 7 và người giàu thứ 16 Việt Nam.

Điều nổi bật ở vị trí thứ 7 của bà Nga chính là sự bứt tốc vào những thời khắc cuối năm của cổ phiếu SSB. Đóng cửa phiên cuối năm 2022, SSB dừng ở mức 32.900 đồng/CP, đạt mức cao nhất kể từ ngày 7/2/2022.

SeaBank hứa hẹn một năm thành công khi 9 tháng đầu năm đã ghi nhận lợi nhuận cải thiện mạnh. Lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 của SeaBank đạt 965 tỷ đồng, tăng 188 tỷ đồng, tương đương 24,2% so với quý 3/2021; lũy kế 9 tháng đầu năm tăng 1.201 tỷ đồng, tương đương 59,6% lên 3.216 tỷ đồng.

Tại ngày 31/9/2022, tổng tài sản của SeaBank đạt 229.146 tỷ đồng, tăng 17.482 tỷ đồng, tương đương 8,3% so với hồi đầu năm.

Năm Quý Mão 2023 khép lại sự “bất động” của Top 5 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Bất động có nghĩa tài sản của các tỷ phú này ít thay đổi, vị trí của họ cũng được giữ nguyên.

Theo đó, danh hiệu Người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam vẫn thuộc về bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO hãng hàng không giá rẻ Vietjet.

Sau 1 năm giao dịch, cổ phiếu VJC của Vietjet không có nhiều biến động nên tổng tài sản trên thị trường chứng khoán của bà Phương Thảo cũng đi ngang ở mức 23.497 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD).

Bà Thảo cũng là người phụ nữ duy nhất được Forbes tôn vinh là tỷ phú đô la của Việt Nam. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Forbes, bà Thảo “giàu” hơn rất nhiều so với những gì thể hiện trên Hose.

Theo Forbes, tại ngày 7/2/2024, tổng tài sản của CEO Vietjet lên đến 2,4 tỷ USD (khoảng 58.800 tỷ đồng), tăng 200 triệu USD so với hồi đầu năm 2023.

Top những người phụ nữ giàu nhất việt nam năm 2024

Trong Top 5 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, chỉ có một người duy nhất được Forbes tôn vinh là tỷ phú đô la. Đó là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet. Ảnh minh họa

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bà Thảo là người giàu thứ tư, sau ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (gần 89.000 tỷ đồng), ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (hơn 42.000 tỷ đồng) và ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunshine (hơn 23.700 tỷ đồng).

Tuy nhiên, theo tính toán của Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người giàu thứ hai Việt Nam, chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng (4,5 tỷ USD) và đứng trên ông Trần Đình Long (2,3 tỷ USD).

Theo mô tả của Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là: “Nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam, đưa hãng hàng không giá rẻ VietJet Air lên sàn vào tháng 2/2017. Bà thành lập hãng hàng không này vào năm 2011 và ngay từ đầu đã gây được tiếng vang lớn với quảng cáo có tiếp viên hàng không mặc bikini. Bà còn đầu tư vào HDBank và bất động sản, trong đó có 3 khu nghỉ dưỡng ven biển”.

Đa số là tỷ phú "ở ẩn"

Một nữ tỷ phú nổi danh khác lọt vào Top 5 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam (ở vị trí số 3) là bà Phạm Thu Hương. Bà Phạm Thu Hương được biết đến là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup và vợ ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam.

Tại Vingroup, bà Hương vừa sở hữu lượng cổ phiếu VIC trị giá gần 7.300 tỷ đồng, vừa nắm giữ chức vụ quản lý cấp cao.

Ngoài bà Nguyễn Thị Phương Thảo và bà Phạm Thu Hương, Top 5 người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam còn có bà Vũ Thị Hiền, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy và bà Nguyễn Thị Thanh Tâm.

Tuy nhiên, khác với hai nữ tướng kể trên, 3 tỷ phú còn lại đều "ở ẩn" và không trực tiếp tham gia điều hành công ty.

Là người phụ nữ giàu thứ hai thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt nhiều năm qua nhưng bà Vũ Thị Hiền chưa từng xuất hiện trước công chúng. Tất cả những thông tin về bà được tiết lộ chỉ bao gồm: bà là vợ ông Trần Đình Long và bà sở hữu lượng lớn cổ phiếu HPG.

Tùy vào từng thời điểm khác nhau mà giá trị cổ phiếu HPG thuộc sở hữu của bà Vũ Thị Hiền có biến động. Đóng cửa phiên chứng khoán 7/2/2024, cổ phiếu HPG tăng nhẹ giúp tài sản trên thị trường chứng khoán của bà Hiền đạt 12.008 tỷ đồng.

Cùng ẩn danh như bà Vũ Thị Hiền là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy và bà Nguyễn Thị Thanh Tâm.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy là vợ ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Bà Thủy sở hữu lượng cổ phiếu TCB và MSN trị giá khoảng 7.000 tỷ đồng và đứng ở vị trí thứ 4 trong Top 5 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Đứng ở vị trí thứ 5 là bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, mẹ ông Hồ Hùng Anh. Bà Thanh Tâm sở hữu lượng cổ phiếu TCB tương đương khoảng 6.500 tỷ đồng.

Mẹ chồng – nàng dâu nhà ông Hồ Hùng Anh chỉ là cổ đông lớn của Techcombank nhưng không tham gia đình ngân hàng như bà Nguyễn Thị Phương Thảo hay bà Phạm Thu Hương.

Ngoài ra, trong 50 người phụ nữ giàu nhất Việt Nam, còn rất nhiều tỷ phú "ở ẩn" như bà Hồ Thủy Anh, con gái ông Hồ Hùng Anh (sở hữu lượng cổ phiếu TCB trị giá khoảng 6.500 tỷ đồng), bà Hoàng Anh Minh, vợ ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank (sở hữu lượng cổ phiếu VPB trị giá 6.400 tỷ đồng), bà Vũ Thị Quyên, mẹ ông Ngô Chí Dũng (sở hữu lượng cổ phiếu VPB trị giá 6.400 tỷ đồng),…