Trung quốc xin lỗi bụ bắn máy bay su năm 2024

Người phát ngôn Dmitry Peskov của Tổng thống Nga nói rằng Tổng thống Vladimir Putin đã nhận được thông điệp, trong đó, ông Erdogan nói sẵn sàng giải quyết tình hình quanh vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Nga. Ông Erdogan cũng nhấn mạnh sẵn sàng cùng Nga giải quyết các thách thức an ninh trong khu vực và hợp tác chống khủng bố.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho hay đã đánh giá nguy cơ và nỗ lực để đưa thi thể phi công Nga từ phe đối lập ở Syria về sau đó tiến hành tang lễ theo đúng nghi thức tôn giáo và quân đội. Ông Erdogan còn bày tỏ niềm tiếc thương đối với gia đình phi công Nga, theo TASS dẫn lại. Một người có quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ bị nghi đồng loã trong vụ gây ra cái chết của phi công Nga cũng đang được điều tra.

Một tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga hồi tháng 11.2015. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng máy bay Nga đã xâm phạm không phận Thổ trong khi Nga phản bác rằng máy bay Su-24 còn ở trong không phận Syria.

Tai nạn khiến cho mối quan hệ giữa 2 nước trở nên xấu đi. Tổng thống Putin gọi vụ việc trên là “cú đâm từ sau lưng”. Nga sau đó áp đặt nhiều biện pháp cấm nhập khẩu hàng hoá từ Thổ Nhĩ Kỳ và các lệnh cấm khác nhằm đáp trả vụ bắn rơi máy bay.

Mỹ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-22 để bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc đi vào không phận hôm 4/2 (Ảnh: Fox).

Reuters dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Costa Rica cho biết, chính phủ Trung Quốc phát hiện một trong các khinh khí cầu của nước này đã bay trên không phận Costa Rica. Đại sứ quán Trung Quốc ở San Joe đã lên tiếng xin lỗi về sự cố này, đồng thời khẳng định đó là khinh khí cầu dân sự phục vụ nghiên cứu khoa học, chủ yếu là khí tượng.

Giới chức Costa Rica cho hay, phía Trung Quốc nói rằng, khí cầu đã bị đi chệch hướng dự định ban đầu nhưng họ có rất ít khả năng để điều chỉnh lại.

Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 6/2, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, khinh khí cầu của nước này được phát hiện ở Mỹ Latinh sử dụng cho mục đích dân sự.

Hôm 5/2, người đứng đầu Cơ quan hàng không dân sự Costa Rica nói rằng, giới chức địa phương đã nhận được thông tin về một khinh khí cầu đi lạc vào không phận của nước này hôm thứ Năm tuần trước (2/2). Quân đội Colombia cũng phát đi thông báo phát hiện một vật thể lạ giống khinh khí cầu trong không phận của họ một ngày trước đó. Thời điểm đó, giới chức hàng không Colombia đã gửi thông báo cho các phi công dân sự, nhưng không có bất cứ hành động can thiệp nào khác.

Sự việc xảy ra trong bối cảnh quân đội Mỹ cho biết, máy bay chiến đấu của họ đã khai hỏa tên lửa, bắn rơi vật thể mà họ nghi là "khinh khí cầu do thám" của Trung Quốc. Bắc Kinh cho biết, đây chỉ là khinh khí cầu dân sự phục vụ mục đích nghiên cứu khí tượng và chỉ trích Washington hành động thái quá.

Các máy bay trinh sát của Mỹ đã bắt được điểm yếu của máy bay chiến đấu Trung Quốc, và thậm chí cũng nắm được các hạn chế của hệ thống radar Bắc Kinh, từ đó tiến hành các chuyến bay theo một tuyến đường được tính toán kỹ lưỡng, cho phép nắm bắt thông tin tình báo quân sự tối mật và quay phim căn cứ thử hạt nhân của Trung Quốc trong suốt chuyến bay với một thời gian dài.

Khi đó, Mỹ cũng đã xây dựng một kế hoạch phá hủy các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc, nhất là sau khi bay thử thành công máy bay ném bom chiến lược tầm cao.

Tình hình này đặt ra yêu cầu khẩn cấp cho Trung Quốc trong việc đưa vào biên chế các máy bay chiến đấu hiện đại hơn để đối phó với Mỹ. Tháng 5/1965, máy bay chiến đấu đầu tiên do Trung Quốc nghiên cứu phát triển là J-8 được chính thức phê duyệt, ông Hoàng Chí Thiên được bổ nhiệm làm nhà thiết kế chính đầu tiên.

Tuy nhiên, một điều bất hạnh là chỉ vài ngày sau, vị kỹ sư này đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay khi ra nước ngoài mua thiết bị. Điều này đã làm kế hoạch chế tạo máy bay chiến đấu J-8 của Trung Quốc rơi vào bế tắc.

Để có thể tiếp tục chương trình này, các thành viên trong nhóm làm việc của ông Hoàng là Vương Nam Thọ, Cố Tụng Phần, Phùng Chung Việt, Hồ Trừ Sinh và Tưởng Thành Anh đã thành lập văn phòng thiết kế mới. Đây là các kỹ sư trẻ nên không được nhiều quan chức trong Quân đội Trung Quốc kỳ vọng.

Sau một thời gian hoạt động, văn phòng này đã từ từ biến mục tiêu độc lập thiết kế máy bay thành hiện thực khi hoàn thành hơn 50.000 bản thiết kế với hơn 11.000 bộ phận được chế tạo và 65 vật liệu mới. Trong đó, có nhiều vật liệu mới chưa từng được sản xuất ở Trung Quốc.

Các bản thiết kế này nhanh chóng được giới lãnh đạo quốc phòng Trung Quốc chú ý, ngay sau đó, hàng loạt kế hoạch được thông qua và chương trình chế tạo J-8 của Bắc Kinh chính thức được khởi động. Chiếc máy bay đầu tiên được hoàn thành với sự tham gia của hơn 507 kỹ sư và công nhân.

Trung quốc xin lỗi bụ bắn máy bay su năm 2024

Hình vẽ thiết kế máy bay chiến đấu J-8. Nguồn: Sina.

Ngày 23/6/1968, J-8 chính thức được lắp ráp và vận hành thử trước khi chuyến bay đầu tiên được bắt đầu. Chỉ có hai chiếc J-8 được sản xuất trong lô đầu tiên, trong đó một chiếc bị sự cố khi thử nghiệm trên mặt đất, chiếc còn lại bị gãy thân máy bay trong quá trình thử nghiệm tĩnh và không đạt yêu cầu về độ bền thiết kế.

Điều này làm cho chuyến bay đầu tiên dự kiến ban đầu là ngày 1/7/1968 đã phải hoãn lại. Sau khi xảy ra các vấn đề, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tập trung giải quyết từng vấn đề một, và cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân thân máy bay bị gãy. Nguyên nhân chính của vấn đề này đó là phần đuôi ngang của J-8 được thiết kế không phù hợp, làm tăng nguy cơ mất an toàn khi cất – hạ cánh.

Việc thử nghiệm J-8 của Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là về công nghệ và cơ sở hạ tầng. Khi đó, tại các nước phương Tây, những đường hầm gió thử nghiệm máy bay có kích thước lên đến 24 × 24 m, nhưng đường hầm gió lớn nhất ở Trung Quốc chỉ là 3x4 m, do vậy chỉ có thể đưa mô hình vào thử nghiệm, còn tình hình thực tế thì không được mô phỏng.

Do mô hình quá nhỏ và thiết bị cảm biến không đầy đủ nên những nhà thiết kế Trung Quốc chỉ có thể quan sát nhiều lần bằng mắt thường, một số người thậm chí đã vào đường hầm gió trong tuyệt vọng để gỡ lỗi thiết bị.

Những khó khăn này đã làm cho dự án J-8 tiến dần đến “tàn lụi”, chuyến bay đầu tiên bị hoãn 3 lần. Tuy nhiên, trước yêu cầu chiến lược ngày càng gia tăng trong việc đối phó với hoạt động của Mỹ, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã yêu cầu các kỹ sư hàng không Trung Quốc khắc phục khó khăn và quyết tâm chế tạo loại máy bay này.

Sau nhiều nỗ lực, ngày 5/7/1969, máy bay J-8 lần đầu tiên bay thành công tại Thẩm Dương. Điều này mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành chế tạo máy bay quân sự của Trung Quốc, sau đó hàng loạt các máy bay khác đã ra đời và đến nay là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5.