Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập

Gợi ý

Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của con người. Từ thực tế đó, dân gian đã đúc kết nên câu tục ngữ: Cái khó bó cái khôn.

Cái khó là những khó khăn trong thực tế cuộc sống, bó là sự trói buộc, cái khôn là khả năng suy nghĩ, sáng tạo của con người. Bằng một cách nói hình tượng, dân gian đã mang đến cho chúng ta nhiều điều đáng để suy nghĩ. Trong cuộc sống, những khó khăn thường hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người. Điều này đúng nhưng đồng thời cũng có mặt chưa đúng.

Chưa đúng vì nó còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của sự nỗ lực chủ quan của con người. Trên thực tế, có rất nhiều người dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng họ vẫn nỗ lực vươn lên để học tập tốt hoặc hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao… Nhưng câu tục ngữ cũng đưa ra một thực tế khách quan: Sự phát triển chủ quan bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, chịu sự tác động của hoàn cảnh khách quan. Ví dụ: Có điều kiện thuận lợi trong học tập, [thời gian, tài liệu, thầy giỏi, bạn tốt…] thì ta có thể học tập tốt. Ngược lại, hoàn cảnh khó khăn thì kết quả học tập của ta bị hạn chế. Từ đây, ta nhận ra những bài học đáng quí cho bản thân mình. Hoàn cảnh càng khó khăn, ta càng phải quyết tâm khấc phục. Khó khăn chính là môi trường để rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong cuộc sống. Trong hoàn cảnh nào cũng cần đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách và vươn tới thành công.

Xem thêm:  Cảm nhận về bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Vanmau.edu.vn

Chủ đề: ban thancai kho bo cai khoncon ngườicuộc sốnghọc tậpmôi trườngsuy nghĩthời gianý chí

Cuộc sống luôn không là một vườn hoa hồng, và dẫu có là hoa hồng thì cũng nhiều gai nhọn. Bơi trong cuộc sống lúc nào chẵng gặp khó khăn. Ngày xưa thường nghe câu tục ngữ: “Cái khó ló Cái khôn”. Chắc cũng không cần phải làm một bài văn phân tích câu nói này, nhưng hãy xét đến yếu tố cần để câu này thành kết quả. Điều thứ nhất, yếu tố chủ quan là người gặp khó này là người kiên trì, có nghị lực, bình tĩnh và sáng suốt, vâng, tốt nữa nếu anh ta thông minh. Điều thứ hai, yếu tố khách quan là hoàn cảnh tạo nên cái khó. Đây lại là điều quan trọng, đặt biệt trong cuộc sống hiện nay. Một yếu tố cũng quan trọng là phân biệt cái khó, ở đây mình không chia nhỏ ra, cứ đi thẳng đến kết quả nếu cái khó được giải quyết thì bạn sẽ được quyền lợi gì, tinh thần hay vật chất. [dĩ nhiên có lúc đạt cả hai, nhưng mình cứ chia theo dạng cho dù được nhưng cái nào nặng hơn].

Bây giờ mình xét về nguồn gốc câu nói, đây là câu tục ngữ, nghĩa là từ ngày xa xưa, do Cha Ông truyền lại. Vậy ngày xưa khác ngày nay sao, ngày xưa ngày nay con người đều phải sống, cái khác nhau cơ bản nhất đang hình thành rõ rệt là những vòng tròn cuộc sống đan lồng nhau, liên quan nhau không còn vì tình cãm, tinh thần như ngày xưa nữa mà vì quyền lợi, vì vật chất. Thế thì, ngày xưa đúng là “Cái khó ló cái khôn”, hoàn cảnh xã hội ít nhiều hổ trợ cho cái khôn được thực thi.

Ngày nay, có vẽ “ló” thành “bó” mất. Cái khó bó cái khôn chăng, vì cái khó ngày nay trăm chiều, cái khó ngày nay mang tính khách quan khá cao. Người ta vẫn cố gắng, vẫn có những sự sống bền bỉ, nhưng khó phát thành ngọn lữa to. Với tốc độ cuộc sống cái khó ngày nay tạo một khoãng cách khá lớn, rõ rệt hơn giữa đối tượng gặp khó và đối tượng không khó, huống chi đến đối tượng gặp dễ. Cái khó ngày nay xuất phát từ những lý lơi cuộc đời, con người cố vượt khỏi những lý lơi đó cũng đã mạnh mẽ lắm. Vượt cái khó ngày nay để được sống, chứ chưa đủ để thành cái khôn, hay đúng hơn, những cái khó đã làm người ta vướng víu, đa đoan … ôm tròn, đôi lúc siết chặt cuộc sống, …bó cái khôn mất rồi. Thực tế phũ phàng hay cái nhìn quá bi quan vậy.

Ừ thì “cái khó vẫn ló cái khôn, … mà khôn lỏi”. Trong cuộc sống mà ít nhiều tự thân vận động, ít nhiều cần sự khéo khôn, cuộc sống mà từ “mềm dẻo” trở thành phải biết thì cái khôn thành khôn lỏi mất rồi.

Đọc truyện ngắn “Con Rắn Ri Voi” của nhà văn Sơn Nam, cái thời loạn lạc mà dân Nam dồn xuống vùng Tây Nam Bộ lập sống và khẩn hoang, nghiệm thấy cái khôn lỏi mà cười. Truyện kể một thương buôn người Hoa muốn mua da con rắn ri voi đem dìa SanhCaBo để thuộc làm bóp đầm. Dân mừng như hạn gặp mưa, mà da rắn mắc rẻ mua theo bề ngang, cái nào dưới tất thì loại. Dân mình buộc đuôi rắn, thổi hơi vô cho da nó căng ra, miếng nào miếng nấy bề ngang lớn dữ. Rồi thì cũng bán …nhưng chỉ một mùa. Người ta nói vì da rắn xứ mình mỏng quá, người ta chê, may lên bóp đầm bị rách, cái khôn lỏi này chỉ ăn xổi ở thì. Cái dạng này ngày nay đâu đó vẫn gặp, nhưng dân mình đối với dân mình mua Nem bị quá nhiều lá, mua Cá hay Mực bị độn sinh sa… chỉ còn chua xót.

Người ta tự bơi, đường không thông, không phẳng, đôi khi còn gặp sự trướng ngại của xã hội, thì cái khôn được nãy sinh để đối phó, để tránh, để lách. Rồi những va chạm đôi lúc làm trầy sướt, đôi lúc rướm máu, thậm trí mất mát xãy ra… Nhưng cũng có những “lách” trở thành “luồn” thì cái khôn chỉ còn chữ “lỏi”, cái khó cộng cái tham biến người ta thành “lỏi”. Đã là cái lỏi thì lại dẫn đến lòng tin; mà lòng tin giữa người và người còn mất thì còn gì mà tin nữa. “Lỏi” ừ thì “lỏi”, lỏi được mấy lần, được mấy thời rồi cũng mất.

1. Mở bài:

Trong cuộc sống, đôi khi những khó khăn của hoàn cảnh làm ảnh hưởng tới việc phát huy khả năng của con người. Chính từ những kinh nghệm đúc kết của bản thân mình nên chúng ta có câu tục ngữ:  "cái khó bó cái khôn”.

2. Thân bài:

Giải: giải thích câu tục ngữ:" Cái khó bó cái khôn":

  • Cái khó: là những khó khăn trở ngại trong cuộc sống mà mỗi người chúng ta ai trong đời cũng từng mắc phải
  • Cái khôn: là khả năng suy nghĩ sáng tạo cũng như những nhận thức đúng đắn về sự vật, sự việc, dự tính, phán đoán được tình huống phát triển của sự việc, đề ra cách thức giải quyết vấn đề không đề gặp phải.
  • bó: là cái trói buộc kìm hãm
  •  Cái khó bó cái khôn: Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người

Bình: Khẳng định lại tính đúng sai của vấn đề:

  • Mặt đúng: Con người bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh [ít hay nhiều]. Chẳng hạn, những bạn có điều kiện thuận lợi như gia đình giàu có, thời gian nhiều, tài liệu đủ, thầy giỏi, bạn tốt.. .sẽ có thể học tốt hơn những bạn nhà nghèo, thời gian dành cho học tập ít. điều kiện lài liệu, thầy, bạn...cũng thiếu thốn.
  • Mặt chưa đúng: Bài học mà câu tục ngữ nêu ra còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của cá nhân trong việc vươn lên trên hoàn cảnh, thậm chí cải tạo hoàn cảnh. Bằng chứng là nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn vẫn học tốt, ngược lại nhiều bạn có điều kiện thuận lợi nhưng do ỷ lại nên vẫn học yếu.

Luận: Đưa ra kết luận, nêu ra những ví dụ điển hình chứng minh cho câu tục ngữ

Rút: Đưa ra bài học cho bản thân và mọi người:

  • Trước khi suy tính vấn đề gì cần tính đến những điều kiện khách quan để hạn chế tối đa sự phụ thuộc của vấn đề đó vào yếu tố bên ngoài.
  • Trong hoàn cảnh nào cũng cần đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn.

3. Kết bài: Khẳng định, đánh giá

Hoàn cảnh khó khăn như những thách thức trên bước đường chinh phục. Khó khăn càng nhiều thì khi đạt tới đỉnh cao ta càng thấy giá trị của vinh quang. Câu tục ngữ giúp ta nhận thức được một thực tế nhưng hiểu cặn kẽ mọi mặt sẽ khiến ta không nản lòng.

Bài làm

Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của con người. Từ thực tế đó, dân gian đã đúc kết nên câu tục ngữ: Cái khó bó cái khôn.

Cái khó là những khó khăn trong thực tế cuộc sống, bó là sự trói buộc, cái khôn là khả năng suy nghĩ, sáng tạo của con người. Bằng một cách nói hình tượng, dân gian đã mang đến cho chúng ta nhiều điều đáng để suy nghĩ. Trong cuộc sống, những khó khăn thường hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người. Điều này đúng nhưng đồng thời cũng có mặt chưa đúng.

Chưa đúng vì nó còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của sự nỗ lực chủ quan của con người. Trên thực tế, có rất nhiều người dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng họ vẫn nỗ lực vươn lên để học tập tốt hoặc hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao... Nhưng câu tục ngữ cũng đưa ra một thực tế khách quan: Sự phát triển chủ quan bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, chịu sự tác động của hoàn cảnh khách quan. Ví dụ: Có điều kiện thuận lợi trong học tập [thời gian, tài liệu, thầy giỏi, bạn tốt...] thì ta có thể học tập tốt. Ngược lại, hoàn cảnh khó khăn thì kết quả học tập của ta bị hạn chế. Từ đây, ta nhận ra những bài học đáng quý cho bản thân mình. Hoàn cảnh càng khó khăn, ta càng phải quyết tâm khắc phục. Khó khăn chính là môi trường để rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong cuộc sống. Trong hoàn cảnh nào cũng cần đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan; lấy ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách và vươn tới thành công.

Video liên quan

Chủ Đề