Tư tưởng sính ngoại tiếng anh là gì

Cái gốc của văn hóa là phải biết trân trọng giá trị cội nguồn, trân trọng tiếng nói của dân tộc.

Sự trộn lẫn ngôn ngữ là một hiện tượng bình thường với những cá nhân, cộng đồng sử dụng song ngữ hoặc đa ngữ nhưng việc đan xen ngoại ngữ vào tiếng Việt nếu không dừng lại ở giới hạn của sự cần thiết và hợp lý, mà nhiều khi bị lạm dụng thì lại bị xem là thiếu văn hóa.

Tư tưởng sính ngoại tiếng anh là gì
Lạm dụng tiếng ngoại ngữ khi giao tiếp bằng tiếng Việt thể hiện văn hóa kém. Ảnh minh họa

Nhìn nhận chung liên quan tới việc nhiều nghệ sĩ, ca sĩ sử dụng xen lẫn tiếng Anh một cách thái quá vào đoạn hội thoại, giao tiếp cùng người hâm mộ, các chuyên gia cho rằng, đây là một biểu hiện của sự thấp kém, tự ti, đáng lo ngại.

“Trong bối cảnh hội nhập, chuẩn công dân toàn cầu cần biết nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ để giao tiếp, yếu tố quan trọng nhất là phải khẳng định được bản lĩnh, sự tự tin trước mọi hoàn cảnh.

Giữ gìn văn hóa truyền thống, tôn trọng tiếng mẹ đẻ chính là cách khẳng định bản lĩnh, thể hiện sự tự tin của người Việt trước sự hội nhập toàn cầu.

Việc cố tình “chêm” tiếng nước ngoài vào câu nói của mình khi đang trò chuyện cùng người Việt thể hiện sự tự ti, khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong nhận thức về ngôn ngữ mẹ đẻ. Mỗi người nên có ý thức hạn chế việc lạm dụng này để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

Có giữ được sự trong sáng của tiếng Việt mới giữ được bản sắc, văn hóa truyền thống của dân tộc”, GS.TS Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam nêu quan điểm.

Vị chuyên gia cũng không đồng tình với một số chương trình truyền hình trình chiếu trên các kênh truyền hình quốc gia, tại các khung giờ vàng phục vụ người dân Việt Nam nhưng các nghệ sĩ, MC tham gia chương trình vẫn nói “chêm” tiếng nước ngoài khiến nhiều người ngơ ngác, không hiểu gì. 

Ông nói thẳng, ai đó cứ tưởng nói “chêm” tiếng Anh khi giao tiếp bằng tiếng Việt là nghĩ mình giỏi tiếng Anh, mình hơn người nhưng chỉ người nghe mới nhận ra sự kém cỏi, kệch cỡm, thiếu văn hóa, rất khó chấp nhận.

“Trong khi người nước ngoài họ rất tôn trọng và đánh giá cao giá trị của tiếng Việt thì lại có một số người trẻ trong nước học đòi theo kiểu thiếu hiểu biết, văn hóa kém”, vị chuyên gia thẳng thắn.

Bày tỏ quan điểm gay gắt hơn, một chuyên gia thuộc Hội ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, càng có trình độ, học vấn, học vị cao thì càng cần phải có văn hóa. Cái gốc của văn hóa là phải biết trân trọng giá trị cội nguồn, trân trọng tiếng nói của dân tộc.

“Đáng tiếc, hiện nay cách nói “pha” chữ đang có xu hướng trở thành phong trào.

Đây là hiện tượng cần phải được cảnh báo kịp thời, nó không chỉ thể hiện sự kém cỏi, thiếu văn hóa mà còn là biểu hiện của sự suy đồi các giá trị về mặt đạo đức, xã hội cho tới văn hóa.

Vì điều này nhiều người đã không nhận thức được đầy đủ các giá trị cốt lõi, tự cho rằng việc “chêm” ngoại ngữ khi giao tiếp bằng tiếng Việt sẽ giúp mình oai hơn, sang hơn, tây hơn. 

Tư tưởng sính ngoại cùng lối sống ảo đã khiến nhiều người bị chao đảo, không còn nhận thức được đâu là giá trị thật, đâu là giá trị ảo, rồi từ đó mù quáng chạy theo các giá trị ảo đó.

Không chỉ có người trẻ, ngay cả nhiều người có trình độ, có học vị, có tiền tài cũng đang bị ảnh hưởng bởi tư duy, lối sống này. Bởi bản thân những người này cũng bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường, chạy theo đồng tiền, không còn nhận biết được các giá trị cốt lõi thật sự là gì”, vị chuyên gia lo lắng.

Vì điều này, ông cho rằng cần phải nhìn nhận thẳng thắn vào hiện tượng này để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời.

Cũng chung mối lo ngại về một số chương trình truyền hình đang được trình chiếu rộng rãi, trong đó không ít những chương trình đang sử dụng “chêm” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt, vị chuyên gia cho rằng cần phải đánh giá chặt chẽ vấn đề này.

Ông lấy ví dụ một chương trình chiếu về xu hướng thời trang của phụ nữ truyên truyền hình hiện nay, chương trình không sử dụng từ tiếng Việt là “thị hiếu” hay “xu hướng” mà lại sử dụng từ “Gu” để tư vấn cho người Việt.

“Đến cả các chương trình trên truyền hình quốc gia mà còn “chêm” tiếng nước ngoài một cách lố bịch như vậy thì hỏi sao giới trẻ không học đòi, nói theo”, ông bức xúc.

Ông nhấn mạnh, mỗi người Việt cần phải có trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa Việt Nam. Vì điều này, việc “chêm” chữ khi giao tiêp phải được giải thích, sử dụng cho đúng, cho phù hợp. Ở đây không chỉ là lòng tự trọng, tự tôn mà còn là bản lĩnh của con người Việt Nam trước bối cảnh hội nhập.

Thái Bình

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/van-hoa/nguoi-viet/chem-ngoai-ngu-vao-tieng-viet-hoc-doi-thieu-van-hoa-3440771/