Từ tiếng anh flutedroller dịch ra tiếng việt là gì năm 2024

For linguists the Vietnamese readings of "Hn t" [like those of kanji and hanja] provide data for the study of Middle Chinese and historical Chinese phonology.

Trong chủ đề Bản Việt hoá cục bộ MỚI cho Moodle 1.9, có thể chúng ta có những ý kiến cần trao đổi thêm về các thuật ngữ sử dụng trong đó.

Tôi xin mở chủ đề này song song để chúng ta dễ dàng thảo luận với nhau nhé.

Trung bình điểm đánh giá: -

Nhật chí

Đây là từ tôi dùng cho khái niệm "log" của phiên bản tiếng Anh [và "historique" trong tiếng Pháp].

"Nhật chí" là gì?

  • "Log" hay "historique" là một kiểu thông tin ghi lại mọi hoạt động truy cập vào một hệ thống. Và để dễ quản lí thì các hệ thống thông tin chia các "log" hay "historique" ra theo ngày và theo tháng. Bản chất nó là một bảng trong cơ sở dữ liệu, mỗi hoạt động truy cập vào hệ thống đều được ghi lại thành một dòng, theo nhiều cột, bao gồm tên thành viên, IP, thời gian [ngày giờ phút giây],vị trí trên hệ thống, hành động họ thực hiện, v.v.
  • Với tính chất như vậy, chúng ta không dùng chữ "lịch sử" vì nghĩa của "lịch sử" trong tiếng Việt quá khác biệt. "Lịch sử truy cập" thì thể hiện được nội dung, nhưng quá dài. Chúng ta có "chí" trong tiếng Hán-Việt là một "bản ghi", "nhật" là "hàng ngày". Vì vậy "nhật chí" là một "bản ghi hàng ngày" về các hoạt động truy cập vào hệ thống. "Nhật chí" phản ánh hoàn toàn đúng cơ chế hoạt động và bản chất của "log" hay "historique"; và thuật ngữ mới thì cần có chủ giải thuật ngữ, khi được chú giải người Việt hoàn toàn có thể hiểu được.

Vì sao nên dùng "nhật chí"?

Có nhiều nguyên nhân khiến tôi cho là nên dùng:

  • Về thái độ người dùng: dĩ nhiên khi nghe lần đầu ta sẽ thấy khó hiểu. Nhưng đó là chuyện thường tình khi chúng ta tiếp cận với sự phát triển về công nghệ. Giống như trong tiếng Anh khi chưa từng có Internet thì "web" chỉ là cái mạng nhện, nhưng ngày nay ai cũng hiểu "cái mạng nhện" đã được gán thêm một nội hàm mới "Mạng Toàn Cầu". Thiết nghĩ, trong tiếng Việt chúng ta, cũng nên có một thái độ tiếp nhận những từ mới hay những nghĩa mới cho những từ cũ như thế.
  • Về sự lạ lẫm của nó: chúng ta đã có "nhật kí" là một cuốn sổ ghi chép cảm xúc hàng ngày của mỗi cá nhân; chúng ta cũng có "địa chí" là một bản ghi chép về các đặc điểm địa lí của một vùng đất. Cho nên sự có mặt của "nhật" hay "chí" trong một khái niệm dùng chữ Hán-Việt thật ra không xa lạ chút nào. Vấn đề là cả hai ghép lại thành một thuật ngữ mới thì chưa nhiều người sẵn sàng chấp nhận, với lí do là "lạ tai". Nhưng, tôi chỉ xin lấy ví dụ: trước đây, chữ "W" ta hay đọc là "vê đúp" hay "đấp liu", nhưng một thời gian, trên đài VTV các MC đọc là "vê kép". Hồi đầu nghe lạ tai thiệt, hơi khó chịu, nhưng dẫn dần thấy quen, và càng ngày càng nhiều người đọc là "vê kép"...
  • Sao không dùng "nhật kí" cho quen tai? - Trong Moodle còn có một công cụ khác là "Journal", cái này mới đúng nghĩa "nhật kí" mà ta quen dùng và cũng là nghĩa của "Journal".
  • Có thể bạn sẽ cho rằng "Thôi dùng quách "log" cho xong. Khỏi tranh luận mệt óc!". Nhưng như tôi đã nói: nếu biểu diễn được bằng tiếng Việt một cách hợp lí [dù cần đôi chút sự sẵn lòng chấp thuận làm quen dần của công chúng], thì tôi sẽ ưu tiên thiên về giải pháp đó. Cần phải thẳng thắn thừa nhận vốn từ tiếng Việt truyền thống không thể đủ để diễn đạt hết các khái niệm mới về công nghệ; và hoặc là chúng ta chấp nhận lai căn để đưa nguyên vẹn tiếng Anh hay tiếng Pháp, hoặc là chúng ta cởi mở hơn đối với việc tạo ra từ mới [dĩ nhiên phải dựa trên cơ sở ngôn ngữ học].

Vài dòng giải trình, mong được nghe sự phản hồi và góp ý thêm về thuật ngữ này.

Trung bình điểm đánh giá: -

Xin chào tất cả mọi người! Mình mới tham gia vào Moodle, loanh quanh tiếng Anh không xong nên vào Tiếng Việt. Vào thấy từ này thấy lạ quá, nhưng đọc kỹ bài viết mới thấy cái hay, cái thú vị của nó. Nhưng để đưa vào phạm vi của Moodle thì thấy cũng hơi vướng, vì thoáng đọc qua người ta không hiểu được ý nghĩa của nó. Còn nếu để được phổ biến, phổ cập thì chắc phải kể đến ngành giáo dục.

---

Về tôi: Laptop Chuyên Chơi Game Giá Rẻ TPHCM 2019, Máy Trạm Chuyên Thiết Kế Đồ Họa TPHCM

Trung bình điểm đánh giá: -

Điện thư

Cũng tương tự như "nhật chí", chữ "điện thư" dùng cho "e-mail" [tiếng Anh] hay "courrier électronique" [tiếng Pháp] nghe có vẻ "lạ tai". Lâu nay chúng ta nghe đã quen "thư điện tử" rồi và hầu như ít ai phản đối từ này.

Vậy thì tại sao phải đổi từ "thư điện tử" qua "điện thư"?

  • Lí do thứ nhất: cả hai từ đều thể hiện đúng bản chất của thuật ngữ gốc tiếng nước ngoài; nhưng độ dài ngắn của thuật ngữ là khác nhau [trong chừng mực nào đó, tiết kiệm kí tự hay âm tiết có thể có vai trò quan trọng nhất định].
  • Lí do thứ hai: so với các thuật ngữ tương tự như "điện thoại", "điện tín", "điện hoa",... tại sao không chấp nhận thêm được "điện thư" cho đồng bộ?
  • Lí do thứ ba: lại là chuyện "Thôi gọi quách là e-mail cho xong!" Tôi vẫn cho rằng chữ "điện thư" hoàn toàn có thể được tích hợp dễ dàng vào cuộc sống của chúng ta, miễn là người Việt đừng quá khó tính hay quá dễ dãi đối với thứ tiếng mình vẫn dùng hàng ngày và cả đời này.
  • Lí do thứ tư: các trí thức Việt kiều ở hải ngoại là những người hết sức nỗ lực gìn giữ vốn liếng tiếng Việt cho mình, "điện thư" chính là thuật ngữ họ dùng phổ biến dù chính hoàn cảnh của họ mới gọi là xác đáng để dễ dàng du di "Thôi dùng e-mail cho đơn giản!"

Đôi điều lạm bàn, mong được chỉ giáo thêm. Thân ái,

Trung bình điểm đánh giá: -

Cám ơn anh^^

Em rất hài lòng với cách giải thích trên của anh , nhờ sự giúp đỡ của anh em tin rằng cộng đồng moodle của người Việt sẽ ngày càng lớn mạnh hơn.

Chúc anh sức khỏe!

Trung bình điểm đánh giá: -

Cảm ơn bạn đã ủng hộ

Trung bình điểm đánh giá: -

Chào Đại,

Cách giải thích của bạn rất hay và rất có lý. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ chúng ta nên dùng cách nào phổ biến, mọi người quen dùng trước đã. Sau khi những thuật ngữ bạn nói được dùng phổ cập, ta đưa vào vẫn chưa muộn.

Về mức độ phổ biến Google cho "thư điện tử" 4,900,000 records, còn cho "điện thư" 203,000 records. Wikipedia Việt còn cho rằng [sic?] "điện thư" là cách dịch không chính xác.

Ngay tiếng Pháp, courrier électronique chứ không phải là kiểu ngắn như electro-lettre hay electro-courrier.

Khi dịch một thuật ngữ, chúng ta cần phải đưa nó vào trục đối vị. Bạn gọi "điện thư" vậy loại gửi qua bưu điện là gì, "giấy thư"?

Về từ "nhật chí" cũng vậy thôi bạn ạ, rất hay nhưng do quá mới, có thể người ta hiểu lầm. Công việc chuyển dịch của chúng ta sẽ thất bại nếu như một admin nào đó phải "Ôi dào, chuyển sang tiếng Anh để biết nhật chí là nhật gì", và rồi, "À thì ra là logs!!!" Ý tôi là chỉ tính đến khía cạnh hữu ích của việc dịch gói tiếng Việt đã, chưa dám nghĩ đến khía cạnh tiên phong trong thuật ngữ.

Mà thôi, khi nào gói tiếng Việt của Moodle đã hoàn chỉnh, chúng ta tha hồ nghĩ xa.

Tôi là nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, nên tôi nghĩ là tôi hiểu những trăn trở của bạn và thật tình rất chia sẻ. Tuy nhiên, không việc gì phải vội. Thay vì tranh cãi một thuật ngữ chưa hay, ta nên dành thời gian cho việc khác.

Thân ái

Trung bình điểm đánh giá: -

Anh Giang thân mến,

Dĩ nhiên là luôn có những lực cản nhất định trong quá trình phổ biến những thuật ngữ mới. Em không đặt mình vào vị trí của các admin để xem thử họ nghĩ thế nào về những thứ họ vốn quen dùng bằng tiếng Anh. Các admin hay những người sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp thường là những người không đồng tình nhất về vấn đề Việt hoá thuật ngữ. Và cũng vì lí do đó với các nội dung trong admin.php em chỉ sửa những lỗi cơ bản và rõ ràng nhất thường xuất hiện trong giao diện người dùng bình thường, phần còn lại sẽ để sau cùng trong thứ tự ưu tiên chỉnh sửa bản dịch hiện hữu.

Anh có thể đang quan tâm đến tính hữu ích trước mắt của bản dịch đối với admin. Còn cái em đang xét là tính hữu ích lâu dài ở góc độ người dùng: giáo viên và sinh viên. Với một bản dịch tốt, họ có thể sử dụng các công cụ trên hệ thống một cách hiệu quả hơn nhiều, ngay cả khi chưa có đầy đủ tài liệu hướng dẫn về công cụ đó. Cái này không phải là võ đoán, mà là chính bằng thực nghiệm trên hàng trăm giáo viên tham gia các lớp tập huấn biên soạn giáo trình trên Moodle. Thực ra chỉ một vài thuật ngữ mới "lạ tai" trong toàn bộ một hệ thống khổng lồ như Moodle, người dùng có thể thích nghi dần một cách dễ dàng.

Ở đây, vấn đề không phải là tranh cãi về một vài thuật ngữ. Nó là quan điểm để phát triển Moodle như thế nào. Nếu đợi "những thuật ngữ bạn nói được dùng phổ cập, ta đưa vào vẫn chưa muộn" thì đến bao giờ nó phổ cập? Và ai là người phổ cập nếu như ai cũng có thái độ giống như chúng ta ngày hôm nay: chờ người khác làm? Nói ngoài lề một chút: người VN chúng ta thì ai cũng biết rồi; ngay cả một đài truyền hình trung ương vẫn cứ khăng khăng nói hay viết theo cách mình thích [và sai về ngôn ngữ học], hơn là cách mà các nhà ngôn ngữ học đã cho là đúng. Và cái sai cuối cùng được phổ biến thành cái đúng, bởi quyền lực phổ biến thông tin của họ. Moodle VN cũng đang có tiềm năng phổ biến thông tin trong cộng đồng giáo viên và sinh viên VN, giống như VTV đối với đại chúng trong cả nước vậy.

Và trong tình huống lạc quan nhất, đến khi ai đó đã phổ cập được thuật ngữ này, anh đưa vào thì e rằng không đơn giản chút nào, vì các thuật ngữ ấy nằm rải rác khắp nơi chứ không tập trung về một chỗ, và được dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau chứ không phải chỉ một kiểu để mà dễ dàng Find-Replace. Hoàn tất chỉnh sửa 2/3 khối lượng ngôn ngữ trong tất cả các module tiêu chuẩn của Moodle cho đến nay, em hiểu được sự phức tạp ấy nó như thế nào anh ạ! Khi anh đồng thuận ngay từ những bước đầu, hễ gặp là sửa ngay thì không có gì phải vất vả về sau; nhất là khi anh đồng thuận về một điều đã được thảo luận kĩ xem có hợp lí về ngôn ngữ học hay không.

Và người ta vẫn thường nói: xây mới từ đầu bao giờ cũng dễ hơn sửa chữa, chắp vá! Nhìn rộng ra bên ngoài, bao nhiêu vấn đề của VN chúng ta đang gặp phải cũng chỉ vì cách làm ưu tiên cái trước mắt, rồi sẽ sửa chữa khắc phục sau; để rồi tới một lúc nào đấy, không còn khả năng khắc phục nữa...

Vấn đề quan trọng khác là, khi anh không đồng thuận về thuật ngữ và cách trình bày chung trong giao diện tiếng Việt, sẽ rất khó để phát triển các tài liệu hướng dẫn sử dụng sao cho thích hợp. Thật tình mà nói, em vẫn thích các tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Việt với giao diện tiếng Việt; sẽ rất thuận tiện cho người dùng. Và đây cũng là thực nghiệm trên hàng trăm giáo viên đã tham gia tập huấn về Moodle chứ không phải là một điều gì võ đoán...

Có một số vấn đề chi tiết anh đưa ra như dẫn "mức độ phổ biến" qua Google hay Wikipedia, dù rằng có nhiều điều để bàn, nhưng nếu như chúng ta không có cái nhìn cùng hướng thì em sẽ không thảo luận lại thêm chi cho mất thời gian của cả đôi bên. Sự thảo luận về tính chính xác trong ngôn ngữ học là cần thiết với sự phát triển đồng bộ và thống nhất của Moodle VN về sau, chứ không phải là quan điểm có nên tạo mới thuật ngữ lúc này hay là không. Và nếu quan điểm khác nhau thì tốt nhất là dành thời gian cho việc khác.

Về tiến độ chỉnh sửa bản dịch, em vẫn tiếp tục thực hiện những gì mình đã hứa từ giờ đến cuối năm. Hiện anh là người có quyền quyết định sử dụng cái gì trong các bản cập nhật mà em đã và sẽ đưa lên. Việc anh chọn cái này và bỏ cái kia trong gói tiếng Việt chính thức, nếu có dẫn đến sự không đồng bộ và thống nhất trong giao diện thì đó không phải là vấn đề của em. Chí ít, còn có bản ngôn ngữ cục bộ để có thể xem xét tính toàn vẹn và thống nhất của nó.

Thân ái.

Trung bình điểm đánh giá: -

Chào Đại,

Chà, mới có 2, 3 thuật ngữ mà bạn viết dài thế này rồi ạ?

Có mấy trao đổi chân tình thôi: - Chúng ta đang bàn đến chuyện thống nhất thuật ngữ, chứ không phải bạn đang thuyết phục tôi dùng những cách dịch đúng của bạn. Bạn đang tạo thuật ngữ, chứ chưa phải bạn đã tìm được thuật ngữ đúng, hai cái đó khác nhau.

- Bạn nghĩ thế nào khi có các hệ thống "khổng lồ" khác mà ở trong đó người dùng cũng quen với dùng những thuật ngữ khác [chẳng hạn "thư điện tử"] với thuật ngữ của Moodle [chẳng hạn "điện thư"]?

- Hàng trăm người [là 100 hay 900?] đã là đại diện cho toàn bộ những người sử dụng tin học? Tôi đã dự qua một buổi ở lớp của AUF của bạn, thành phần người học là ai bạn cũng biết rồi đấy.

- "Và người ta vẫn thường nói: xây mới từ đầu bao giờ cũng dễ hơn sửa chữa, chắp vá!", điều này không đúng với trường hợp gói tiếng Việt của Moodle đâu. Tôi cũng chỉ tham gia Moodle vài năm gần đây thôi. Đã có một nhóm của anh Vũ Hùng bỏ công sức ra dịch Moodle cho chúng ta dùng, cho tôi và bạn sử dụng. Chúng ta dựa trên đó mà chỉnh sửa thì vừa nhanh vừa dễ, đúng không?

- Bạn nói "nếu quan điểm khác nhau thì tốt nhất là dành thời gian cho việc khác", tôi chỉ mong là "nếu quan điểm khác nhau thì ta nên tìm cách dung hòa". Bạn đồng ý không?

Tôi sẽ cố gắng đưa thêm các tập tin dịch mới từ những phần bạn đã đóng góp. Thật ra chỉ có vài thuật ngữ là vướng mắc thôi mà. nếu người có khả năng như bạn mà dành thời gian cho việc khác thì hơi tiếc cho Moodle.

Trung bình điểm đánh giá: -

Phần "thực nghiệm" mà em đề cập đến là những đối tượng khác, trong những lớp tập huấn khác với lớp vừa rồi anh dự. Hơn nữa, anh chỉ dự có một ngày, nên kết quả họ đạt được thế nào sau 5 ngày từ chỗ chưa biết gì, có lẽ anh cũng không rõ.

Không phủ nhận công sức của nhóm biên dịch do anh Vũ Hùng tổ chức trong thời gian đầu đối với bản Moodle 1.6. Nó có một số chỗ khá ổn. Và bản thân em vẫn biết ơn về điều đó.

Nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng [có thể em là người thiếu tế nhị], có không dưới 2/3 những gì đã dịch là không ổn, đó là nếu nghiêm ngặt với những lỗi nhập liệu, chính tả hay những câu đủ nghĩa nhưng chưa phải là câu từ tiếng Việt. Việc biên dịch Moodle đòi hỏi rất nhiều thứ, không phải chỉ giỏi ngoại ngữ hay rành tin học là xong. Nó đòi hỏi phải biết rành về: giáo dục học, phương pháp giảng dạy, tổ chức quản lí trường học, thống kê toán học, đo lường đánh giá, tin học, ngoại ngữ [tiếng Anh, thêm tiếng Pháp để đối chiếu càng tốt], tiếng Việt, tiếng Hán-Việt, và hiểu Moodle. Cộng thêm tinh thần muốn giữ gìn sự trong sáng và phát triển thống nhất của tiếng Việt. Vì vậy em chỉ dám đặt mục tiêu đến cuối năm để hoàn thành chứ không dám tham vọng sớm hơn.

Em trao đổi về chữ "điện thư": thư bình thường thì gọi nó là "thư" hay là "thư tín" chứ không có gì khác cả. Chúng ta còn có hàng loạt những "... thư" khác như huyết [tâm] thư, tối hậu thư, thiên thư, kì thư, mật thư,... nên việc đưa chữ "điện" vào trước "thư" cũng không phải là một trở ngại. Nếu chiếu vào tiếng Pháp, họ không đưa tiếp đầu ngữ "électro-" vào trước, có lẽ là vì lí do khác: đặt électronique sau courrier, ghép vần lại thì được courriel. Họ đã tạo ra từ mới đấy anh ạ! Vẫn có người thích dùng courrier électronique, nhưng sự tiện lợi của courriel giúp cho nó chiếm dần ưu thế. Tương tự, họ đã tạo ra một từ khác adresse électronique \= adél, nếu ta chấp nhận chữ "điện thư" thì e-mail address hay adél dịch thành "địa chỉ điện thư" là đẹp quá rồi còn gì!

Còn chuyện nhiều người khác không dùng hay chưa dùng, điều ấy luôn có thể thay đổi. Quan trọng là ta thấy điều đó hợp lí thì bắt tay vào làm, thế thôi! Giống như ngày xưa anh Hùng đã làm cho Moodle 1.6 khi không ai làm vậy.

Trung bình điểm đánh giá: -

Chào anh Giang và Đại, Cuộc trao đổi về Việt hóa các thuật ngữ tiếng Anh có vẻ rất thú vị

.

Tôi nghĩ là cả hai cách dịch là thư điện tử và điện thư đều hợp lý. Thư điện tử có vẻ được dùng nhiều hơn , trong khi đó điện thư khá trang trọng. Nếu có thể, chúng ta lấy ý kiến của mọi người sau mỗi phiên bản Việt hóa bằng cách online vote hoặc bằng một cách tương tự.

Tôi nghĩ đây là một trong những việc khó khăn nhất của việc điều hành cộng đồng online vì chúng ta không thể gặp trực tiếp để giải quyết những bất đồng về ý kiến. Tất cả phải nhờ vào tài năng của anh Giang thôi .

Cảm ơn Đại vì sự đóng góp tâm huyết. Anh Giang sẽ giúp em hoàn thành một bản Việt hóa hoàn chỉnh.

My best for all, Vũ Hùng

Trung bình điểm đánh giá: -

Cám ơn anh Hùng,

@ Đại: Tôi sẽ tham khảo thêm ý kiến của các bạn khác cũng làm tin học, rồi trả lời bạn sau.

Hiện nay, một số gói không có vấn đề về thuật ngữ, tôi đang chỉnh thêm và sẽ đưa lên trong nay mai. Nếu Đại dịch thêm được files nào, có thể gửi tực tiếp cho tôi. Thanks

Giang

Trung bình điểm đánh giá: -

Anh Giang,

Em không sửa trực tiếp trong file ngôn ngữ của hệ thống, mà chỉ sửa cục bộ để chạy trong vi_utf8_local. Do đó, những chỗ nào trên gói tiếng Việt chính thức đã ổn, không cần sửa, thì sẽ không thể hiện trong các file em đã biên tập lại.

Trong gói này, các file đã hoàn tất biên dịch cục bộ theo cách như trên là [theo thứ tự chữ cái]:

access.php activitynames.php algebra.php assignment.php auth_meth.php block_course_list.php block_course_summary.php block_glossary_random.php block_html.php block_loancalc.php block_mentee.php block_mnet_host.php block_online_users.php block_quiz_results.php block_rss_client.php block_search.php block_search_forums.php block_section_links.php block_social_activities.php block_tag_flicker.php block_tag_youtube.php blog.php bulkusers.php calendar.php censor.php chat.php choice.php countries.php currencies.php datapreset_imagegallery.php editor.php emailprotect.php exercise.php filters.php form.php forum.php group.php hotpot.php label.php mediaplugin.php message.php mimetypes.php moodle.php multilang.php my.php notes.php pix.php quiz.php qtype_calculated.php qtype_datasetdependent.php qtype_match.php qtype_multianswer.php qtype_multichoice.php qtype_numerical.php qtype_randomsamatch.php qtype_shortanswer.php qtype_truefalse.php question.php quiz.php quiz_analysis.php quiz_grading.php quiz_overview.php quiz_regrade.php quiz_responses.php resource.php role.php search.php tex.php timezones.php userkey.php

Những file có chỉnh sửa một phần cho thống nhất với các phần đã biên dịch hoàn chỉnh gồm:

admin.php lesson.php scorm.php

Những phần còn lại sẽ từ từ làm tiếp.

Trung bình điểm đánh giá: -

Dear Đại,

Cám ơn Đại nhiều nhé. Mình sẽ xem và cho đưa lên CVS Moodle tối nay.

Thân ái

Đinh Lư Giang

Trung bình điểm đánh giá: -

Mọi người cho em hỏi nghĩa của từ cohorts là thế nào vậy ạ?

Trung bình điểm đánh giá: -

"Cohort" là toàn bộ những người học được ghi danh trong cùng một khoá. Tiếng Việt mình hiện không có từ nào phổ biến để diễn đạt khái niệm này. Có thể tạm dùng "niên khoá", nhưng sẽ dễ nhầm lẫn với "năm học", cũng như hạn chế khi các khoá học trên Moodle không nhất thiết tuyển theo năm. Hoặc dùng "nhóm bạn đồng khoá", nhưng chữ "nhóm" làm cho thuật ngữ chưa thực sự "đẹp", mà lại dễ bị hiểu thành một nhóm nhỏ chứ không phải toàn bộ người học trong cùng khoá đó. Một từ có thể vừa gọn, vừa đẹp, diễn đạt khá trọn ý, đó là "học khoá", nhưng nghe nó lạ quá, e nhiều người sẽ không chấp nhận sự sáng tạo từ mới như thế này.

Trung bình điểm đánh giá: -

Có nhiều thuật ngữ để nguyên từ gốc sẽ dễ hiểu hơn, do người ta dùng có 1 từ nó đã trọn nghĩa, nếu dịch sang tiếng Việt thì dịch mang cả câu ra diễn đạt cho 1 từ ngữ trong tiếng Anh, nó thật sự không ổn. Vả lại tôi nghĩ trong mỗi tổ chức sử dụng Moodle nên xây dựng một cái Glossary riêng để định nghĩa các thuật ngữ đó ra và được chấp thuận trong phạm vi của họ là ổn. Đừng cố làm cho mọi thứ hoàn hảo, tôi vẫn giữ nguyên các từ tiếng Anh đã phổ biến vì thật sự khi dịch sang tiếng Việt thì khi diễn đạt trong câu nó lòng vòng và rất khó chịu. Email, URL, website, copy, paste, download, upload, import, export, cohort, competency, outcome...

Thân,

Trung bình điểm đánh giá: -

Chào anh,

Tôi chỉ xin bàn về câu nói của anh: "khi dịch sang tiếng Việt thì khi diễn đạt trong câu nó lòng vòng và rất khó chịu". Nhiều từ trong danh sách anh nêu ra đã có từ tiếng Việt diễn đạt hoàn toàn chính xác nghĩa gốc, gọn gàng, nói/viết ra người Việt ai cũng hiểu dù có biết CNTT hay không, như copy = chép, paste = dán, download = tải xuống, upload = tải lên, import = nhập, export = xuất, v.v. Anh cho các thuật ngữ tiếng Việt đó là lòng vòng và rất khó chịu đến nỗi chỉ chịu dùng từ gốc tiếng Anh, thì cũng dễ dàng hiểu quan điểm không-dịch thuật ngữ tiếng nước ngoài của anh rồi.

Chủ Đề