Trục xuất nghĩa là gì

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:25/12/2017

 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012  Thủ tục trục xuất

Trục xuất là gì? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Nguyễn Khánh Ngân, hiện nay tôi đang làm việc tại Quận 1, Tp.HCM. Vì nhu cầu học tập, tôi cần tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến vấn đề trục xuất, tuy nhiên tôi chưa tìm được văn bản quy định. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Trục xuất là gì? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.   

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật hình sự 2015 thì trục xuất được hiểu như sau:

    Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

    Định nghĩa trục xuất cũng được quy định tại Điều 27 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể như sau:

    Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

    Như vậy, trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất vừa là hình thức phạt chính vừa là hình thức phạt bổ sung. Trục xuất là hình thức phạt độc lập hoặc áp dụng cùng với hình thức phạt bổ sung.

    Trên đây là nội dung tư vấn về trục xuất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.

    Trân trọng!


THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Mục lục bài viết 1 1. Trục xuất là gì? 2 2. Trục xuất trong tiếng anh là gì? 3 3. Quy định về việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất? Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam làm việc […]

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam làm việc và sinh sống hay du lịch ngày một nhiều. Ngoài những tác động tích cực đến sự phát triển cho nền kinh tế thì một trong những biểu hiện tiêu cực đó là việc người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam. Một trong những hình thức xử phạt được áp dụng khi có người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ chúng ta đó là trục xuất.

Luật sư tư vấn bào chữa vụ án hình sự uy tín toàn quốc: 1900.6568

1. Trục xuất là gì?

– Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Đặc điểm của hình thức xử phạt trục xuất:

Với tư cách là một trong những hình thức xử phạt đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam, trục xuất đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt trục xuất lần đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính [XLVPHC] năm 2002 [sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008]. Khi Luật XLVPHC năm 2012 thay thế Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 [sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008] thì hình thức xử phạt trục xuất được quy định tại Điều 27. Theo đó, trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng theo pháp luật Việt Nam, hình thức xử phạt trục xuất được áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung và có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, trục xuất là một hình thức xử phạt được quy định trong Luật XPVPHC năm 2012. Trục xuất được áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính hoặc là hình thức xử phạt bổ sung. Như vậy, đối với vi phạm hành chính nếu đã áp dụng trục xuất với tư cách là hình thức xử phạt chính thì không đồng thời áp dụng trục xuất với tư cách là hình thức xử phạt bổ sung.

Thứ hai, đối tượng áp dụng đối với hình thức xử phạt trục xuất là người nước ngoài vi phạm hành chính tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa công dân Việt Nam vi phạm hành chính thì không thể bị áp dụng hình thức xử phạt đặc trưng này.

Thứ ba, hình thức xử phạt trục xuất có mức độ hạn chế quyền tự do cao hơn so với các hình thức xử phạt khác. Luật XLVPHC năm 2012 quy định các hình thức xử phạt bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện; trục xuất. Khi bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, người bị trục xuất phải dừng tất cả những hoạt động học tập, làm việc, kinh doanh… và bị buộc phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trong thời gian chờ làm thủ tục trục xuất, người bị trục xuất có thể bị áp dụng biện pháp quản lý như: [i] bị hạn chế việc đi lại; [ii] bị chỉ định chỗ ở, tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu; [iii] bắt buộc lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý nếu có căn cứ cho rằng người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất. Mục đích của việc áp dụng các biện pháp trên nhằm quản lý và hạn chế tự do đi lại trong thời gian chờ thi hành chính thức xử phạt trục xuất.

Thứ tư, hình thức xử phạt trục xuất được áp dụng theo thủ tục hành chính, thuộc thẩm quyền của Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh. Đây là đặc điểm rất quan trọng để phân biệt hình thức xử phạt trục xuất và các biện pháp cưỡng chế khác như hình phạt trục xuất trong luật hình sự hay biện pháp cưỡng chế buộc xuất cảnh trong Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú của người ngoài tại Việt Nam 2014.

Xem thêm: Hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính

Thứ năm, hình thức xử phạt trục xuất chỉ được áp dụng trong một số trường hợp được pháp luật quy định. Theo khảo cứu của tác giả, hình thức xử phạt trục xuất chỉ được quy định trong 11 nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực.

2. Trục xuất trong tiếng anh là gì?

– Trục xuất trong tiếng anh là Expulsion

– Trục xuất trong tiếng anh được định nghĩa là:

Expulsion is a form of sanction that forces foreigners who commit administrative violations in Vietnam to leave the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

– Một số từ vựng tiêu biểu liên quan trong cùng lĩnh vực như:

1 immigrant [n] người nhập cư
2 emigrant [n] người di cư
3 immigrate [v] nhập cư
4 immigration [n] sự nhập cư
5 refugee [n] người tị nạn

3. Quy định về việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất?

Nghị định số 112/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất như sau:

Thứ nhất, về thẩm quyền áp dụng

Người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điểm đ Khoản 5, Khoản 7 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Đó là của Công an nhân dân dân, bao gồm:

Xem thêm: Trường hợp thu hồi giấy phép lao động, trục xuất người lao động nước ngoài

– Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy: Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

– Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

Thứ hai, trình tự thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng

1. Cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, phải gửi ngay tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ [nếu có] liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở Trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Hồ sơ gồm có:

a] Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị trục xuất;

b] Tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật hành chính;

c] Các hình thức xử lý đã áp dụng [đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm];

d] Văn bản đề nghị trục xuất.

Thứ ba, ra quyết định xử phạt trục xuất

1. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, chuyển đến Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm biết.

2. Quyết định xử phạt trục xuất phải ghi rõ những nội dung sau:

a] Ngày, tháng, năm ra quyết định xử phạt trục xuất;

b] Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt trục xuất;

c] Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu/giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị trục xuất;

d] Hành vi vi phạm hành chính của người bị trục xuất;

đ] Điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả [nếu có];

e] Thời gian thi hành quyết định xử phạt trục xuất;

g] Nơi bị trục xuất đến;

h] Cửa khẩu thi hành quyết định xử phạt trục xuất;

i] Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định xử phạt trục xuất;

k] Nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

l] Chữ ký của người ra quyết định xử phạt trục xuất.

3. Quyết định xử phạt trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành. Quyết định xử phạt trục xuất phải được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Thứ tư, hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất

1. Người bị trục xuất được hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất trong những trường hợp sau đây:

a] Bị bệnh nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác không thể thực hiện được quyết định xử phạt trục xuất có chứng nhận của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên hoặc các trường hợp bất khả kháng khác;

b] Phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật.

2. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất.

3. Trên cơ sở đề nghị của trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất.

4. Khi điều kiện hoãn không còn thì quyết định xử phạt trục xuất được tiếp tục thi hành.

Thứ năm, hồ sơ thi hành quyết định xử phạt trục xuất

1. Hồ sơ thi hành quyết định xử phạt trục xuất, bao gồm:

a] Quyết định xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính;

b] Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của người bị trục xuất;

c] Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác [nếu có];

d] Các tài liệu khác có liên quan.

2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định

Vì những hành vi vi phạm diễn ra trên thực tế ngày càng phức tạp hơn chính vì vậy việc hoàn thiện hơn quy định liên quan đến xử phạt bằng hình thức trục xuất được cho là cấp thiết và quan trọng. Theo đó, Chính phủ phải tiến hành rà soát các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực và đưa ra cách xác định “tính chất, mức độ xâm hại trật tự quản lý nhà nước của hành vi vi phạm” để từ đó có thể áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần “mạnh dạn” quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với những vi phạm hành chính liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, có khách thể bảo vệ quan trọng như quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, vùng biển, đảo và thềm lục địa. Hơn nữa, để xây dựng và hoàn thiện việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, Luật XLVPHC năm 2012 cần quy định rõ ràng các tiêu chí, điều kiện cụ thể để áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, mức độ vi phạm hành chính như thế nào thì bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất? Theo chúng tôi, pháp luật nên quy định cụ thể vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Điều đó có nghĩa người nước ngoài thực hiện hành vi này thì đương nhiên bị trục xuất.

Video liên quan

Chủ Đề