Uất kim là vị thuốc gì

Hỏi:

Cách đây ít lâu, khi đưa mẹ tôi đi khám Đông y ở một phòng khám liên doanh trên Hà Nội, thầy thuốc kê cho đơn thuốc có vị thuốc tên là "uất kim" và nói phải nhập từ Trung Quốc nên giá rất đắt. Điều kiện kinh tế gia đình tôi hiện rất khó khăn, vì vậy đề nghị "Thuốc vườn nhà" cho biết, vị thuốc "uất kim" có những tác dụng gì? Có thể thay thế bằng vị thuốc Nam nào tính năng tương đương hay không?

Nguyễn Tam, Mỹ Lộc, Nam Định

Đáp:

Vị thuốc "uất kim" bạn quan tâm, thực ra là một vị thuốc Nam, được khai thái từ một loại cây rất quen thuộc, đó là cây nghệ vàng.

Ngoài tác dụng làm thực phẩm, cây nghệ vàng cho hai vị thuốc:

    1. Khương hoàng: Là thân rễ [căn hành], thường gọi là "củ nghệ";

    2. Uất kim: Là rễ củ [căn khối], thường gọi là "củ con", "dái nghệ", ...

Theo Đông y: Uất kim có vị cay, đắng, tính hàn [lạnh]; vào 3 kinh Tâm, Can và Đảm. Có tác dụng hành khí, giải uất, lương huyết [mát máu] và phá ứ. Chủ trị các chứng thổ huyết, đổ máu cam, đái ra máu, kinh nguyệt nghịch lên [nghịch kinh], đau ngực, đau sườn, viêm gan vàng da, sỏi mật, ...

Để thay thế một vị thuốc, trước tiên cần biết rõ tác dụng của nó. Trong Đông y, tùy theo tác dụng, các vị thuốc được phân thành các "loại" và các "nhóm" khác nhau.

Ví dụ, loại thuốc "giải biểu" [giải cảm] bao gồm 2 nhóm thuốc là thuốc "giải phong hàn" [chữa cảm lạnh] và thuốc "giải phong nhiệt" [chữa cảm nóng]; loại "thuốc bổ" bao gồm 4 nhóm thuốc là thuốc "bổ khí", thuốc "bổ huyết", thuốc "bổ Dương", thuốc "bổ Âm" ...

Khi thiếu một vị thuốc nào đó, trên lâm sàng thường thay thế bằng vị thuốc trong cùng một nhóm.

Vị thuốc "uất kim" được xếp vào nhóm thuốc "hoạt huyết chỉ thống" [thúc đẩy tuần hoàn máu, chống đau], trong loại thuốc "hoạt huyết hóa ứ" [thúc đẩy tuần hoàn máu và giải trừ huyết ứ].

Trong nhóm thuốc "hoạt huyết chỉ thống", cùng với "uất kim" còn có các vị thuốc như "xuyên khung", "diên hồ sách", "khương hoàng", "nhũ hương", "một dược", "ngũ linh chi", ...

"Khương hoàng" và "uất kim" được khai thác từ cùng một loại thực vật, chỉ có bộ phận sử dụng là khác nhau. "Uất kim" và "khương hoàng" cùng nằmg trong nhóm thuốc "hoạt huyết chỉ thống"; đều có tác dụng hoạt huyết tán ứ, hành khí chỉ thống; đều sử dụng chữa ngực sườn đau tức do khí trệ huyết ứ, bế kinh, thống kinh [hành kinh đau bụng], ...

Về tính năng, "khương hoàng" vị cay, tính ấm [ôn], có tác dụng hành khí tán ứ mạnh; trên lâm sàng thường dùng chữa các chứng huyết ứ do hàn ngưng khí trệ, tác dụng tốt nhất. Còn "uất kim" vị đắng tính lạnh, có tác dụng phá ứ tán kết, đồng thời còn có thể lương huyết [mát máu], nên trên lâm sàng sử dụng chữa các chứng huyết ứ có kèm theo những biểu hiện thuộc chứng nhiệt.

Tóm lại, "khương hoàng" và "uất kim" đều dùng chữa các chứng "huyết ứ"; nếu là "chứng hàn" thì nên dùng "khương hoàng", còn nếu là "chứng nhiệt" nên dùng "uất kim".

Như vậy, để thay thế vị thuốc "uất kim", nói chung bạn có thể sử dụng vị thuốc "khương hoàng" [củ nghệ], đồng thời phối hợp thêm với một số vị thuốc có tác dụng lương huyết; tốt nhất nên có sự tư vấn của thầy thuốc chuyên về Đông y.

Lương y HƯ ĐAN

Uất kim là phần rễ phình ra từ thân củ cái của cây khương hoàng [Curcuma aromatica Salisb.] hoặc cây nghệ [Curcuma longa L.], thuộc họ gừng [Zingiberaceae].

Sau khi thu hoạch, người ta tách riêng thân củ cái và củ con. Thân củ cái được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim. Cần chú ý khi dùng.

Theo nghiên cứu của y dược học hiện đại, củ nghệ giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu; chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột; kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và ngăn ngừa ung thư; khử khuẩn và mau lành vết thương.

Uất kim chứa coumarin, tinh dầu thuộc nhóm monoterpen, carbonhydrat, caroten, chất vô cơ… Theo Đông y, uất kim vị cay hơi ngọt, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can. Có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, hành khí giải uất, thanh nhiệt lương huyết, lợi đởm thoái hoàng. Chữa các chứng sườn đau, đau kinh, kinh nguyệt không đều, trưng hà tích tụ; các chứng thổ huyết, nục huyết, niệu huyết, chảy máu cam; trị thấp nhiệt hoàng đản… Liều dùng: 6 - 12g. Dùng sống hoặc sắc lấy nước.

Một số bài thuốc có uất kim:

Trừ ứ, giảm đau. Trị bụng ngực đau nhức do khí trệ huyết ứ, nhất là khi do viêm gan cấp và mạn tính. Dùng bài Sơ can hoàn: uất kim 12g, đan sâm 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, trạch tả 12g, hoàng tinh 12g, sơn dược 12g, sinh dược 12g, rễ cây chàm 12g, sơn tra 10g, thần khúc 10g, tần giao 10g, hoàng kỳ 16g, nhân trần 16g, cam thảo 8g. Các vị nghiền chung thành bột mịn để làm hoàn nước hoặc sắc uống. Mỗi lần 8g, uống trước bữa ăn sáng và tối, chiêu bằng nước đun sôi còn ấm. Uống 6 ngày thì nghỉ 1 ngày. Mỗi đợt điều trị 6 - 8 tuần, nghỉ 1 tuần sau đó uống tiếp lần sau. Trị đau nhức do viêm gan mạn tính, sơ gan thời kỳ đầu, viêm gan trúng độc.

Thông lợi gan, giải uất. Trị can đởm uất kết, ngực trướng đau, kinh nguyệt không đều, khi hành kinh đau bụng, sữa căng …

Bài 1 - Tuyên uất thông kinh thang: uất kim 12g, sài hồ 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, đơn bì 12g, hoàng cầm 12g, hương phụ 8g, chi tử 8g, bạch giới tử 6g. Sắc uống. Trị đau bụng trước khi hành kinh, hoặc đau do uất gan, dạ dày.

Bài 2: kê nội kim 16g, kim tiền thảo 20g, uất kim 12g, hồ tào 20g, hải kim sa 20g. Sắc uống. Trị sỏi mật.

Thanh tâm an thần:

Bài 1 - Hoàn uất kim: uất kim 7 phần, phèn chua 3 phần. Nghiền với nhau thành bột mịn, thêm nước làm hoàn. Mỗi lần 4-8g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi còn ấm hoặc với nước sắc xương bồ. Trị động kinh.

Bài 2: thạch xương bồ tươi 4g, uất kim 6g, cúc hoa 6g, lá tre 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, trúc lịch 12g, chi tử sao 8g, đan bì 8g, hoạt thạch 16g, nước ép gừng tươi 4g. Sắc uống. Uống kết hợp với tử kim đĩnh [2g]. Trị đờm bẩn lấp phủ khiếu của tâm sinh mất trí nói mê.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người âm hư không ứ trệ không được dùng. Uất kim sợ đinh hương.

Tên khoa học: Curcuma longa L. – Zingiberaceae

1. Chữa táo bón

Cho 10g uất kim vào trong 500ml nước, đun sôi 30 phút. Lượng trên đây đủ uống trong một ngày. Làm ngày nào uống hết ngày đó.

2. Chữa bệnh viêm gan mạn tính

- Thể can nhiệt tỳ thấp: Viêm gan có vàng da kéo dài [Đông y gọi là âm hoàng]. Người bệnh thường thấy đắng miệng không muốn ăn, bụng đầy trướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, đau nóng ở vùng gan, da sạm tối. Tiểu tiện ít, vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, kiện tỳ trừ thấp.

Bài thuốc: Nhân trần 20g, chi tử 12g, uất kim 8g, ngưu tất 8g, đinh lăng 12g, hoài sơn 12g, ý dĩ 16g, biển đậu 12g, rễ cỏ tranh 12g, sa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Thể can uất tỳ hư, khí trệ: Hay gặp ở viêm gan mạn do viêm gan siêu vi. Người bệnh có biểu hiện mạng sườn phải đau, ngực sườn đau tức, miệng đắng, ăn kém, người mệt mỏi, đại tiện phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Phép chữa là sơ can kiện tỳ lý khí.

Bài thuốc: Rau má 12g, mướp đắng 12g, thanh bì 8g, chỉ thực 8g, uất kim 8g, hậu phác 8g, ý dĩ 16g, hoài sơn 16g, biển đậu 12g, đinh lăng 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Thể khí trệ huyết ứ: Hay gặp ở thể viêm gan mạn có kèm theo hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ. Người bệnh có biểu hiện sắc mặt tối sạm, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn kém, tuần hoàn bàng hệ ở bụng, đại tiện phân nát, nước tiểu vàng ít, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác. Phép chữa la sơ can lý khí hoạt huyết.

Bài thuốc: Kê huyết đằng 12g, cỏ nhọ nồi 12g, uất kim 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, chỉ xác 8g, sinh địa 12g, mẫu lệ 16g, quy bản 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

3. Dùng ngoài

Giã đắp vào những vết thương bầm dập, ung nhọt,… đỡ đau hoặc đã lở loét không lành.

4. Chữa viêm loét dạ dày

- Nghệ tươi 20-30g [củ cái càng tốt] bẻ vỡ, gãi dập vắt lấy nước hoặc xay vụn. Mật ong 5-10g, khoảng một thìa cà phê [5g] hay một thìa canh [10g] hấp vào nồi cơm ăn hằng ngày vào lúc 10 giờ sáng hoặc 10 giờ tối [trước đi ngủ] hay khi dạ dày rỗng. Bài thuốc này không những làm hết viêm loét dạ dày mà còn giúp thông ứ, hành huyết,…- Bột nghệ khô 5-10g. Mật ong một thìa cà phê [5g], nước ấm 100ml pha uống vào lúc đói

5. Với trẻ hay bị chảu máu cam:

Bột uất kim một ít, dùng bông thấm bột này nhét vào mũi – cầm rất nhanh. Cho uống: Bột uất kim 5g/lần với nước ấm sẽ tăng độ bền mạch máu có thể phòng bệnh được.

6. Trị sỏi gan, sỏi mật:

Uất kim, phèn chua đồng lượng 10g. Hai vị tán bột uống ngày một thang, trước bữa ăn. Nếu có mật gấu gia thêm thì càng tăng công hiệu.

7. Trị bế kinh đau bụng:

Uất kim 15g, huyền hồ 10g. Cả hai đều chích giấm. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, uống trước bữa ăn. Uống 2 - 3 tuần.

8. Trị trướng bụng, đau bụng:

Khương hoàng hoặc uất kim, hương phụ, sài hồ, đồng lượng 9 - 12g. Sắc uống hoặc làm thuốc bột, ngày một thang, uống trước bữa ăn 1 - 1,5 giờ.

Video liên quan

Chủ Đề