Tuổi thọ trung bình nước na uy năm 2024

Dữ liệu được thu thập trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra cho thấy Úc, Iceland và Canada lần lượt là những nước tiếp theo Na Uy có mức sống cao nhất trên thế giới. Trong khi đó, Niger, Afghanistan và Sierra Leone là những nước có HDI ở mức thấp nhất trong bảng xếp hạng này.

HDI trên được soạn thảo bằng cách sử dụng dữ liệu của năm 2007 về GDP trên đầu người, giáo dục, tuổi thọ ở 182 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo bảng xếp hạng mới được công bố trên, Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia có HDI ở mức trung bình. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 116.

Cũng theo đánh giá của UNDP, người Nhật Bản sống thọ hơn người dân ở các nước khác, trung bình là 82,7 tuổi. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của người dân ở Afghanistan chỉ là 43,6 tuổi.

Năm quốc gia là Trung Quốc, Venezuela, Peru, Colombia và Pháp, đã tăng hạng nhiều hơn so với năm trước do thu nhập cũng như tuổi thọ của người dân tại các nước này tăng cao.

HDI là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

Na Uy vẫn duy trì vị trí số 1 là nơi đáng để sống nhất thế giới, trong khi quốc gia châu Phi Niger đứng cuối bảng do chiến tranh và HIV/AIDS. Việt Nam đứng thứ 116.

Tuổi thọ trung bình nước na uy năm 2024

Mùa đông ở Oslo, NaUy.

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) thu thập dữ liệu về chỉ số phát triển con người trước cuộc khủng hoảng kinh tế ở 182 nước. Số liệu cho thấy người dân ở Na Uy, Australia và Iceland có điều kiện sống tốt nhất thế giới. Trong khi đó, dân chúng tại Niger, Afghanistan và Sierra Leone xếp cuối bảng về chỉ số phát triển con người.

Việt Nam được xếp vào nhóm có chỉ số phát triển trung bình, đứng thứ 116 trên 182 nước trong danh sách.

UNDP xếp hạng các quốc gia dựa trên số liệu năm 2007 về thu nhập bình quân đầu người, giáo dục và tuổi thọ trung bình. Nó cho thấy khoảng cách lớn giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. "Dù có nhiều thay đổi, phát triển ở các nước vẫn không đồng đều", Reuters dẫn báo cáo của UNDP công bố hôm nay. "Nhiều quốc gia chịu thụt lùi trong những thập kỳ gần đây do kinh tế đi xuống, khủng hoảng liên quan tới xung đột trong nước, và đại dịch HIV/AIDS".

Tuổi thọ trung bình ở Niger là 50 - kém 30 năm so với NaUy. Một nửa dân chúng ở 24 quốc gia nghèo nhất mù chữ, so sánh với 20% ở những nước được xếp vào hạng phát triển trung bình.

Dân Nhật Bản sống lâu nhất thế giới, với tuổi thọ trung bình là 82,7 trong khi chỉ số này ở Afghanistan là 43,6. Liechtenstein có mức GDP trên đầu người là 85.383 USD, cao nhất thế giới. Dân Congo nghèo nhất thế giới, với mức thu nhập bình quân là 298 USD một năm.

5 quốc gia - Trung Quốc, Venezuela, Peru, Colombia và Pháp, tăng ít nhất 3 bậc trên bảng xếp hạng so với năm ngoái nhờ phát triển về thu nhập và tuổi thọ trung bình. Trung Quốc, Colombia và Venezuela được tăng thứ hạng do cải tiến về giáo dục.

UNDP - công bố bảng xếp hạng này từng năm kể từ 1990 - cho hay chỉ số phát triển con người trên toàn cầu đã tăng 15% kể từ năm 1980. Trung Quốc, Iran và Nepal là những nước tiến nhanh nhất trên bảng xếp hạng./.

Nền kinh tế thịnh vượng cùng khả năng tiếp cận rộng rãi với sự bình đẳng về quyền lợi giáo dục, y tế chất lượng cao khiến người dân Na Uy luôn hài lòng với cuộc sống.

Tuổi thọ trung bình nước na uy năm 2024

Vẻ đẹp của đất nước Na Uy

Liên Hợp Quốc ngày 20/3 công bố Báo cáo Hạnh phúc Thế giới nhân Ngày Hạnh phúc Quốc tế, trong đó xếp hạng 155 quốc gia dựa trên mức độ hạnh phúc của công dân mỗi nước. Na Uy từ vị trí thứ 4 năm ngoái đã vọt lên xếp đầu bảng năm nay, thế chỗ Đan Mạch, theo CSMonitor.

Jeffrey Sachs, giám đốc Mạng lưới Giải phát Phát triển Bền vững, cho biết Na Uy hoàn toàn xứng đáng với vị trí này, bởi kết quả xếp hạng được dựa trên việc đánh giá một quốc gia "có được sự cân bằng bền vững giữa sự thịnh vượng và tài nguyên xã hội, đồng nghĩa với việc người dân có sự tin tưởng cao vào xã hội, tình trạng bất bình đẳng thấp cũng như lòng tin vào chính phủ".

Về kinh tế, Na Uy là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất ở khu vực Bắc Âu nói riêng và trên thế giới nói chung. Nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, Na Uy có GDP rất cao, đạt hơn 512 tỷ USD (số liệu năm 2013). Với dân số hơn 5 triệu người, người dân Na Uy có mức GDP bình quân đầu người gần 101.000 USD, với tuổi thọ bình quân là 81,45 tuổi.

Trong những năm gần đây, giá dầu thế giới liên tục giảm, nhưng nhờ những nỗ lực phát triển kinh tế, kêu gọi đầu tư của chính phủ, mức độ hài lòng về kinh tế của người dân Na Uy vẫn không hề sút giảm, thậm chí còn tăng lên.

Sự thịnh vượng không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá mức độ hạnh phúc của người dân. "Các quốc gia được xếp hạng cao dựa chủ yếu vào các yếu tố chính góp phần làm nên hạnh phúc như mức độ quan tâm chăm sóc, tự do, hào phóng, trung thực, sức khỏe, thu nhập và khả năng điều hành của chính phủ", báo cáo của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh.

Na Uy được coi là một trong những quốc gia có mức độ an sinh xã hội cao nhất thế giới. "Quyền được tiếp cận với trình độ giáo dục cao, được sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao là một phần tạo nên sự hạnh phúc của người dân", Jon-Age Oyslebo, quan chức phụ trách các vấn đề thông tin, văn hóa và giáo dục tại đại sứ quán Na Uy ở Mỹ, giải thích với Washington Post.

Ông Oyslebo cũng nói rằng các chương trình hỗ trợ xã hội ở Na Uy cũng rất hào phóng. Chẳng hạn như những cặp vợ chồng sinh con lần đầu ở Na Uy sẽ được nghỉ ở nhà chăm con gần một năm mà vẫn hưởng nguyên lương. "Na Uy là một xã hội tương đối bình đẳng cả về giới lẫn thu nhập", ông nói. Quan chức này cho rằng đây là yếu tố quan trọng giúp Na Uy đứng đầu trong danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Tuổi thọ trung bình nước na uy năm 2024

Vợ chồng mới có con ở Na Uy có thể nghỉ gần một năm hưởng nguyên lương. Ảnh: BBC

"Rõ ràng có nhiều thứ làm nên hạnh phúc chứ không chỉ có mỗi tiền bạc", Oyslebo nhận định. Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới cũng chỉ ra rằng một khi các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng, việc có thêm thu nhập không nhất thiết là con đường dẫn tới hạnh phúc của con người.

Tiền bạc không đủ làm nên hạnh phúc

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới được thực hiện dựa trên dữ liệu khảo sát thu thập từ 155 quốc gia trên thế giới. "Chúng tôi đề nghị người dân các nước suy nghĩ về cuộc sống của mình một cách tổng thể", John Helliwell, chuyên gia kinh tế nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và phúc lợi tại Đại học British Columbia, đồng tác giả báo cáo, giải thích. Mỗi năm, các nhà nghiên cứu khảo sát 1.000 người ở mỗi nước để thu thập dữ liệu.

"Hãy tưởng tượng một chiếc thang với những bậc được đánh số từ 0 đến 10. Nấc trên cùng của thang thể hiện cuộc sống tốt đẹp nhất đối với bạn, còn nấc dưới cùng là những điều tệ hại nhất. Bạn nghĩ mình đang đứng ở bậc thang nào", bản khảo sát mở đầu bằng câu hỏi.

Có những câu hỏi được đặt ra rất đơn giản, chẳng hạn như "Khi gặp rắc rối, bạn có người thân hay bạn bè để dựa vào hay không?" Những câu hỏi khác phức tạp hơn yêu cầu người được khảo sát đưa ra đánh giá về mức độ tự do, hào phóng và độ tin tưởng của người khác cũng như của chính phủ và các doanh nghiệp.

Các chỉ số để đánh giá mức độ hạnh phúc của một quốc gia xoay quanh một nguyên tắc cơ bản, một khái niệm trước đây được gọi là "sự thỏa mãn với cuộc sống" và nay được nhắc đến một cách đơn giản hơn là niềm hạnh phúc.

Sau khi cộng trung bình các kết quả, nhóm nghiên cứu kết hợp thông tin thu được với những dữ liệu thực tế dựa trên 6 yếu tố chủ chốt: mức GDP bình quân đầu người, sự hỗ trợ xã hội, tuổi thọ, tự do xã hội, độ hào phóng và tình trạng tham nhũng trong quốc gia đó.

Điều này giải thích vì sao các quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Iceland và Thụy Sĩ chiếm những vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng, trong khi Mỹ, quốc gia có nền kinh tế số một thế giới, tụt nhiều hạng so với năm ngoái.

Tuổi thọ trung bình nước na uy năm 2024

Các thành viên Hoàng gia Na Uy. Ảnh: NRP

Ông Sachs cho rằng những chính sách của chính quyền tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đã làm tồi tệ thêm những vấn đề kinh tế hay tình trạng bất bình đẳng. "Những chính sách đó đều làm gia tăng bất bình đẳng, như giảm thế cho người giàu, gạt người nghèo ra khỏi chương trình y tế, cắt giảm trợ cấp xã hội để tăng chi tiêu quân sự. Tôi cho rằng những thứ được chính quyền Trump đưa ra đang đi sai hướng", Sachs nói.

Giới quan sát cho rằng Báo cáo Hạnh phúc Thế giới là một nguồn thông tin quan trọng để các lãnh đạo quốc gia nhìn nhận lại tình trạng bất bình đẳng và mức độ kém hài lòng của người dân trong nước, từ đó có những điều chỉnh chính sách đúng đắn hơn. "Lý do chúng ta cần nhìn nhận báo cáo này một cách nghiêm túc là nó giúp bác bỏ lối tư duy cho rằng thu nhập là thước đo tiến bộ duy nhất", Helliwell nhấn mạnh.