Trong các khoản thu sau, khoản thu nào không Nam trong cân đối ngân sách nhà nước

- Nhóm 1: Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%;

- Nhóm 2: Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%;

- Nhóm 3: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm [%] giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Các khoản thu của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

Nhóm 1: Các khoản ngân sách trung ương hưởng 100%

Các khoản này bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế, gồm:

- Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu do cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước;

- Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, lãi được chia cho nước chủ nhà, các loại phí, tiền cho thuê mặt nước, các khoản thuế, phí và thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện, không kể khoản được cấp có thẩm quyền cho khấu trừ để khoán chi phí hoạt động; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập trung ương và doanh nghiệp nhà nước trung ương thực hiện, sau khi trừ phần được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.

Số thu phí được khấu trừ và trích lại để bù đắp chi phí không thuộc phạm vi thu ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;

- Lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thu, không kể lệ phí môn bài quy định tại điểm g và lệ phí trước bạ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 5 Thông tư 342.

- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;

- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp mà có vốn của trung ương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc trung ương quản lý;

- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc trung ương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;

- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế [bao gồm cả gốc và lãi]; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu;

- Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phần ngân sách trung ương được hưởng theo quy định của pháp luật;

- Tiền sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của trung ương;

- Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương;

- Thu kết dư ngân sách trung ương;

- Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách trung ương;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm cả thu ngân sách cấp dưới nộp lên.

Nhóm 2: Các khoản ngân sách địa phương hưởng 100%

Các khoản này bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế, gồm:

- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

- Tiền sử dụng đất;

- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê đất, thuê mặt nước từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

- Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Lệ phí môn bài;

- Lệ phí trước bạ;

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán;

- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế theo quy định; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu;

- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu đơn vị hoặc doanh nghiệp mà có vốn của ngân sách địa phương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc địa phương quản lý;

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, không kể khoản được cấp có thẩm quyền cho khấu trừ để khoản chi phí hoạt động; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập địa phương và doanh nghiệp nhà nước địa phương thực hiện, sau khi trừ phần được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.

Số thu phí được khấu trừ và trích lại để bù đắp chi phí không thuộc phạm vi thu ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;

- Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;

- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;

- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc địa phương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;

- Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của pháp luật;

- Tiền sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của địa phương;

- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

- Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

- Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;

- Thu kết dư ngân sách địa phương;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm cả thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; thu tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; thu ngân sách cấp dưới nộp lên.

Nhóm 3: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm [%] giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

Các khoản này bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế, gồm:

- Thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; không kể thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 3 Thông tư 342;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí [kể cả thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong hoạt động dầu, khí]; không kể thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Thông tư 342;

- Thuế thu nhập cá nhân;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư 342;

- Thuế bảo vệ môi trường, không kể thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 342.

Đối với thuế bảo vệ môi trường thu từ xăng dầu sản xuất trong nước, việc xác định số thu phát sinh căn cứ vào sản lượng do doanh nghiệp đầu mối bán ra trên thị trường và tỷ trọng tổng sản lượng xăng dầu sản xuất trong nước và tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu. Hằng năm, Bộ Tài chính xác định tỷ trọng này.

Nguồn thu của ngân sách địa phương bao gồm: Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%; Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm [%] giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương; Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang.

Nguồn thu của ngân sách trung ương bao gồm: Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm [%] giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Châu Thanh

Thu ngân sách nhà nước [State budget collection] là gì? Thu ngân sách nhà nước tiếng Anh là gì? Nội dung và vai trò của thu ngân sách nhà nước? Bản chất của thu ngân sách nhà nước?

Một trong những hình thức thể hiện quyền lực nhà nước của Nhà nước đó chính là việc thu ngân sách nhà nước. Mục đích của hoạt động này là để hình thành quỹ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

1. Thu ngân sách Nhà nước là gì?

1.1. Khái niệm thu ngân sách nhà nước

Trước hết, chúng ta cần hiểu ngân sách nhà nước, căn cứ vào Luật ngân sách nhà nước năm 2015 định nghĩa, ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Qũy ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp tại một thời điểm.

Thu ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quĩ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước là nội dung các khoản thu ngân sách Nhà nước và tỉ trọng từng khoản thu trong tổng thu ngân sách Nhà nước.

– Thu ngân sách nhà nước bao gồm:

+ Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;

+ Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;

+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước là quan các cấp nguồn thu sau:

Xem thêm: Năm ngân sách là gì? Thời điểm bắt đầu năm ngân sách nhà nước?

– Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.

– Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định.

– Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.

1.2. Bản chất của thu ngân sách nhà nước

– Thu ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội.

Chúng ta biết rằng, nguồn tài chính được tập trung vào ngân sách Nhà nước chính là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư được chuyển giao cho Nhà nước. Do vậy, việc xác định các khoản thu phải trên cơ sở giải quyết hài hoà giữa lợi ích Nhà nước với lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

– Thu ngân sách Nhà nước trước hết và chủ yếu gắn liền với các hoạt động kinh tế trong xã hội.

Mức độ phát triển kinh tế, tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm là tiền đề và là yếu tố khách quan hình thành nên các khoản thu ngân sách Nhà nước và quyết định mức độ động viên các khoản thu của ngân sách Nhà nước.

Xem thêm: Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục bội chi?

– Về mặt nội dung, thu ngân sách Nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quĩ tiền tệ tập trung của Nhà nước

2. Thu ngân sách Nhà nước tiếng Anh là gì?

Thu ngân sách nhà nước tiếng Anh là State budget collection

Ngân sách nhà nước tiếng Anh có thể được định nghĩa như sau:

State budget means all pf the State’s revennues and expenditures estimated and implemented in a certain period of time deciced by a competent state egency to ensure the performance of the functions and tasks of the state government.

The sate budget is set up on a coherent mechanism such as a law. It must comply with the provisions of the law on drafting procedures; decide and enforce the state budget as well as the division between legis lative and executive power over budget control.

Ngoài ra, còn một số thuật ngữ có liên quan trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng như sau:

Tiếng Việt Tiếng Anh
Vai trò của ngân sách nhà nước The role of the state budget
Chi ngân sách nhà nước State budget expenditure
Đặc điểm của ngân sách nhà nước Characteristics of the state budget
Khái niệm ngân sách nhà nước State budget concept
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước Structure of state budget revenue
Các khoản thu ngân sách nhà nước State budget revenues
Vai trò của thu ngân sách nhà nước The role of state budget revenue

3. Nội dung và vai trò của thu ngân sách Nhà nước:

3.1. Nội dung thu ngân sách Nhà nước

Căn cứ vào nguồn phát sinh các khoản thu

Xem thêm: Tài chính công là gì? Phân tích đặc điểm và vai trò của tài chính công?

Thu ngân sách Nhà nước được chia thành thu trong nước và thu từ nước ngoài.

Trong đó nguồn thu từ trong nước chiếm tỉ trọng lớn và đóng vai trò rất quan trọng đối với tổng thu ngân sách Nhà nước.

Thu từ nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng tuy nhiên chiếm tỉ trọng không lớn và không phải quyết định.

Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế

Thu ngân sách Nhà nước bao gồm:

– Thu thường xuyên là các khoản thu phát sinh tương đối đều đặn, ổn định về mặt thời gian và số lượng gồm thuế, phí, lệ phí. Trong đó:

+ Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

+ Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ [được qui định trong danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí].

Xem thêm: Luật ngân sách nhà nước 2015 số 83/2015/QH13 mới nhất năm 2022

+ Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lí Nhà nước [được qui định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí].

– Thu không thường xuyên là những khoản thu không ổn định về mặt thời gian phát sinh cũng như số lượng tiền thu được, bao gồm:

+ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước

+ Thu từ hoạt động sự nghiệp

+ Thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước

+ Thu từ viện trợ nước ngoài, từ vay trong nước và ngoài nước và các khoản thu khác.

Qua cách phân loại này để thấy rõ sự phát triển của nền kinh tế, tính hiệu quả của nền kinh tế và mức độ ổn định vững chắc của nguồn thu ngân sách.

Căn cứ vào yêu cầu động viên vốn vào ngân sách Nhà nước

Xem thêm: Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Bù đắp bội chi ngân sách nhà nước

[1] Thu trong cân đối ngân sách Nhà nước

Bao gồm các khoản thu:

– Thuế, phí, lệ phí

– Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, bao gồm: thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của Nhà nước [cả lãi và gốc]

– Thu từ hoạt động sự nghiệp

– Thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước;

– Các khoản thu khác theo luật định

Trong các khoản thu nói trên thì thuế là nguồn thu chủ yếu, chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng thu của ngân sách Nhà nước.

[2] Thu bù đắp thiếu hụt

Khi số thu ngân sách Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu và Nhà nước phải đi vay, bao gồm vay trong nước từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế – xã hội, vay từ nước ngoài…

Cách phân loại này cho phép đánh giá sự lành mạnh của ngân sách Nhà nước và rất có ý nghĩa trong tổ chức điều hành ngân sách Nhà nước.

Để thực hiện được việc phân tích, nghiên cứu và đảm bảo tính hiệu quả của các khoản thu, cũng như nâng cao hiệu quả thu ngân sách Nhà nước ngoài việc phân định các khoản thu và lập dự toán phù hợp.

3.2. Vai trò thu ngân sách Nhà nước

Liên quan đến sự vận hành của nền kinh tế nhà nước và sự phát triển xã hội nên thu ngân sách nhà nước nắm vai trò quan trọng và cụ thể như sau:

  • Thu ngân sách nhà nước nắm vai trò đảm bảo được những kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và luôn luôn đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của một số hoạt động trong bộ máy nhà nước. Để mà nói thì ngân sách nhà nước là một trong quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất nhằm giải quyết được những vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội, giáo dục, văn hóa, hành chính, an ninh, quốc phòng và y tế… Với những nhu cầu cần thiết này nắm những vai trò tăng thu ngân sách quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển ngân sách đảm bảo phát triển quốc gia.
  • Thông qua quá trình thu ngân sách nhà nước thì những điều tiết kinh tế và xã hội sẽ được hạn chế và tăng cường những mặt tích cực giúp tăng trưởng sự phát triển mọi hoạt động hiệu quả và quá trình kiểm soát. Để từ đó có thể điều tiết được mọi cơ cấu hoạt động kinh tế và có những định hướng chung.
  • Bên cạnh đó, thu ngân sách nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng để điều tiết được những thu nhập cá nhân thông qua quá trình đóng thuế. Đây cũng là phương pháp giảm khoảng cách giàu nghèo tạo điều kiện ổn định kinh tế và đời sống những người có thu nhập thấp.

Ngoài ra, thu ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước và nền kinh tế – xã hội, cụ thể là:

– Thu NSNN bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước. Vì NSNN được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyết nhung nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng.

Xuất phát từ vai trò này, việc tăng thu NSNN là rất cần thiết, được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô.

Các khoản thu của NSNN chủ yếu bắt nguồn từ khu vực sản xuất kinh doanh dịch vụ dưới hình thức thuế. Do vậy, về lâu dài để tăng nguồn thu NSNN phải tăng sản phẩm quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

– Thông qua thu NSNN, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế – xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặt tích cực của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Với công cụ thuế, Nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm định hướng cơ cấu kinh tế, định hướng tiêu dùng. Ví dụ, đối với các ngành nghề cần ưu tiên phát triển thì Nhà nước sẽ có chế độ thuế ưu đãi, giảm nhẹ hoặc miễn thuế và ngược lại. Hoặc để định hướng tiêu dùng cho toàn xã hội theo hướng kích cầu hay hạn chế cầu tiêu dùng thì Nhà nước sẽ giảm thuế hoặc đánh thuế cao đối với loại hàng hóa đó.

– Thu NSNN còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều tiết thu nhập của các cá nhân trong xã hội. Thông qua công cụ thuế, Nhà nước đánh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hoặc đánh thuế cao đối với các hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng…

Như vậy, ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia cũng như có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề