Trẻ sơ sinh bao lâu hết giật mình

Giấc ngủ đối với trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé ngủ ngon, trẻ sẽ lớn đều, sức đề kháng tốt và thông minh hơn. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà trẻ thường khó ngủ, hay giật mình khóc đêm, ngủ không sâu giấc… Bên cạnh đó, một số cha mẹ cũng thường áp dụng những cách cho bé ngủ không đúng khiến đồng hồ sinh học của bé hoạt động không đúng, dẫn đến giấc ngủ của bé không sâu.

Các mẹo để bé ngủ không giật mình từ dân gian

Khi vẫn ở trong giai đoạn sơ sinh, bản chất giấc ngủ của trẻ thường không sâu giống như trẻ lớn hơn hoặc người lớn. Lúc này, bé rất hay giật mình thức giấc, có thể chỉ đơn giản là đòi ti mẹ hoặc sâu xa hơn cũng có thể là trong cơ thể tiềm ẩn một nguy cơ nào đó như bé bị ốm, bé bị bệnh, bé bị đầy hơi,… Dưới đây là một số mẹo giúp bé ngủ ngon không giật mình, đặc biệt là về đêm từ kinh nghiệm dân gian.

Trước khi đi ngủ không vui đùa với bé

Cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến những hoạt động trước giờ đi ngủ của bé như nô đùa quá khích, bé cười hoặc khóc quá nhiều, sẽ làm bé mệt không muốn ngủ và thậm chí khiến bé hay giật mình… Đặc biệt, nếu chuẩn bị cho bé đi ngủ, cha mẹ cũng nên tránh nhìn tập trung vào mắt bé khiến mắt bé bị căng, tỉnh táo và không muốn đi ngủ.

Đừng dỗ nếu bé khóc giữa đêm

Đây là mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ không giật mình nghe có vẻ khá vô lý vì cha mẹ nào cũng thương con, nếu thấy bé đang la hét và khóc to, dù đang ngủ rất say nhưng cũng vẫn phải “bật như tôm” dậy để dỗ con. Tuy nhiên, với mẹo này, không phải là không dỗ trẻ khi bé khóc mà cần phải đợi khoảng 1,2 phút hoặc lâu hơn để bé có thời gian tự “ru”mình. Sẽ có vài lần đầu khó khăn nhưng dần dần bé cũng sẽ tự biết cách để ngủ tiếp.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý, không nên bật đèn sáng khi bé khóc, không nên bế bé dậy ngay nếu không sẽ tạo thành thói quen, từ lần sau như vậy bé sẽ phụ thuộc, cứ khóc là cần mẹ phải ru mới ngủ.

Trước khi ngủ không nên cho bé ăn

Mách mẹ mẹo giúp bé ngủ ngon không giật mình, ngủ sâu giấc chính là không cho bé ăn quá no trước khi đi ngủ, nhất là những loại thức ăn như trứng, phomai, thực phẩm giàu protein…vì chúng khiến hệ tiêu hóa của bé bị ì ạch, ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho bé bú quá no hoặc những thứ nước lợi tiểu sẽ khiến trẻ tiểu đêm nhiều. Mẹ không cần lo bé đói vì khi bé đói, bé sẽ tự tỉnh, bú mẹ rồi ngủ tiếp.

Tuân theo đúng giờ sinh học của giấc ngủ

Trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng tuổi thường ngủ 20 giờ/ngày, chia làm nhiều chu kỳ, tức là cứ dậy chơi ồi ngủ, mỗi lần ngủ khoảng 2-3 tiếng một lần, không tính ngày hay đêm. Với những trẻ lớn hơn thì thời gian ngủ này sẽ giảm xuống, và việc phân biệt ngày đêm cũng rõ ràng hơn, đêm sẽ ngủ nhiều hơn ngày. Như vậy, mẹ nên tuân theo nhụp ngủ này mà đừng lo con đói để bắt bé dậy ăn hoặc bú khi con chưa tỉnh hẳn về đêm.

Chuẩn bị đi ngủ thì tắt đèn

Bóng tối là một trong những yếu tố giúp con người dễ dàng đi ngủ hơn, kể cả với người lớn hay trẻ nhỏ. Vậy nên, nếu muốn bé không giật mình khi ngủ, mẹ hãy tắt hết các thiết bị điện trước khi ngủ, chỉ để ánh sáng mờ của đèn ngủ giúp bé ngủ ngon hơn. Nếu để đèn quá sáng sẽ ức chế sự sản sinh hoormone melatonin [một loại hoormone giúp con người ngủ sâu hơn] khiến bé bị rối loạn sinh học, gây khó ngủ, hay khóc giật mình.

Cho trẻ ngậm vú giả

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc cho trẻ ngậm vú giả sẽ giúp bé ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng giật mình của trẻ. Khi trẻ ngủ say, mẹ có thể từ từ rút núm vú của mẹ ra rồi cho bé ngậm vú giả. Nếu áp dụng mẹo giúp bé ngủ ngon không giật mình này, cha mẹ cần chọn loại núm vú thật mềm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

--------------------------------

Được sản xuất từ nhà máy đạt chuẩn GMP – WHO, sản phẩm Felix Cốm Bổ Nhi bổ sung tối đa các vitamin và khoáng chất giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng. Hỗ trợ tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon, nâng cao sức khỏe cho trẻ. Sản phẩm hỗ trợ điều trị tích cực cho đối tượng trẻ em biếng ăn, ăn kém hấp thu, gầy yếu, mới ốm dậy. Trẻ đang trong giai đoạn phát triển cần bổ sung vitamin và dưỡng chất cho chế độ ăn bị thiếu hụt. FOS [chất xơ hòa tan] nhập nhẩu từ BỈ Đặc biệt sản phẩm Felix Cốm Bổ Nhi có thành phần cao lạc tiên, cao lá vông giúp bé có giấc ngủ ngon, ngủ sâu, không còn trằn trọc quấy khóc Đơn vị chịu trách nhiệm phân phối: Công ty dược phẩm Vũ Đình  - Hotline: 0334 55 88 18 

- Email:

Theo TCBV

Bé sơ sinh  hay giật mình là phản xạ tự nhiên [hay còn gọi là phản xạ Moro], bé sẽ phản ứng bất ngờ theo bản năng khi không được nâng đỡ. Phản xạ này chỉ diễn ra trong vài giây sau đó tự biến mất. 

Tình trạng này hầu như trẻ sơ sinh nào cũng sẽ trải qua, đặc biệt ở tháng đầu tiên. Từ tháng thứ 2 trở đi bé bắt đầu thích nghi với môi trường, tình trạng giật mình sẽ giảm dần.

Biểu hiện Trẻ sơ sinh hay giật mình

- Trẻ giật mình khi thức: Bé vung tay qua một hướng, lòng bàn tay hướng lên trên và ngón cái cong lại. Bàn chân và ngón chân duỗi căng ra.

- Trẻ giật mình khi ngủ: Bé đột nhiên giơ 2 tay và 2 chân lên cao rồi hạ xuống ngay lập tức. Bé cũng có thể nháy mặt và đầu hơi giật giật.

Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh hay giật mình

- Tâm lý bất an, hoảng sợ [gặp ác mộng]

- Tiếng ồn lớn, diễn ra đột ngột

- Bé bị trào ngược dạ dày

- Thiếu canxi

- Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương

Trẻ sơ sinh hay giật mình có thể do tâm lý bất an, hoảng sợ [Ảnh internet]

Cách làm trẻ sơ sinh hết giật mình, ngủ ngon

1. Để bé ngủ ở không gian yên tĩnh

Tiếng động lớn, đột ngột là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng sợ. Vậy nên, mẹ cần tạo không gian ngủ thật yên tĩnh, tránh tiếng ồn tác động đến giác ngủ của bé. 

Tốt nhất mẹ nên để bé nằm ngủ ở phòng cách xa tiếng ồn từ xe cộ, động vật, tivi, loa đài… và không nói chuyện to, di chuyển phát ra âm thanh khi bé ngủ.

Đồng thời nhiệt độ trong phòng phải vừa đủ, thích hợp không được quá nóng, quá lạnh khiến bé khó ngủ, mất ngủ.

Môi trường thoáng khí, dễ chịu, không gian yên tĩnh sẽ giúp bé ngủ ngon hơn, tránh bị giật mình khi ngủ. 

2. Đặt bé xuống giường khi đã ngủ say

Mẹ không nên để bé ngủ trên tay, như vậy sẽ tạo thói quen xấu cho bé, bé sẽ quen hơi, lệ thuộc vào mẹ hơn. Mẹ nên đặt bé xuống giường, cũi ngủ khi bé đã thiu thiu ngủ để tránh bị giật mình, tự ngủ và không bị lệ thuộc vào mẹ.

Mẹ nên rèn cho con tự ngủ càng sớm càng tốt, bé sẽ ý thức được việc ngủ của mình, mẹ chăm con cũng nhàn hơn.

3. Cho bé bú no

Trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ và quấy khóc, khó ngủ là nguyên nhân có thể do bé đói, bé bú chưa đủ no. Dạ dày của bé sơ sinh còn nhỏ, không chứa được quá nhiều thức ăn nên bé nhanh no và nhanh đói. Mẹ phải điều chỉnh và cho bé bú đủ lượng sữa mẹ trước khi bé ngủ.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng, năng lượng cần thiết, tốt nhất cho trẻ sơ sinh do đó nó sẽ giúp con yêu phát triển toàn diện, có giấc ngủ ngon hơn. Do đó mẹ nên đảm bảo nguồn sữa tốt nhất cho con yêu.

Mẹ phải điều chỉnh và cho bé bú đủ lượng sữa mẹ trước khi bé ngủ [Ảnh internet]

4. Bổ sung thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn của mẹ

Canxi là khoáng chất đóng vai trò quan trọng giúp bé phát triển hệ xương, răng, cứng cáp hơn. Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ. 

Trẻ sơ sinh sẽ hấp thụ các dưỡng chất qua sữa mẹ, do đó mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi như: Sữa, sữa chua, phô mai, cải xoăn, đậu hũ, ngũ cốc, cá....

Khi cơ thể bé nhận đủ lượng canxi cần thiết tình trạng giật mình khi ngủ sẽ giảm, chấm dứt, không ảnh hưởng tới giấc ngủ của con nữa.

5. Giữ bé ở gần cơ thể mẹ 

Trước khi để bé tự ngủ, mẹ hãy ôm giữ cho con gần ngực mẹ trong khoảng vài giây rồi đặt con xuống đệm. Khi bé đã ngủ ngon, mẹ từ từ tách bé khỏi mình và để bé tự ngủ.

Khi được ôm ngủ, bé sẽ có cảm giác an toàn, dễ ngủ và không bị giật mình tỉnh giấc, hoảng sợ.

6. Quấn khăn cho bé

Quấn khăn sẽ tạo cảm giác an toàn, thoải mái cho bé giúp bé có cảm giác như đang ở trong bụng mẹ. Có khăn đỡ, bao bọc xung quanh bé yêu sẽ ngủ ngon, sâu giấc, tránh và giảm tình trạng giật mình khi ngủ.

Cách quấn khăn: 

- Bước 1: Đặt một tấm chăn vải mềm lớn, mỏng trên trên giường và 1 góc hướng lên trên.

- Bước 2: Gập góc trên cùng xuống.

- Bước 3: Đặt bé lên trên, đầy và cổ phía mép gấp.

- Bước 4: Đặt tay trái của bé thẳng, dọc theo cơ thể con.

- Bước 5: Gấp phần khăn bên trái qua cơ thể bé, luồn xuống dưới cái tay phải rồi nhét dưới lưng em bé.

- Bước 6: Đặt cánh tay phải của con thẳng dọc theo cơ thể bé. 

- Bước 7: Gấp phần bên phải của tấm chăn lên trên cơ thể bé và nhét nó xuống phía dưới bên trái lưng bé.

- Bước 8: Gấp góc dưới của khăn lên, chừa một chút để em bé dễ di chuyển bàn chân. 

Mẹ quấn khăn cho trẻ đúng cách, nhẹ nhàng [Ảnh internet]

Lưu ý: 

- Mẹ nên chọn khăn mềm quấn cho bé. 

- Không quấn quá chặt tránh nguy cơ loạn sản hông và khớp vai bé, bé khó chịu. Cũng không nên quấn lỏng, bé không có cảm giác an toàn.

7. Khuyến khích trẻ vận động

Khi bé thức, mẹ hãy khuyến khích bé vận động bằng các động tác co duỗi cơ bắp tay, bắp chân để tăng sức mạnh của cơ bắp, giúp bé kiểm soát được phản xạ của mình, ít giật mình khi ngủ hơn. 

Mẹ để bé vận động bằng cách: Cho bé nằm sấp và tự ngóc đầu lên, để bé nằm trong lòng và để con tự kiểm soát cổ và đầu mình… Bé vận động nhiều, khỏe hơn, làm quen được các phản xạ bé sẽ ngủ sâu hơn, giảm giật mình khi ngủ.

Với những cách, mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh Eva gợi ý trên, mẹ có thể tham khảo và giúp bé yêu hết giật mình, ngủ ngon. 

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/tre-so-sinh-hay-giat-minh-khi-ngu-la-dau-hieu-benh-gi-c32a66...Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/tre-so-sinh-hay-giat-minh-khi-ngu-la-dau-hieu-benh-gi-c32a667619.html

Theo Lê Ánh [Dịch từ Mamanatural] [Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề