Trách nhiệm của sinh viên trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

Trách nhiệm của sinh viên trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

Khái quát về vai trò và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong quản lý, bảo vệ biên giới

Cá nhân ở đây được hiểu là quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới. Hơn ai hết, đồng bào các dân tộc đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới; lực lượng giúp đỡ BĐBP trong nắm tình hình đường biên, mốc quốc giới, hình hình hoạt động của các loại đối tượng trên biên giới.

Đồng bào các dân tộc là những người thường xuyên canh tác, sản xuất trên biên giới, do vậy, mọi diễn biến tình hình vi phạm chủ quyền lãnh thổ, hoạt động của các loại đối tượng đều không qua khỏi tai mắt của quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào” thể hiện vai trò to lớn của quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng, phát huy những giá trị cao đẹp tư tưởng của Bác, Đảng ta xác định, đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng.

Bởi vậy, muốn quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, trước hết phải dựa vào nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân”, cùng ăn, cùng ở với dân. Để phát huy vai trò quần chúng nhân dân bảo vệ chủ quyền biên giới, cần làm tốt công tác nghiên cứu, nắm tình hình, nắm rõ tâm tư và nguyện vọng của quần chúng, từ đó đề ra nội dung, yêu cầu phù hợp phát động các phong trào để huy động đông đảo quần chúng tham gia. Cần phải quán triệt rõ thẩm quyền, trách nhiệm và phân công, phân cấp thực hiện nội dung, công việc cụ thể để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.

Tổ chức được xác định là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức quần chúng... các đơn vị quản lý nhà nước ở cơ sở. Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức ở cơ sở rất quan trọng, là đơn vị trực tiếp triển khai các nhiệm vụ của địa phương ở cơ sở trong đó có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới.

Để phát huy được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức cần có nhân tố con người để lãnh đạo, chỉ đạo. Do vậy, việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở là công tác quan trọng. Có hạt nhân lãnh đạo, tổ chức hoạt động mạnh thì các phong trào sẽ huy động đông đảo quần chúng tham gia như “phong trào quần chúng bảo vệ an ninh thôn bản”, “phong trào tự quản đường biên, mốc quốc giới”... góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới.

Hiện nay, tình hình thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển chi phối hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Các quốc gia chuyển từ biên giới ngăn cách sang biên giới hợp tác; giải quyết bất đồng, mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, theo pháp luật quốc tế là xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ. Các nước lớn tiếp tục điều chỉnh chiến lược, cạnh tranh quyết liệt; tận dụng ưu thế kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ; sử dụng “sức mạnh mềm”, “biên giới mềm”, không gian vũ trụ, không gian mạng để đẩy mạnh sự can dự, gây sức ép về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, xâm phạm biên giới địa lý của các quốc gia khác, thậm chí mưu toan “vẽ lại” đường biên giới. Chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, làn sóng di dân có tình huống khủng hoảng ở các nước láng giềng... tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, lãnh thổ và công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của ta.

Trong nước, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động chống phá trên các lĩnh vực; địa bàn biên giới còn nhiều khó khăn; vấn đề an ninh phi truyền thống, tình trạng di cư tự do, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm về ma túy, mua bán người, tội phạm xuyên quốc gia - xuyên biên giới, xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu, gian lận thương mại sẽ gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó kiểm soát; việc đàm phán phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Tây Nam và quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên Biển Đông còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh và công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Những thuận lợi và khó khăn thách thức sẽ tác động trực tiếp đến tư tưởng, hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, nhất là đồng bào các dân tộc trên biên giới, vùng sâu, vùng xa. Để xác định vai trò, trách nhiệm của tố chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới cần phải tiến hành tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, khả năng cống hiến sức lực để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Cơ sở lý luận về vai trò và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, Đảng ta xác định sự nghiệp biên phòng, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Mọi công dân Việt Nam phải làm đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia do pháp luật quy định. Đó là quan điểm cơ bản đồng thời là nguyên tắc chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.

Quan điểm cơ bản trên của Đảng và Nhà nước ta thể hiện sâu sắc tính nhân dân của sự nghiệp biên phòng, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thố, biên giới quốc gia.

Cơ sở pháp lý về vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân... Công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định”. Điều 1, Luật Nghĩa vụ quân sự chỉ rõ “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Điều 10 Luật Biên giới quốc gia cũng xác định “Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Đảng và Nhà nước ta luôn có chủ trương, chính sách quan tâm về lĩnh vực biên phòng và được thể chế hóa thành pháp luật. Điều 12 Luật Biên giới quốc gia ghi rõ “Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở khu vực biên giới; xây dựng công trình biên giới và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống”. Để xác định trách nhiệm của địa phương trong xây dựng và bảo vệ biên giới, Điều 31 Luật Biên giới quốc gia nhấn mạnh “Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân”.

Thực tiễn cho thấy công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đã đạt được những thành tựu to lớn. Biên giới được giữ vững, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới được đảm bảo, tạo môi trường và không gian hợp tác, phát triển với các nước láng giềng và bạn bè quốc tế. Những thành tựu đã đạt được có vai trò to lớn của Bộ đội Biên phòng với tư cách là lực lượng chuyên trách công tác biên phòng. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới đã khác, biên giới trên đât liền đã khác trước, biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã hoàn thành phân giới cắm mốc; biên giới Việt Nam - Lào hoàn thành dự án tôn tạo, tăng dày hệ thống mốc quốc giới.

Thực trạng thực hiện vai trò và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia

Điện Biên là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới quốc gia tiếp giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài 455,573 km, gồm 161 vị trí/177 cột mốc quốc giới (trong đó, đoạn biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 40,861 km, biên giới Việt Nam - Lào dài 414,712 km). Khu vực biên giới của tỉnh thuộc 4 huyện (Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà và Điện Biên), có 29 xã biên giới, 351 thôn, bản (107 bản giáp biên) với dân số 25.119 hộ/122.491 khẩu thuộc 16 dân tộc: Kinh, Mông, Dao, Thái, Khơ Mú, Si La, Hà Nhì, Kháng, Sán Chỉ, Hoa, Tày, Nùng, Mường, Cống, Lào và Phù lá.

Tỉnh Điện Biên nói chung và khu vực biên giới của tỉnh nói riêng, những năm qua, tình hình chính trị luôn ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố, chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới được giữ vững, quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng được duy trì thường xuyên. Đời sống, dân trí được nâng cao, văn hóa tinh thần được cải thiện; quần chúng nhân dân yên tâm, phấn khởi làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia cùng với Bộ đội Biên phòng quản lý, bảo vệ biên giới. Luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương, tin vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Tuy nhiên, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên luôn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nổi lên là hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật, kích động tập hợp lực lượng; tội phạm về ma túy hoạt động ngày một gia tăng cả về số vụ, đối tượng và số lượng ma túy mua bán, vận chuyển qua biên giới; hiện tượng di, dịch cư tự do trong nội địa và ra nước ngoài không giảm; chặt, đốt phá rừng đầu nguồn chưa chấm dứt; các hoạt động vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới của nhân dân hai bên biên giới, như: xuất, nhập cảnh trái phép, chăn thả trâu bò vẫn diễn ra...

Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã quán triệt các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhất là những nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động của Bộ đội Biên phòng được thực hiện nghiêm túc, việc cụ thể hóa, ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, chương trình, kế hoạch của tỉnh, trong đó có các kế hoạch chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Bộ đội Biên phòng được thực hiện kịp thời, sát thực tiễn. Hàng năm Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, xây dựng các kế hoạch, chương trình lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, biên phòng; Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 6/3/2007 của UBND tỉnh về triển khai nhiệm vụ toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 1/11/2013 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm mua bán người, Kế hoạch 09/KH-UBND ngày 14/1/2015 giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh... nhằm xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của lực lượng BĐBP làm cơ sở để BĐBP cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả, đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh phát huy vai trò chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, thực hiện toàn diện các nội dung công tác biên phòng, xây dựng thế trận lòng dân biên giới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong đó BĐBP làm nòng cốt phối hợp với các lực lượng, địa phương vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ biên giới; tổ chức tuần tra đường biên, mốc quốc giới, phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy được các đơn vị trong tỉnh triển khai quyết liệt, bắt giữ nhiều đối tượng, phương tiện mua bán, vận chuyển ma túy qua biên giới.

Công tác vận động quần chúng được các đơn vị luôn chú trọng, tăng cường nắm địa bàn, tích cực tuyên truyền, thuyết phục quần chúng nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền cho quần chúng nhân dân không tin, không nghe theo kẻ xấu, nâng cao nhận thức cho nhân dân về cái gọi là “Nhà nước Mông” của các thế lực thù địch và các loại đối tượng; không di, dịch cư tự do, chặt phá rừng làm nương; không tham gia tụ tập đông người gây mất an ninh, trật tự...

 

Trách nhiệm của sinh viên trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi trong việc phát huy vai trò của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ biên giới, quá trình thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và các văn bản pháp lý về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia chưa đầy đủ, dẫn đến ý thức chấp hành các quy định pháp luật về biên giới chưa nghiêm.

Chưa phát huy được hết trách nhiệm quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của các sở, ban, ngành, đặc biệt là cấp cơ sở, thậm chí còn có tư tưởng cho rằng việc quản lý, bảo vệ biên giới là trách nhiệm thuộc về các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ trên biên giới.

Hoạt động giáo dục, tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật về biên giới tuy đã triển khai nhưng còn nhiều hạn chế. Hình thức, phương pháp tuyên truyền chưa phong phú, chưa gắn với trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong phối hợp với lực lượng BĐBP quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Vai trò của tổ chức, cá nhân trong việc phát động, duy trì các phong trào chưa được phát huy, chưa tập hợp được số đông quần chúng nhân dân tham gia các phong trào, chưa khơi dậy được lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm của cá nhân trong tham gia các phong trào.

Một số giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Trách nhiệm của sinh viên trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

 

Thời gian tới, tình hình trên khu vực biên giới Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định như hoạt động tuyên truyền thành lập “Nhà nước Mông”; truyền đạo trái pháp luật; kích động lôi kéo dân di cư tự do; các vấn đề về an ninh nông thôn như tranh chấp đất đai, phá rừng; mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy; mua bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng diễn biến phức tạp; thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường gây cháy rùng, lũ lụt, sạt lở...

Để phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia cần quán triệt và thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là nhân dân ở khu vực biên giới về nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong xu thế hội nhập quốc tế.

Trước hết, tập trung tuyên truyền sâu rộng Luật Biên giới quốc gia và các văn kiện pháp lý đã ký kết với các nước có chung đường biên giới, tuyên truyền để đồng bào thấy rõ ý nghĩa to lớn của các hiệp ước, hiệp định phân giới cắm mốc biên giới đất liền, phân định biên giới biển, đảo, tạo sự thống nhất về suy nghĩ và hành động trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, nhằm nâng cao ý thức quốc gia, quốc giới, tôn trọng bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia với phương châm, quan điểm: Chủ động hội nhập quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, tự chủ trong hội nhập, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường... tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác và phát triển.

Hai là, tích cực, chủ động nghiên cứu tham mưu cho Đảng, Nhà nước tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với sự nghiệp xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia BĐBP với chức năng, nhiệm vụ của mình cần chủ động, tích cực nghiên cứu, làm tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch... liên quan đến công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới. Trên cơ sở đó, phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương, các sở, ban, ngành của địa phương tham mưu để tổ chức thực hiện. Nội dung tập trung vào triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng biên giới giàu về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng, có những chính sách ưu đãi, tập trung nguồn lực cho các địa bàn trọng điểm ở khu vực biên giới đất liền và các địa bàn trọng điểm ở khu vực biên giới đất liền và các vùng biển, đảo. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp về quản lý, điều hành, giáo dục, tuyên truyền, vận động hướng dẫn cho toàn dân nghĩa vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới theo đúng pháp luật. Quản lý, điều hành tốt công tác đối ngoại, nhât là đối ngoại biên phòng, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra liên quan đến chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triến với các nước láng giềng.

Ba là, tích cực, chủ động tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng biên giới vững mạnh toàn diện, thực sự trở thành “phên dậu” vững chắc bảo vệ biên giới

Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở các xã, phường, biên giới, là vấn đề có tình quyết định để xây dựng nền biên phòng toàn dân vũng mạnh, tạo cơ sở vững chắc cho đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động. Trước hết, phải xây dựng cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, làm hạt nhân lãnh đạo ở địa phương; bảo đảm đủ sức tập hợp quần chúng, động viên quần chúng hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ biên giới. Nắm vững tình hình địa bàn, đánh giá đúng thực chất đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, tham mưu cho cấp ủy địa phương lựa chọn cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ năng lực có uy tín với quần chúng, đưa họ vào giữ các vị trí chủ chôt, trước hết là các chức danh: bí thư, chủ tịch, trưởng công an xã, xã đội trưởng, trưởng thôn.

Đồng thời, có biện pháp bảo vệ cán bộ, những người có uy tín trong nhân dân, không để các thế lực thù địch, phản động móc nối lôi kéo, tha hóa..chămlo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng công an cơ sở trong sạch vững mạnh, bảo đảm tin cậy về chính trị, xứng đáng là công cụ có hiệu lực, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chống “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đô có hiệu quả, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, chính quyền và bảo vệ nhân dân ở cơ sở. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân sự, công an, xây dựng củng cố thế trận biên phòng toàn dân và an ninh nhân dân ở các xã, phường, biên giới.

Bổn là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương với nhiệm vụ xây dựng “thế trận lòng dân” ở khu vực biên giới. Sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới là nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền và lực lượng vũ trang khu vực biên giới. Do vậy, cấp ủy, chỉ huy Bộ đội Biên phòng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương những chủ trương, giải pháp, hình thức xây dựng “thế trận lòng dân” phù hợp. Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các mặt công tác biên phòng, trọng tâm là công tác vân động quần chúng bằng chương trình, kế hoạch, mô hình, tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể lấy kết quả vận động quần chúng, xây dựng “thế trận lòng dân” để đánh giá chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của từng tập thể, cá nhân. Đẩy mạnh các hoạt động ở cơ sở, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt khích lệ tinh thần cho quần chúng trong xây dụng “thế trận lòng dân” ở khu vực biên giới.

Năm là, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới

Đây là giải pháp cơ bản, lâu dài, điều kiện tiên quyết để huy động sức dân tham gia quản lý, bảo vệ biên giới và xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện. Để thực hiện tốt giải pháp này, Bộ đội Biên phòng cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhũng biện pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của đông bào khu vực biên giới.

Đồng thời, tích cực tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, xây dựng nông thôn mới, thực hiện an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững, nâng cao dân trí thông qua việc xây dựng kế hoạch và trực tiếp giúp nhân dân thưc hiện những mô hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các đồn Biên phòng tiếp tục thực hiện tốt phong trào “mái ấm biên cương”, xây dựng Nhà tình nghĩa, mở lớp học xóa mù chữ.. thực hiện ba cùng, bốn bám; nhân rộng các mô hình do Bộ đội Biên phòng xây dựng, giúp dân phát triên kinh tế hộ gia đình đã có hiệu quả trong thực tiễn.

Đồng thời, tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân; phối hợp với lực lượng y tế địa phương phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng và hoạt động y tế tại khu vực biên giới; mở các lớp học tình thương, tham gia phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện có hiệu quả chương trình “Nâng bước em tới trường”, “Con nuôi đồn Biên phòng”... đế góp phần ổn định cuộc sống, xây dựng điểm sáng văn hóa của đồng bào nơi biên giới, xây dựng “phên dậu” vững chắc nơi tuyến đầu của Tổ quốc.

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giói quốc gia và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng đang đặt ra cần phải có văn bản pháp lý cao hơn Pháp lệnh để điều chỉnh, đó là xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam nhằm thể chế hóa đầy đủ, toàn diện, kịp thời chủ trương, quan điểm của Đảng về bảo vệ biên giới quốc gia theo Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia, đó là “Hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về xây dựng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia... sớm ban hành Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thực hiện”.