Tự nhiên thấy chán nản là triệu chứng bệnh gì năm 2024

Cảm giác buồn bã, lo âu… có lẽ là biểu hiện rõ nhất ở mọi căn bệnh tâm thần: rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoang tưởng, trầm cảm,… Nếu bỗng nhiên một ngày, bạn cảm thấy bản thân có những dấu hiệu lạ, cảm thấy buồn bã, chán nản, lo âu, ưu phiền dù không có vấn đề gì nghiêm trọng thì bạn nên thử đến tìm gặp bác sĩ để được nghe tư vấn.

Đa nghi mọi vấn đề xung quanh

Người mới mắc bệnh tâm thần có thể có những suy nghĩ, cảm xúc kì lạ, bất thường. Họ tự tưởng tượng và luôn có khuynh hướng nghi ngờ mọi việc trong mọi tình huống, nghi ngờ người xung quanh dù là người thân cận, đáng tin. Nếu không chữa trị kịp thời, để lâu ngày bệnh có thể chuyển sang nặng thành bệnh hoang tưởng.

Tự nhiên thấy chán nản là triệu chứng bệnh gì năm 2024

Người mắc bệnh tâm thần ở giai đoạn sớm có những suy nghĩ tiêu cực.

Hay có cảm giác bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống

Một biểu hiện dễ nhận thấy nữa ở người mắc bệnh tâm thần ở giai đoạn sớm là những suy nghĩ tiêu cực. Họ luôn nghĩ mọi việc theo chiều hướng xấu, bi quan và cảm thấy cuộc sống này không có niềm vui, ý nghĩa. Họ chán nản, tuyệt vọng và càng thu mình nhỏ bé giữa xã hội. Người bệnh rất dễ chuyển sang tự kỷ, trầm cảm nếu không có biện pháp kịp thời để tác động đến suy nghĩ.

Có biểu hiện rối loạn nhịp sống, sức khỏe suy giảm

Bệnh nhân mắc bệnh tâm thần sẽ thường xuyên bị đảo lộn đồng hồ sinh học, mất ngủ, rối loạn ăn uống và bên cạnh đó là một số thay đổi về thể chất như đau đầu, đau cổ, mỏi lưng,…

Hay nói nhiều, dễ kích động

Đây là một biểu hiện tâm lý, hành vi rõ nhất đối với người mắc bệnh tâm thần. Bệnh nhân trở nên nói nhiều hơn một cách kì lạ, họ nói vu vơ, những câu chuyện không có căn cứ mà người nghe khó có thể hiểu được. Hơn nữa, họ cứ nói liên tục, không ngừng nghỉ nhưng cũng không cảm thấy mệt mỏi. Đi kèm với đó là nhảy múa, khua chân khua tay và có những hành động rất lạ. Họ cũng rất dễ bị kích động, hoảng loạn nếu bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, có thể khóc như trẻ con, la hét, hoặc một số im lặng.

Tâm thần là bệnh phổ biến, bệnh tâm thần có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, từ thời thời ấu cho đến những năm trưởng thành và những năm về sau. Bệnh có thể ảnh hưởng tạm thời hoặc lâu dài. Do đó, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng bệnh như trên, hãy đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa, biện pháp can thiệp thường là kiểm soát căng thẳng, cải thiện triệu chứng bệnh bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc cải thiện thói quen sống lành mạnh. Việc phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp cho người bệnh cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Việt Nam đang đối mặt với tình trạng rối loạn tâm thần có xu hướng gia tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính năm 2019, cứ 8 người lại có một người sống chung với rối loạn tâm thần, trong đó rối loạn lo âu và trầm cảm là phổ biến nhất. Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng cấp tính, mạn tính và phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người.

Vào năm 2020, số người bị rối loạn lo âu và trầm cảm tăng khoảng 25%, kéo theo số ca tự tử tăng. Nhiều người bị rối loạn tâm thần không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc hiệu quả, làm gia tăng khoảng trống điều trị. Chỉ 29% số người bị rối loạn tâm thần và 1/3 số người bị trầm cảm được chăm sóc sức khỏe tâm thần chính thức.

Mệt mỏi kéo dài hay còn được gọi là mệt mỏi mãn tính, đây là tình trạng thường xuất hiện ở người có tần suất lao động nhiều, stress, căng thẳng lâu ngày,… Nguyên nhân gây mệt mỏi đến từ nhiều khía cạnh, trong đó có cả thói quen sinh hoặc và bệnh lý.

Thế nào là mệt mỏi kéo dài?

Tình trạng mệt mỏi kéo dài là cảm giác khá phổ biến, đặc biệt ở những người có cường độ lao động cao, làm việc liên tục, áp lực công việc lớn, stress,... Khi không có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý cũng dễ gây mệt mỏi kéo dài và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sức chịu đựng của cơ thể.

Tự nhiên thấy chán nản là triệu chứng bệnh gì năm 2024
Mệt mỏi kéo dài là trạng thái tinh thần chán nản, mất năng lượng, kém tập trung

Thông thường, cảm giác mệt mỏi chỉ trong khoảng từ 1 – 2 ngày và dần hồi phục sau đó khi được nghỉ ngơi thích hợp. Tuy nhiên, thời gian mệt mỏi lâu hơn có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hay còn gọi là mệt mỏi mãn tính không rõ nguyên nhân.

Rất nhiều trường hợp người bệnh bị mệt mỏi kéo dài trong 1 – 2 tuần hoặc thậm chí là lâu hơn. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này tương đối đa dạng, có thể do thói quen làm việc, sinh hoạt hoặc do bệnh lý gây nên. Chính vì vậy, bất kể ai khi bị mệt mỏi kéo dài cần hết sức cẩn trọng với các biểu hiện đi kèm để sớm phát hiện bệnh lý và điều trị sớm, tăng hiệu quả chữa trị.

Triệu chứng cho thấy bạn đang bị mệt mỏi kéo dài

Nhận biết và phân biệt mệt mỏi kéo dài với những triệu chứng thông thường khi mệt mỏi khá đơn giản, chủ yếu dựa trên thời gian xuất hiện và kéo dài của cảm giác chán nản, mệt mỏi ở mỗi người. Theo các cơ quan nghiên cứu, mệt mỏi kéo dài còn gọi là chứng mệt mỏi mãn tính, có thể được chẩn đoán thông qua một số biểu hiện thường gặp như:

  • Cảm giác mệt mỏi kéo dài từ 6 tháng trở lên và ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Cảm giác mệt mỏi kéo dài có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như mệt nhiều ngay cả khi chỉ vận động vừa hoặc nhẹ, đau khớp không rõ nguyên nhân, đau họng, đau nhức toàn thân, nổi hạch ở vùng nách hoặc cổ của bệnh nhân, cảm giác mệt mỏi trở nên nặng nề hơn sau khi ngủ dậy.

Nếu xuất hiện nhiều hơn 5 biểu hiện kể trên kèm theo mệt mỏi kéo dài trên 6 tháng, tốt nhất bạn cần đến gặp bác sĩ vì khi này, khả năng mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính là rất cao. Sau quá trình khám lâm sàng dựa trên biểu hiện, bác sĩ có thể dựa trên các đặc điểm khác để chẩn đoán như đối tượng có phải nữ giới từ 30 – 35 tuổi không, có tiền sử bị trầm cảm hay rối loạn lo âu,… hay không.

Tự nhiên thấy chán nản là triệu chứng bệnh gì năm 2024
Mệt mỏi kéo dài có thể gây ra một số triệu chứng khác như đau họng, đau đầu,...

Nguyên nhân dẫn đến chứng mệt mỏi kéo dài

Khi nói đến tình trạng mệt mỏi kéo dài, chắc hẳn điều được nhiều người quan tâm nhất là tác nhân nào dẫn đến tình trạng trên. Dựa trên nhiều nghiên cứu, khảo sát công khai và tài liệu khoa học, nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài có thể do các yếu tố như:

Bệnh thiếu máu: Một trong những yếu tố tăng nguy cơ mệt mỏi kéo dài chính là bệnh thiếu máu. Khi cơ thể thiếu máu, thiếu sắt, các tế bào, cơ quan thiếu chất dinh dưỡng và oxy dẫn đến suy giảm hoạt động và chức năng, từ đó dẫn đến mệt mỏi, thiếu năng lượng, uể oải, chán nản, chán ăn,… Bên cạnh đó, thiếu máu khiến lượng máu lên não giảm cũng gây nên tình trạng sắc mặt nhợt nhạt, xanh xao, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,…

Tại sao bị mệt mỏi kéo dài? Chứng đau nửa đầu: Nghiên cứu cho thấy, trước, trong và sau khi tái phát cơn đau nửa đầu, đa số người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi, cảm giác này có thể kéo dài và là nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi mãn tính. Chứng đau nửa đầu có thể do nhiều nguyên nhân, triệu chứng phổ biến là cảm giác đau nhức khó chịu, uể oải, chán nản, thậm chí là trầm cảm. Người mắc bệnh cần sớm đi khám chữa để tránh những hậu quả lâu dài đối với tinh thần và sức khỏe.

Bệnh về tuyến giáp: Một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như cường giáp, suy giáp,… cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Nguyên nhân là do hormone tuyến giáp được sản sinh quá nhiều hay quá ít đều có ảnh hưởng nhất định đối với quá trình chuyển hóa của cơ thể, gây mất cân bằng và xuất hiện tình trạng mệt mỏi.

Bệnh tiểu đường: Nói đến nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài mà không nhắc đến bệnh tiểu đường chắc hẳn là một thiếu sót khá lớn. Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu kém ổn định, các tế bào bị thiếu dinh dưỡng và oxy dẫn đến mệt mỏi kéo dài. Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến ở bệnh nhân bị tiểu đường.

Tự nhiên thấy chán nản là triệu chứng bệnh gì năm 2024
Mệt mỏi thời gian dài có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Bệnh lao: Đây là bệnh lý chủ yếu do vi khuẩn gây nên và sức tấn công của loài vi khuẩn này rất mạnh, có thể làm tổn thương nặng nề những tế bào, mô mà chúng tiếp xúc. Đối với người bị bệnh lao, tâm lý chán nản và cơ thể đau nhức, ốm yếu, suy nhược cơ thể,… càng khiến triệu chứng mệt mỏi kéo dài nặng nề hơn, dẫn đến thiếu ngủ, mất ngủ, trầm cảm,…

Stress: Những yếu tố tinh thần có ảnh hưởng khá lớn đến việc bạn bị mệt mỏi kéo dài. Nếu thường xuyên stress công việc, cuộc sống, căng thẳng nhiều,… não bộ sẽ tự tiết ra chất cortisol và triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi.

Trầm cảm: Bệnh nhân bị trầm cảm được cho là đối tượng có nguy cơ cao mệt mỏi kéo dài, mệt mỏi mãn tính do tinh thần kém ổn định, ít chia sẻ và mất hứng thú với mọi điều xung quanh. Mệt mỏi và ít giao tiếp cũng là cách để chẩn đoán sơ bộ bệnh lý trầm cảm.

Suy nhược thần kinh: Nói đến nguyên nhân gây hiện tượng mệt mỏi kéo dài thì chắc hẳn không thể không nhắc đến bệnh suy nhược thần kinh. Đây là bệnh lý tương đối nguy hiểm, có thể do thời gian dài chịu áp lực, stress dẫn đến. Người bị suy nhược thần kinh ngoài việc thường xuyên thấy mệt mỏi còn rất dễ nổi giận, hay cáu gắt, tâm trạng thất thường và cơ thể yếu ớt, không có hứng thú làm việc.

Nhìn chung, mệt mỏi kéo dài có liên quan đến rất nhiều bệnh lý, trong đó có cả bệnh lý về thể chất và tinh thần nên nếu cảm thấy mệt mỏi trên 6 tháng kèm theo biểu hiện lạ thường, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để trình bày những triệu chứng của bản thân và tiến hành thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh.