Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng

Trẻ sơ sinh 2 hoặc 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày là đủ? Đây là câu hỏi được rất nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm vì thời gian này, trừ những lúc tỉnh để bú thì phần lớn thời gian của trẻ vẫn là ngủ. Tuy nhiên, ngủ nhiều quá thì có sao không? Bà mẹ cần lưu ý những gì để chăm sóc giấc ngủ cho bé yêu? Cùng Mabio tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày

Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?

Theo các bác sĩ nhi khoa, trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi chỉ thức khi bú hoặc khi đi vệ sinh, thời gian còn lại chủ yếu là ngủ do chưa quen với ánh sáng bên ngoài cũng như theo thói quen nhắm mắt từ trong bụng mẹ.

Thực tế, không có con số chính xác để nhận định trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày vì điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: cơ địa cũng như thể trạng của bé [ốm đau, quấy khóc, không đủ sữa bú…].

Tuy nhiên, thông thường, trung bình một đứa trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 5 tiếng vào ban ngày và 10 tiếng vào ban đêm. Một số bé có thể ngủ cả đêm, số khác phải tỉnh giấc ít nhất 2 lần mỗi đêm.

Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ nhiều quá hoặc ít quá có sao không?

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện cả về trí não, thể chất, nâng cao hệ miễn dịch, giúp bé thoải mái hơn về tinh thần. Vậy đối với trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ nhiều quá hoặc ít quá thì có sao không?

  • Xem thêm: Tác hại khi cho trẻ sơ sinh xem tivi

Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ nhiều quá

Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ nhiều quá, rất ít khi tỉnh để bú hoặc thức để chơi. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân:

– Trẻ có thể đang mắc bệnh lý nào đó, ốm, sốt, cảm lạnh… khiến người trẻ mệt mỏi, ngủ li bì và không muốn thức dậy để bú.

– Mất nước do tiêu chảy cũng khiến trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi mệt mỏi và ngủ nhiều.

– Mắc bệnh viêm màng não cũng là nguyên nhân khiến trẻ bú ít, ngủ nhiều.

Giải pháp:

Cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của con để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu tình trạng trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ quá nhiều tiếng trong ngày kéo dài thì cần đi khám bác sĩ [kể cả do bệnh lý thông thường hay bệnh lý nguy hiểm, liên quan đến giấc ngủ của bé].

Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ ít quá

Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ ít quá [tổng thời gian ban ngày không đủ 5 tiếng, ban đêm không đủ 10 tiếng] có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Điều này cũng do nhiều nguyên nhân:

– Rối loạn giấc ngủ.

– Trẻ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết như: kẽm, canxi, magiê… khiến cho giấc ngủ không được sâu.

– Trẻ bú chưa no do mẹ bị thiếu sữa, mất sữa, khiến trẻ quấy khóc liên tục, không chịu ngủ.

– Ngoài ra, trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ ít quá cũng có thể do các yếu tố khách quan khác như: tã, bỉm ướt chưa được thay, phòng ngủ nhiều ánh sáng, nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng khiến bé khó chịu…

  • Xem thêm: Trẻ sơ sinh có thể tử vong vì viêm mũi, sổ mũi
Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ ít quá có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não

Giải pháp:

Chú ý cho bé bú đủ để hấp thu tối đa dưỡng chất. Hơn nữa, được bú no cũng khiến bé cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, cần chú ý các yếu tố khách quan như: âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ phòng, làm sao để khiến bé thoải mái nhất để ngủ sâu hơn.

Nếu tình trạng trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ ít tiếng quá kéo dài thì mẹ cũng cần đưa bé đi khám sớm để phát hiện nguyên nhân và xử trí kịp thời.

Mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi?

Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi thời gian chủ yếu vẫn là ngủ nên mẹ cần lưu ý:

– Tập cho bé thói quen ngủ và ăn theo giờ để nhận thức được ngày và đêm, tránh tình trạng bị rối loạn giấc ngủ.

– Nên cho bé ngủ ở nơi yên tĩnh, nhiệt độ phòng thích hợp, không gian thoáng đãng, không có mùi khó chịu [mùi hôi, mùi thuốc…]

– Mẹ nên ôm bé khi ngủ, cho bé nằm nghiêng, ôm gối hoặc chăn để không bị giật mình.

– Cho bé bú no trước khi ngủ. Đặc biệt là ban đêm, mẹ cần chủ động cho bé bú. Nếu mẹ đang rơi vào tình trạng ít sữa, mất sữa, không đủ sữa cho bé bú, khiến bé quấy khóc, ngủ ít thì có thể sử dụng viên uống lợi sữa Mabio để tăng chất lượng, số lượng sữa, giúp bé bú no, dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ trả lời được câu hỏi trẻ sơ sinh 2 hoặc 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày là đủ. Tuy không cần phải máy móc áp đặt nhưng cần hình thành thói quen để bé ăn, ngủ theo giờ, ngủ đủ giấc và ngủ sâu, hạn chế tình trạng ngày ngủ đêm thức, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ cũng như sức khỏe của người mẹ, phải thức đêm nhiều để trông con.

Nguồn: Mabio.vn

Với mỗi trẻ sơ sinh từ 1 đến 3 tháng tuổi, thời gian ngủ luôn chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Thời gian ngủ trung bình của trẻ 3 tháng tuổi khoảng 10 đến 16 giờ mỗi ngày, đa số sẽ là thời gian ngủ ban đêm.

Vào ban ngày, phần lớn các bé 3 tháng tuổi sẽ ngủ các giấc ngắn từ 2 – 4 giờ/giấc, mỗi ngày từ 2-3 giấc. Vào ban đêm, đa số các bé có thời gian ngủ trung bình mỗi giấc khoảng 4-6 giờ. Tuy nhiên, một số em bé có thể có giấc ngủ dài hơn là 6-8 tiếng.

Như vậy, với thời gian ngủ trung bình như này, các bậc cha mẹ sẽ không cần quá lo lắng về việc trẻ 3 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không, bởi hầu hết thời gian trong ngày của các bé tầm tuổi này là để ngủ.

Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi có đặc điểm gì?

Với những gia đình lần đầu tiên chăm con nhỏ, chắc chắn trong thời gian ngủ trẻ 3 tháng tuổi sẽ có rất nhiều điều khiến bố mẹ băn khoăn. Vậy giấc ngủ của trẻ tầm tuổi này có đặc điểm là gì?

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ngủ rất nhiều nhưng thời gian ngủ của bé khá thất thường, điều này sẽ khiến cha mẹ khó thích nghi, dễ bị thiếu ngủ và cảm thấy mệt mỏi.

Tuy đã biết trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ nhưng không ai có thể tính được trẻ sẽ thức giấc vào thời điểm nào trong ngày. Trẻ sẽ có những giấc dài trong đêm nhưng nửa đêm sẽ vẫn thức dậy để đòi bú hoặc đơn giản là tìm mẹ để được ôm ấp.

Tùy vào thể trạng và cơ địa của mỗi đứa trẻ, thời gian ngủ của mỗi bé sẽ là khác nhau, mỗi giấc và mỗi ngày đều là khác nhau nên khó có thể so sánh.

Trẻ ở tháng tuổi thứ 3 vẫn còn có những phản xạ co giật hoặc những biểu cảm khi ngủ.

Trẻ có thể dễ dàng khi ngủ nhưng cũng rất dễ thức giấc, chủ yếu vì bé cảm thấy đói.

Lịch trình mẫu cho trẻ 3 tháng tuổi mỗi ngày

Bên cạnh việc nắm được thời gian trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ, cha mẹ cũng tham khảo lịch trình hàng ngày hợp lý cho bé trong tầm tuổi này. Vì mỗi đứa bé sẽ có cấu trúc sinh học khác nhau, nên Sức Khỏe Tips chỉ đưa ra lịch trình mẫu để cha mẹ tham khảo:

  • 07:00 sáng -Thức giấc.
  • 08:00 sáng – Bú sữa.
  • 8:30 sáng – Ngủ giấc ngắn.
  • 9:00 sáng – Thức giấc và bú sữa, chơi.
  • 11:00 trưa – Chơi, bú sữa rồi ngủ giấc ngắn.
  • 13:00 chiều – Thức giấc, bú sữa và chơi.
  • 14:00 chiều – Ngủ giấc ngắn.
  • 14:30 chiều – Thức giấc, bú sữa và chơi.
  • 16:30 chiều – Bú sữa, tắm rửa.
  • 18:30 tối – Bú sữa, chơi.
  • 19:00 tối – Chợp mắt giấc ngắn.
  • 21:00 tối – Thức giấc, bú sữa, chơi.
  • 22:30 đêm – Bắt đầu ngủ giấc dài.

Trong giấc ngủ ban đêm, bé có thể sẽ thức giấc từ 1 đến 3 lần để đòi ăn.

Lời khuyên dành cho cha mẹ khi đang thắc mắc ” trẻ ba tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ “

Để đảm bảo thời gian ngủ đủ cho bé, tránh trường hợp trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít hơn so với mức bình thường, cha mẹ cần chú ý một số điểm sau:

Đảm bảo an toàn cho bé khi ngủ: Nên sử dụng loại nôi an toàn hoặc các loại giường cũi có thành bao quanh.

  • Luôn để trẻ nằm ngửa trong tư thế ngăn ngắn thoải mái khi ngủ.
  • Không nên quấn tã quá chặt hay chùm phần đầu quá kín.
  • Không nên đặt điện thoại hoặc hút thuốc gần nơi bé ngủ.
  • Không nên để trẻ vừa ngủ vừa bú hay bế trẻ khi ngủ.
  • Tránh cho bé ngậm núm vú giả trong khi ngủ để tránh bị ngạt.
  • Hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và các yếu tố kích thích đến thần kinh bé trong thời gian ngủ.
  • Nên cho bé chơi các trò nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh hoặc quá ồn ào trước khi ngủ
  • Có thể dùng âm nhạc nhẹ để ru bé ngủ.

Xem thêm các TIPS hay khác cho Mẹ & Bé: 

Video liên quan

Chủ Đề