Tri thức nảy sinh trực tiếp từ lao động sản xuất là tri thức nào?

Tri thức nảy sinh trực tiếp từ lao động sản xuất là tri thức nào?

Tri thức nảy sinh trực tiếp từ lao động sản xuất là tri thức nào?

Tri thức nảy sinh trực tiếp từ lao động sản xuất là tri thức nào?

Do nhận thức kinh nghiệm đã bao hàm yếu tố lý tính nên nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận không đồng nhất với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Do đó, có thể coi kinh nghiệm và lý luận là những bậc thang của lý tính, nhưng khác nhau về trình độ, tính chất phản ánh hiện thực, về chức năng cũng như về trật tự lịch sử.

Mục lục 

1. Nhận thức kinh nghiệm (gọi tắt là kinh nghiệm)

Có hai loại tri thức kinh nghiệm:

2. Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận)

Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận

3.1. Kinh nghiệm là cơ sở để kiểm tra lý luận, sử đổi, bổ sung lý luận đã có, tổng kết khái quát thành lý luận mới.

3.2. Lý luận có tính độc lập tương đối so với kinh nghiệm và có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm.

4. Ý nghĩa phương pháp luận từ việc nghiên cứu nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận

“Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”.

1. Nhận thức kinh nghiệm (gọi tắt là kinh nghiệm)

Tri thức nảy sinh trực tiếp từ lao động sản xuất là tri thức nào?

– Nhận thức kinh nghiệm là loại nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học.

– Loại nhận thức này tạo thành tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, tức là từ lao động sản xuất, đấu tranh xã hội hoặc thí nghiệm khoa học.

Có hai loại tri thức kinh nghiệm:

+ Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học) thu được từ những quan sát hàng ngày trong cuộc sống lao động và sản xuất.

 

+ Tri thức kinh nghiệm khoa học thu nhận được từ những thí nghiệm khoa học.

Trong sự phát triển của xã hội, hai loại tri thức kinh nghiệm nêu trên ngày càng thâm nhập lẫn nhau.

– Tri thức kinh nghiệm giới hạn ở lĩnh vực các sự kiện, miêu tả, phân loại các dữ kiện thu nhận được từ quan sát và thí nghiệm. Tri thức kinh nghiệm đã mang tính trừu tượng và khái quát, song mới là bước đầu và còn hạn chế.

– Tri thức kinh nghiệm có vai trò không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày, trong mọi hình thức lao động chân tay và lao động trí óc và nhất là trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội – một sự nghiệp mới mẻ, vô cùng khó khăn, phức tạp.

Chúng ta không thể tìm câu giải đáp cho mọi vấn đề của thực tiễn cách mạng đặt ra từ trong sách vở hay bằng suy diễn thuần túy từ lý luận có sẵn. Chính kinh nghiệm của đông đảo quần chúng nhân dân trong xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ đem lại cho chúng ta những bài học quan trọng.

 

2. Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận)

Tri thức nảy sinh trực tiếp từ lao động sản xuất là tri thức nào?

Nhận thức lý luận là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát hóa về bản chất và quy luật về các sự vật, hiện tượng.

Như thế, lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử.

Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm.

Nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều đó vẫn không làm mất đi mối liên hệ giữa lý luận và kinh nghiệm.

Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao nên nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, về tính quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan. Vì vậy, nhiệm vụ của nhận thức lý luận là đem quy sự vận động bề ngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự.

Như thế, lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn, nghĩa là có tính bản chất sâu sắc hơn và do đó, phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến, rộng hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận

Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau, nhưng có quan hệ biện chứng với nhau, thể hiện qua những điểm chính sau:

3.1. Kinh nghiệm là cơ sở để kiểm tra lý luận, sử đổi, bổ sung lý luận đã có, tổng kết khái quát thành lý luận mới.

Nhận thức kinh nghiệm cung cấp cho nhận thức lý luận những tư liệu phong phú, cụ thể. Nó gắn trực tiếp với thực tiễn tạo thành cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho lý luận đã có và tổng kết, khái quát thành lý luận mới.

Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm lại có hạn chế bởi nó chỉ mới đem lại sự hiểu biết về mặt riêng rẽ, về các mối liên hệ bên ngoài của sự vật và còn rời rạc.

Ở trình độ của mình, tri thức kinh nghiệm chưa thể nắm bắt được cái tất yếu sâu sắc nhất, mối quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng. Do đó, sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu.

Vì vậy, không thể coi thường tri thức kinh nghiệm, song cũng không thể cường điệu tri thức kinh nghiệm, không nên dừng lại ở kinh nghiệm mà cần phát triển lên trình độ lý luận.

3.2. Lý luận có tính độc lập tương đối so với kinh nghiệm và có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm.

Do có tính chân lý sâu sắc hơn, lý luận có vai trò dẫn dắt hình thành những tri thức kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn những kinh nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn, góp phần làm biến đổi đời sống của con người.

Tri thức lý luận nâng những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể, riêng lẻ, đơn nhất trở thành những cái khái quát, phổ biến.

4. Ý nghĩa phương pháp luận từ việc nghiên cứu nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận 

Việc nắm vững bản chất, chức năng của nhận thức kinh nghiệm, nhận thức lý luận và mối quan hệ biện chứng giữa chúng có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc đấu tranh khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều.

Bởi vì, trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, nếu tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức kinh nghiệm, coi thường nhận thức lý luận sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm. Điều đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:

“Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”.

Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức lý luận, hạ thấp kinh nghiệm, không quan tâm đến nhận thức kinh nghiệm sẽ dẫn đến căn bệnh giáo điều.

Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu “phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng… giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta.

Thực chất sai lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều là vi phạm sự thống nhất giữa thực tiễn và lý luận, giữa kinh nghiệm và lý luận.