Trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ Địa lý nơi có lượng mưa tương đới ít là

giải thích sự phân bố lượng mưa ko đều trên bề mặt trái đất

trả lời giúp mình đi chiều thi địa với lý rồi

BÀI 13: NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA

Câu 1: Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì

A. không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh, hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa.

B. không khí ở đó bị đẩy lên cao, hơi nước gặp lạnh, ngưng tụ sinh ra mưa.

C. nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ cao, nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa.

D. nơi đây nhận được gió ẩm từ các nơi thổi đến, mang theo mưa.

Lời giải:

Khu áp thấp hút gió và đẩy không khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa → do vậy các khu áp thấp thường có mưa nhiều.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn vì:

A. Gió mùa mùa Đông thường đem mưa đến

B. Gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem mưa đến

C. Cả gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa Đông đều đem mưa lớn đến

D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp

Lời giải:

Miền có gió mùa thường có mưa nhiều vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa, phần lớn là gió mùa mùa hạ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trên bề mặt Trái Đất, về sự phân bố mưa theo vĩ độ, nơi có lượng mưa nhiều nhất là

A. vùng Xích đạo.

B. vùng chí tuyến

C. vùng ôn đới

D. vùng cực

Lời giải:

Trên bề mặt Trái Đất, về sự phân bố mưa theo vĩ độ, nơi có lượng mưa nhiều nhất là vùng Xích đạo (vì nhiệt độ cao, khí áp thấp, có nhiều biển, đại dương, diện tích rừng lớn, nước bốc hơi mạnh).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Trên bề mặt Trái Đất, về sự phân bố mưa theo vĩ độ, nơi có lượng mưa ít nhất là

A. vùng Xích đạo.

B. vùng chí tuyến

C. vùng ôn đới

D. vùng cực

Lời giải:

Trên bề mặt Trái Đất, về sự phân bố mưa theo vĩ độ, nơi có lượng mưa ít nhất là vùng cực (áp cao,nhiệt độ thấp, khó bốc hơi nước).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Khu vực vị trí gần biển và dòng biển nóng chảy qua có

A. lượng mưa ít

B. lượng mưa nhiều

C. khí hậu khô hạn

D. khí hậu lạnh, khô

Lời giải:

Vùng gần biển, có dòng biển nóng chảy qua ⇒ không khí được cung cấp nhiều độ ẩm Ngược lại vùng xa đại dương, ở sâu trong lục địa, dòng biển lạnh, có địa hình chắn gió không, ở phía nào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Cho bản đồ sau:

Trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ Địa lý nơi có lượng mưa tương đới ít là

Dựa vào bản đồ hình 9.1, cho biết các khu vực có lượng mưa trên 2000 mm là

A. Quần đảo In- đô-nê-xi-a, vùng bắc – đông bắc Ấn Độ Dương, tây bắc Nam Mĩ.

B. Quần đảo In-đô-nê-xi-a, Bắc Phi, Nam Mĩ.

C. Bắc Phi, quần đảo In- đô-nê-xi-a và Tây Á.

D. Quần đảo In- đô-nê-xi-a, tây bắc Nam Mĩ, Trung Á.

Lời giải:

B1. Quan sát bảng chú giải để nhận biết kí hiệu lượng mưa > 2000 mm

B2. Các khu vực có lượng mưa trên 2000 mm là quần đảo In- đô-nê-xi-a, vùng bắc – đông bắc Ấn Độ Dương, tây bắc Nam Mĩ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do:

A. Đây là khu vực nhận được nguồn bức xạ từ Mặt Trời lớn.

B. Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

C. Đây là khu vực thống trị của các khu khí áp cao.

D. Có lớp phủ thực vật thưa thớt.

Lời giải:

Ở khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến → nên mưa rất ít hoặc không có mưa

⇒ Do vậy, dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Các loại gió nào dưới đây mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đến?

A. Gió Tây ôn đới và gió phơn.

B. Gió phơn và gió Mậu dịch.

C. Gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới.

D. Gió Tây ôn đới và gió mùa.

Lời giải:

– Miền có gió mậu dịch: mưa ít (do gió này có tính chất khô nóng)

– Miền có gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, tây Bắc Mĩ).

– Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa)

⇒ Các loại gió mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đế là gió Tây ôn đới và gió mùa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:

A. Chỉ có frông nóng gây mưa còn frông lạnh không gây mưa

B. Khi xuất hiện frông, không khí nóng bị bốc lên cao hình thành mây, gây mưa

C. Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh

D. Khi xuất hiện frông, không khí sẽ có sự nhiễu động mạnh

Lời giải:

– Dọc các frông nóng và lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa

⇒ Như vậy:

+ Cả frông nóng và lạnh đều gây mưa ⇒ Nhận xét A không đúng

+ Khi xuất hiện frông, không khí nóng bị bốc lên cao hình thành mây, mưa ⇒ nhận xét B đúng

+ Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh ⇒ nhận xét C đúng

– Dọc các frông là nơi tranh chấp giữa khối không khí nóng và lạnh dẫn đến nhiễu loạn không khí ⇒ Nhận xét D đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Các vùng trên bền mặt Trái Đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là

A. vùng Xích đạo, vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng cực.

B. vùng Xích đạo, vùng ôn đới, vùng chí tuyến, vùng cực.

C. vùng ôn đới, vùng Xích đạo, vùng cực, vùng chí tuyến.

D. vùng Xích đạo, vùng ôn đới, vùng cực, vùng chí tuyến.

Lời giải:

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

  – Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

  – Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới.

  – Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

  – Mưa càng ít khi càng về gần hai cực.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Hiện tượng mưa phùn vào cuối đông ở miền Bắc nước ta có liên quan đến hoạt động của

A. Gió mùa Tây Nam

B. Gió mùa Đông Bắc

C. Gió mùa Đông Nam

D. Tín Phong Bắc bán cầu

Lời giải:

Từ tháng 11 – 4 năm sau, nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với hai thời kì:

– Nửa đầu mùa đông gió đi qua lục địa, mang lại thời tiết lạnh khô cho miền Bắc nước ta.

– Nửa sau mùa đông, gió này đi qua biển, được tăng ẩm, mang lại kiểu thời tiết lạnh ẩm và có mưa phùn đặc trưng cho khí hậu miền Bắc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là:

A. Gió mùa

B. Gió Mậu dịch

C. Gió đất, gió biển

D. Gió Tây ôn đới

Lời giải:

– Gió mùa phần lớn xuất phát từ các đại dương thổi vào lục địa, mang theo lượng ẩm lớn (gió mùa mùa hạ) → gây mưa lớn cho lãnh thổ nơi chúng đi qua.

– Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa → trong năm có hai mùa gió chính là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.

⇒ Vì vậy, cùng với ảnh hưởng của biển Đông, gió mùa góp phần điêu hòa khí hậu nước ta, làm cho khí hậu nước ta không khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi.

Đáp án cần chọn là: A

Đáp án D

Giải thích: Trên bề mặt trái đất, theo chiều kinh tuyến ôn đới nơi có lượng mưa ít nhất là vùng cực.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ Địa lý nơi có lượng mưa tương đới ít là

40 điểm

NguyenChiHieu

Trên bề mặt Trái Đất, về sự phân bố mưa theo vĩ độ, nơi có lượng mưa ít nhất là A. vùng Xích đạo. B. vùng chí tuyến C. vùng ôn đới

D. vùng cực

Tổng hợp câu trả lời (1)

Trên bề mặt Trái Đất, về sự phân bố mưa theo vĩ độ, nơi có lượng mưa ít nhất là vùng cực (áp cao,nhiệt độ thấp, khó bốc hơi nước). Đáp án cần chọn là: D

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Trong năm, bán cầu Bắc ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian A. 21 – 3. B. 22 – 6. C. 23 – 9. D. 22 – 12.
  • Đâu là biểu hiện về sự tác động của khí quyển tới thổ nhưỡng quyển A. Mưa lớn, mang lại nguồn nước dồi dào thúc đẩy sinh vật phát triển xanh tốt. B. Ở vùng xích đạo ẩm, lượng mưa lớn mang lại nguồn nước dồi dào cho các con sông. C. Nhiệt độ, độ ẩm lớn thúc đẩy quá trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn. D. Diện tích rừng đầu nguồn thu hẹp sẽ gia tăng các thiên tai lũ quét, sạt lở đất vùng núi.
  • Dựa vào hình 14.2 - Biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa của một số địa điểm, cho biết địa điểm nào có lượng mưa tương đối lớn và sự chênh lệch lượng mưa giữa các tháng tương đối nhỏ. A. Hà Nội. B. U-pha. C. Va-len-xi-a. D. Pa-lec-mo.
  • Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á, SGK Địa Lí 10, có thể thấy các đô thị trên 8 triệu dân của Châu Á tập trung nhiều nhất ở A. Vùng ven biển Đông Á. B. Vùng ven biển Đông Nam Á. C. Vùng ven biển Nam Á. D. Vùng trọng tâm châu Á.
  • Hệ mặt trời có các đặc điểm nào nào dưới đây A. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng. B. Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời và các thiên thể khác trong hệ. C. Mặt trời ở trung tâm trái đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. D. Trái đất ở trung tâm mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.
  • Giữa các nước phát triển và đang phát triển, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có sự khác biệt đó là: A. Một bên ô nhiễm do dư thừa, một bên ô nhiễm do nghèo đói. B. Một bên có liên quan đến hoạt động công nghiệp, một bên có liên quan đến cả hoạt động nông nghiệp. C. Một bên ở mức độ trầm trọng còn một bên rất hạn chế. D. Một bên do khai thác quá mức còn một bên do thải ra quá nhiều.
  • Lưu lượng nước sông Nin tại Carô nhỏ hơn nhiều so với ở Khắc tum do: 1. Sông chảy qua miềng hoang mạc khô hạn nên lượng nước được cung cấp thêm gần như không dáng kể. 2. Sông bị mất rất nhiều nước do bốc hơi khi chảy qua một quãng đường dài trên sa mạc. 3. Đoạn lưu vực từ Khắc tum đến Cairô tập trung đông dân cư nên lượng nước sông được dùng cho sản xuất và sinh hoạt là rất lớn. 4. Sông được cung cấp rất nhiều nước do bốc hơi khi chảy qua một quãng đường dài. Có tất cả bao nhiêu ý đúng trong các câu trên? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  • Yếu tố nào sau đây hiện nay giữ vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tỉ suất sinh của một nước? A. Phong tục tập quán. B. Trình độ phát triển kinh tế xã hội. C. Chính sách dân số. D. Tự nhiên - Sinh học
  • Ở các vùng hoang mạc nhiệt đới, người ta chuyên chở hàng hóa có khối lượng vừa và nhỏ bằng phương tiện vận tải nào? A. Máy bay. B. Tàu hỏa. C. Ô tô. D. Bằng gia súc (lạc đà).
  • https://drive.google.com/file/d/1TFKCzxdgsbSpOV7p27VAxLxatmhpztyP/view?usp=drive_web&authuser=0

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm