Trình bày hạn chế của dịch vụ logistics tại Việt Nam

Mục lục bài viết

  • 1. Nội dung cơ bản của Kế hoạch hành động này là gì?
  • 2. Doanh nghiệp logistics trong nước có thể tận dụng được những gì từ Kh hành động này?
  • 3. Kế hoạch hành động đề ra nhiều nhiệm vụ như vậy, kinh phí thực hiện sẽ như thế nào?
  • 4. Việt Nam có những lợi thế gì để phát triển dịch vụ logistics?
  • 5. Dịch vụ logistics ở Việt Nam đang được quy định, điều chỉnh trong những VBPL chủ yếu nào?
  • 6. Việt Nam xếp hạng bao nhiêu về năng lực logistics?
  • 7. Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp dịch vụ logistics?
  • 8. Đâu là những điểm yếu mà doanh nghiệp logistics Việt Nam cần khắc phục?
  • 9. So với doanh nghiệp FDI thì doanh nghiệp logistics Việt Nam có lợi thế vàhạn chế gì?

1. Nội dung cơ bản của Kế hoạch hành động này là gì?

Nội dung cơ bản của Kế hoạch hành động là danh mục 60 nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2025 để góp phần cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics nói chung và doanh nghiệp dịch vụ logistics nói riêng, đẩy mạnh phát triển ngành logistics Việt Nam. 60 nhiệm vụ này được chia thành 6 nhóm bao gồm:

1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics.

2. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics.

3. Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ.

4. Phát triển thị trường dịch vụ logistics.

5. Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực.

6. Các nhiệm vụ khác. Mỗi nhiệm vụ bao gồm tên của nhiệm vụ, những kết quả chính cần đạt được, cơ quan chủ trì thực hiện, cơ quan phối hợp và thời gian phải hoàn thành. Căn cứ trên các nhiệm vụ này, mỗi cơ quan [bao gồm các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hiệp hội] sẽ có những chương trình, kế hoạch của riêng mình để triển khai. Trong những chương trình, kế hoạch đó, các cơ quan có thể lồng ghép các nhiệm vụ tại cơ quan, địa phương mình để đạt được những mục tiêu nêu trong Kế hoạch hành động.

2. Doanh nghiệp logistics trong nước có thể tận dụng được những gì từ Kh hành động này?

Những nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch hành động, trực tiếp hay gián tiếp, đều tác động đến các doanh nghiệp logistics Việt Nam, từ việc tạo lập môi trường pháp lý, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho việc những nhiệm vụ cụ thể giúp mở rộng thị trường, tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp chủ hàng.

Mặc dù đây là bản Kế hoạch hành động của Chính phủ, các doanh nghiệp logistics rất nên tìm hiểu nội dung của Kế hoạch hành động này, chủ động tham gia vào những nhiệm vụ có thể được, hoặc đón đầu những tác động tích cực mà Kế hoạch hành động này có thể đem lại. Ví dụ, với nhiệm vụ “Phát triển sàn giao dịch logistics”, doanh nghiệp logistics có thể đăng ký tham gia sàn giao dịch này để giới thiệu và quảng bá dịch vụ của mình, phát huy tối đa năng lực của phương tiện, kho bãi. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có thể vào sàn giao dịch này để tìm được dịch vụ logistics phù hợp với địa bàn, giá cả, chất lượng mong muốn, rút ngắn thời gian đưa hàng hóa đến tay đối tác và người tiêu dùng.

3. Kế hoạch hành động đề ra nhiều nhiệm vụ như vậy, kinh phí thực hiện sẽ như thế nào?

Kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, các Bộ ngành, địa phương cần căn cứ vào các nhiệm vụ được giao, tính chất, quy mô của nhiệm vụ để xác định nguồn kinh phí cho từng hoạt động. Đối với các nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước, cần xác định rõ là nguồn kinh phí thường xuyên hay kinh phí đầu tư. Các Bộ ngành, địa phương tự xây dựng đề án chi tiết để triển khai nhiệm vụ, tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổng hợp vào dự toán kinh phí hàng năm của đơn vị, địa phương. Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước, các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội chủ động huy động các nguồn vốn khác để triển khai Với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

4. Việt Nam có những lợi thế gì để phát triển dịch vụ logistics?

Nằm ở trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế, Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics. Đối với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng nằm ở vị trí trung tâm. Nếu lấy Thành phố Hồ Chí Minh làm tâm, vẽ một vòng tròn thì gần như toàn bộ khu vực nằm trọn trong vòng tròn ấy. Với bờ biển dài khoảng 3.260 km trải dài từ Bắc đến Nam, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa xuất nhập khẩu đến với thế giới. Không chỉ hàng hóa của chính mình sản xuất, Việt Nam cũng là địa điểm lý tưởng đến tiến hành các hoạt động trung chuyển như quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất. Cùng với tiến trình mở cửa và hội nhập, lượng hàng hóa sản xuất, lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu những năm qua tăng trưởng mạnh mẽ, là tiền đề và cũng là động lực thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics. Logistics đang trở thành ngành dịch vụ quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế và thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng kinh tế. Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết nhiều hiệp định thương mại, những hiệp định này buộc nền sản xuất phải tái cấu trúc, mở ra thêm những thị trường mới, tạo sức hút về hàng hóa cho đất nước. Việt Nam đang ở trong giai đoạn vàng của cơ cấu dân số, khi số dân trong độ tuổi lao động chiếm đến 51% tổng số dân. Lực lượng lao động trẻ, ham học hỏi là những yếu tố rất thuận lợi để đào tạo nên một đội ngũ cán bộ, công nhân logistics chuyên nghiệp, có trình độ hiểu biết và quản lý cao trong lĩnh vực logistics.

5. Dịch vụ logistics ở Việt Nam đang được quy định, điều chỉnh trong những VBPL chủ yếu nào?

Các văn bản pháp luật của Việt Nam điều chỉnh trong lĩnh vực logistics nổi bật là Luật Thương mại 2005, Luật Đầu tư 2014, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 và các luật chuyên ngành về giao thông vận tải,... các nghị định như Nghị định 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 và số 89/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011 về vận tải đa phương thức, Luật Hải quan 2015 và các luật chuyên ngành khác. Luật Thương mại có một mục riêng về logistics gồm 8 điều, từ Điều 233 đến Điều 240. Trong Luật Đầu tư 2014, kinh doanh dịch vụ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải tuân thủ những quy định của pháp luật hiện hành.

6. Việt Nam xếp hạng bao nhiêu về năng lực logistics?

Hiện nay, việc xếp hạng giữa các quốc gia về năng lực logistics thường được đánh giá thông qua Chỉ số Năng lực Logistics [Logistics Performance Index - LPI] do Ngân hàng Thế giới tiến hành 2 năm một lần. Được khởi đầu từ năm 2007, đến nay đã có 5 kỳ xếp hạng LPI. Xếp hạng của Việt Nam

Như vậy, sau 3 kỳ liên tiếp ở vị trí thứ 53, đến năm 2014 Việt Nam vươn lên đến vị trí thứ 48. Tuy nhiên đến năm 2016 lại tụt hạng xuống thứ 64.

7. Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp dịch vụ logistics?

Theo ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, tính đến đầu năm 2017, Việt Nam có khoảng 1.300 doanh nghiệp dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics ở Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm chính như sau:

• Nhóm thứ nhấtlà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn đa quốc gia đã có tên tuổi. Lĩnh vực hoạt động tập trung vào vận chuyển hàng hải, hàng không, dịch vụ logistics tích hợp, chất lượng cao. Khách hàng của các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp sản xuất - thương mại có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và cả một số doanh nghiệp trong nước - những khách hàng này là những người có nhận thức về logistics rất đầy đủ và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics trọn gói.

• Nhóm thứ hailà các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc đã cổ phần hóa và Nhà nước còn sở hữu một phần vốn, hoạt động về giao nhận, vận tải trong nước, phục vụ đa dạng phân khúc khách hàng và chủ yếu có thế mạnh chuyên từng mảng riêng lẻ.

• Nhóm thứ balà các công ty tư nhân, cổ phần. Những doanh nghiệp này ra đời chưa lâu, quy mô vốn còn nhỏ nhưng rất năng động và có tốc độ tăng trưởng cao. Họ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giao nhận, kho bãi, vận tải trong nước và cung cấp một số dịch vụ logistics đặc thù.

8. Đâu là những điểm yếu mà doanh nghiệp logistics Việt Nam cần khắc phục?

Doanh nghiệp logistics Việt Nam còn chưa đông, quy mô vốn nhỏ, địa bàn hoạt động chủ yếu chỉ ở trong nước, các dịch vụ cung cấp còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ thấp, ít giá trị gia tăng, thiếu liên kết - đó là những điểm yếu nổi bật của doanh nghiệp logistics Việt Nam. Nói riêng về thiếu liên kết, trong thời gian qua, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa thực sự tìm được tiếng nói chung với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, do vậy chưa có sự gắn bó, phối hợp nhịp nhàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiếu tin tưởng và ít muốn bắt tay chia sẻ với doanh nghiệp logistics Việt Nam. Sự thiếu liên kết còn thể hiện ngay giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics, do đó chưa hình thành được logistics 4PL là có những nhà cung cấp dịch vụ logistics tích hợp, sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp đơn lẻ để tạo nên một dịch vụ chung, khép kín hầu hết các khâu trong chuỗi cung ứng. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đang phải chịu các loại phí cao, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Còn doanh nghiệp logistics thì tăng trưởng chậm, khó vươn xa ra thị trường quốc tế.

9. So với doanh nghiệp FDI thì doanh nghiệp logistics Việt Nam có lợi thế vàhạn chế gì?

So với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp logistics Việt Nam lợi thế về việc am hiểu thị trường nội địa, nắm vững tập quán thương mại, có mối quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp Nhà nước hoặc đã cổ phần hóa, đã chiếm lĩnh được những vị trí, địa điểm mang tính chiến lược để xây dựng và khai thác hạ tầng logistics. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng có những hạn chế về quy mô vốn, về trình độ quản trị doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên. Đặc biệt, các doanh nghiệp logistics Việt Nam không có mối quan hệ sâu rộng, chắc chắn với các đối tác nước ngoài nên khó giành được hợp đồng từ nước ngoài. Ngay cả ở trong nước, do mối quan hệ từ các tập đoàn mẹ, các doanh nghiệp logistics FDI cũng dễ dàng ký được hợp đồng cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có vốn FDI. Sau đó, doanh nghiệp logistics FDI lại thuê lại doanh nghiệp logistics trong nước để cung cấp dịch vụ trong từng công đoạn nhỏ. Nhiều doanh nghiệp logistics Việt Nam đang nỗ lực học hỏi các doanh nghiệp FDI để vươn lên. Một số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mạnh vào công nghệ, trang thiết bị hiện đại. Một số khác chú trọng đào tạo cán bộ, nhân viên. Một số khác mở rộng tìm kiếm đối tác, đầu tư ra nước ngoài để tự nâng tầm.

Luật Minh Khuê [sưu tầm và biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề