Từ và cấu tạo của từ tiếng việt là gì

QMI Education – Một bài văn được cấu tạo từ các đoạn văn, một đoạn văn được cấu tạo từ các câu văn. Mỗi câu văn lại được cấu tạo từ các từ khác nhau. Và mỗi ngôn ngữ đều có những phương thức cấu tạo từ riêng biệt. Và tiếng Việt cũng có phương thức cấu tạo từ của riêng mình. Hãy cùng Học Tiếng Việt Online tìm hiểu về các phương thức cấu tạo từ nhé!

I. KHÁI NIỆM

Từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng các dùng một tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo lối nào đó.

Từ và cấu tạo của từ tiếng việt là gì

II. PHÂN LOẠI

Dựa trên phương thức cấu tạo, từ trong Tiếng Việt được chia làm hai loại: Từ đơn và từ phức

Từ và cấu tạo của từ tiếng việt là gì

1. TỪ ĐƠN

  • Từ đơn hay còn gọi là đơn tiết.
  • Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng
  • Ví dụ: bàn, ghế, bố, …

2. TỪ PHỨC

Từ phức là từ do hai hay nhiều tiếng tạo thành.

Từ và cấu tạo của từ tiếng việt là gì

Từ phức được chia làm 2 loại

2.1. TỪ GHÉP

Phương thức cấu tạo từ tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép.

Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt như sau:

Từ ghép đẳng lập. Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Ở đây, có thể lưu ý tới hai khả năng.

Từ ghép chính phụ. Những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính.

Ví dụ: tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cái, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, …

2.2. TỪ LÁY

Từ và cấu tạo của từ tiếng việt là gì

Phương thức cấu tạo từ tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm).

Một từ sẽ được coi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại; nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Ví dụ: đỏ đắn: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (chẳng hạn như: người người, nhà nhà, ngành ngành… thì ta có dạng láy của từ chứ không phải là từ láy. Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy, có thể phân loại từ láy như sau:

Từ láy gồm hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi) có các dạng cấu tạo sau:

Láy hoàn toàn. Gọi là láy hoàn toàn nhưng thực ra bộ mặt ngữ âm của hai thành tố (hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều là phần đối của chúng rất nhỏ khiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của yếu tố gốc trong yếu tố được gọi là yếu tố láy. Có thể chia các từ láy hoàn toàn thành ba lớp nhỏ hơn:

Láy bộ phận. Những từ láy nào chỉ có điệp ở phần âm đầu, hoặc điệp ở phần vần thì được gọi là láy bộ phận. Căn cứ vào đó, có thể chia từ láy bộ phận thành hai lớp.

Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng. Tuy vậy, từ láy ba tiếng dựa trên cơ chế láy hoàn toàn, còn từ láy bốn lại dựa trên cơ chế láy bộ phận là chủ yếu. Ví dụ: khít khìn khịt, sát sàn sạt, dửng dừng dưng, trơ trờ trờ… đủng đà đủng đỉnh, lếch tha lếch thếch, linh tinh lang tang, vội vội vàng vàng…

Trên thực tế, số lượng từ láy 3 tiếng và 4 tiếng không nhiều. Mặt khác, có thể coi chúng chỉ là hệ quả, là bước “tiếp theo” trên cơ chế láy của từ láy hai tiếng mà thôi. Từ láy ba là láy toàn bộ kèm theo sự biến thanh và biến vần (ví dụ: nhũn – nhũn nhùn nhùn; xốp – xốp xồm xộp…). Nhiều khi ta gặp những “cặp bài trùng” giữa từ láy hai tiếng và ba tiếng như: sát sạt – sát sàn sạt; trụi lủi – trụi thui lủi; nhũn nhùn – nhũn nhùn nhùn; khét lẹt – khét lèn lẹt… Từ láy bốn tiếng thì tình hình cấu tạo có đa tạp hơn. Có thể là:

Ngoài ra, còn có một số từ khác không cấu tạo theo các cách nêu trên; hoặc từ một từ gốc có thể cấu tạo hai từ láy bốn tiếng chứ không phải chỉ có một. Chẳng hạn: bù lu bù loa; bông lông ba la… hoặc bắng nhắng – bắng nha bắng nhắng; bắng nhắng bặng bặng nhặng…

Sự biểu đạt ý nghĩa của từ láy rất phức tạp và rất thú vị, nhất là ở nhiều nhóm từ cùng có khuôn cấu tạo lại có thể có những điểm giống nhau nào đó về nghĩa. Điều này cần được khảo sát riêng tỉ mỉ hơn.

Câu 2: Chọn các từ ghép sau ”xanh biếc, nổi tiếng, chói chang, thoáng đãng”, để điền vào chỗ trông trong đoạn văn cho thích hợp

“Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta. Đà Lạt phảng phất thời tiết của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian thoáng đãng, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè”.