Trẻ bị tay chân miệng cần cách ly bao lâu

Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể tái phát nhiều lần nếu trẻ tiếp xúc với người bị tay chân miệng. Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng lần thứ 2, lần thứ 3, thậm chí lần thứ 4 hoặc nhiều hơn. Bởi vì trẻ em sau khi bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng, dù có biểu hiện lâm sàng hay không có triệu chứng, người bệnh ít nhiều có kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên, lượng kháng thể không nhiều, không bền vững nên không đủ để bảo vệ trẻ.

Ngoài hai chủng virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em, còn có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm virus đường ruột [Enterovirus] có thể gây bệnh tay chân miệng. Đây chính là lý do trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần. Hoàn toàn không có tình trạng miễn nhiễm chéo giữa các chủng virus gây bệnh bệnh tay chân miệng ở trẻ. Chính vì lẽ đó, trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần và biểu hiện bệnh lần sau có thể giống hoặc khác với lần trước.

Bệnh tay chân miệng có thể tái phát nhiều lần nếu trẻ tiếp xúc với người bị tay chân miệng.

2. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần cách ly tại nhà bao lâu, khi nào có thể cho trẻ đi học trở lại?

Nhiều cha mẹ thắc mắc rằng nếu khỏi bệnh tay chân miệng rồi thì khi nào có thể cho trẻ quay lại trường học? Để trả lời câu hỏi này, cần phải biết rằng thông thường bệnh tay chân miệng chỉ cần cách ly tại nhà cho đến khi trẻ hết lở miệng và hết sang thương da [khoảng từ 7 - 10 ngày]. Do đó, nếu trẻ đã lành bệnh thì có thể cho trẻ đi học trở lại.

3. Các thể lâm sàng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần lưu ý

Bệnh diễn tiến rất nhanh, có các biến chứng nặng như: Suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê… dẫn đến tử vong trong vòng 24 - 48 giờ.

- Thể cấp tính

Với 4 giai đoạn điển hình như: 

  • Giai đoạn ủ bệnh: Khoảng 3-7 ngày. 
  • Giai đoạn khởi phát từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. 
  • Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3 - 10 ngày với các triệu chứng điển hình loét miệng, phát ban dạng phỏng nước, sốt nhẹ, nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh. 
  • Giai đoạn lui bệnh. Thường từ 3 - 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

- Thể không điển hình

Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.

Bệnh tay chân miệng do nhiều chủng virus gây nên.

4. Tiên lượng bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có nhiều chủng gây nên, nếu do Coxsackievirus A16 thường là một bệnh nhẹ và tự lành sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị. Biến chứng thường ít gặp. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể biểu hiện viêm màng não virus [hay viêm màng não vô khuẩn] với các biểu hiện như sốt, nhức đầu, cứng cổ, đau lưng và cần phải nhập viện.

Nếu bệnh tay chân miệng gây nên do Enterovirrus 71, có thể gây nên viêm màng não virus và hiếm hơn là các bệnh trầm trọng như viêm não hay liệt kiểu bại liệt [Poliomyelitis - Like Paralysis]. Viêm não do Enterovirus 71 có thể gây tử vong.

Ngoài ra, còn có các biến chứng khác có thể xảy ra là viêm cơ tim cấp, viêm phổi.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy để phòng bệnh tay chân miệng.

5. Các biện pháp hạn chế lây lan bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine phòng bệnh, do vậy để chủ động phòng chống, người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh. Cụ thể:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày [cả người lớn và trẻ em], đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng [tốt nhất là ngâm tráng nước sôi]; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà... bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Cách phát hiện dấu hiệu trở nặng của bệnh tay chân miệng


Bệnh tay chân miệng khi nào hết là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm khi có con nhỏ mắc bệnh. Do triệu chứng của bệnh để lại trên da nhiều tổn thương, nổi ban, bỏng nước khiến trẻ đau đớn và thường xuyên quấy khóc.

1. Biểu hiện bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể tự khỏi tại nhà, tuy nhiên bệnh rất dễ lây lan nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh do virus thuộc giống Enterovirus gây ra, phổ biến nhất là Coxsackievirus. Những virus này có thể lây lan từ người sang người khi có sự tiếp xúc trực tiếp với tay chưa rửa sạch hoặc bề mặt bị nhiễm virus.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này là các mụn nước, vết loét trong miệng và phát ban trên bàn tay, bàn chân

Bệnh tay chân miệng thường gặp trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Hầu hết trẻ em có các triệu chứng nhẹ trong 7 đến 10 ngày. Các biểu hiện bệnh chân tay miệng:

Sốt, các triệu chứng tương tự cúm

Trẻ em thường bị sốt và các triệu chứng giống cúm từ 3-6 ngày sau khi nhiễm virus. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Sốt
  • Ăn hoặc uống ít, kém hơn bình thường
  • Đau họng
  • Tinh thần mệt mỏi, trẻ không có hứng thú chơi đùa

Lở miệng

Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, trẻ có thể bị lở miệng gây đau rát. Những vết loét này thường bắt đầu bằng những chấm đỏ nhỏ xung quanh miệng, qua mỗi ngày các vết sẽ phồng rộp và trở nên đau đớn.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị đau khi nuốt:

  • Trẻ không muốn ăn uống bất cứ thứ gì
  • Nước dãi chảy nhiều hơn bình thường
  • Cổ họng khô, đau rát nên trẻ chỉ muốn uống nước lạnh

Những vết loét đỏ có đường kính 2 – 3 mm thường tập trung xung quanh miệng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi

Phát ban trên da

Trẻ có thể bị phát ban trên da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Không chỉ vậy, các vết ban cũng có thể xuất hiện trên đầu gối, khuỷu tay, mông hoặc bộ phận sinh dục.

Đặc điểm nhận dạng các vết phát ban thường trông giống như các nốt phẳng, màu đỏ, đôi khi có mụn nước. Mủ bên trong các vết ban sẽ phồng rộp lên và có thể chứa vi-rút gây bệnh tay chân miệng. Do đó, bố mẹ cần giữ các vết phồng rộp sạch sẽ và tránh để trẻ chạm tay vào chúng.

Các đốm phát ban hình dạng như bóng nước, có đường kính 2 – 10mm, nổi cộm hay ẩn dưới da không gây đau ngứa, khi bóng nước khô để lại vết thâm trên da

  Tìm hiểu bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

2. Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?

Những vết mụn nước thường sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần. Điều đó cho thấy bé đã dần khỏi bệnh. Để tránh lây lan bệnh sang người khác, bạn nên thực hiện cách ly trẻ từ 1 tuần đến 10 ngày, bé sẽ khỏe hẳn và khỏi bệnh hoàn toàn, không còn khả năng lây truyền bệnh.

Ngoài ra, khi con đã nhiễm bệnh cha mẹ cần lưu ý những điều sau để tránh việc lây nhiễm:

  • Không cho con gãi, chọc vào các mụn nước trên cơ thể.
  • Cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh để con tiếp xúc với không khí và nước bẩn.
  • Không tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh chữa trị cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.

  Tìm hiểu bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

3. Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Sau thời kỳ phát bệnh nếu trẻ hồi phục hoàn toàn mà không gặp bất cứ biến chứng nào thì sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh. Thời kỳ cuối này thường là từ 3 – 5 ngày sau khi bộc phát các triệu chứng bệnh hoặc 7 ngày tính từ lúc khởi bệnh.

Bên cạnh đó, nếu bố mẹ nhận thấy tình trạng bệnh của bé không có dấu hiệu thuyên giảm thì không nên chủ quan theo dõi tại nhà, mà cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo:

//www.healthline.com/health/hand-foot-mouth-disease

//www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/signs-symptoms.html

Video liên quan

Chủ Đề